7. Cấu trúc của luận văn
3.1. Khai thác xung đột giữa con người với hoàn cảnh sống toả chiết
chiết nhu cầu riêng tư
Nếu như trước đây, ở ta, giai đoạn 1945 - 1975 là giai đoạn văn học của những sự kiện lịch sử, của số phận toàn dân, của chủ nghĩa anh hùng. Nhân vật trung tâm là những con người đại diện cho giai cấp, dân tộc, thời đại. Ở những họ là sự kết tinh chói lọi phẩm chất cao quý của toàn thể cộng đồng, dân tộc. Họ là những bức tượng đài mỹ lệ của thời đại. Ở họ đầy những phẩm chất tốt đẹp, sẵn sàng hi sinh quyền lợi cá nhân cho dân tộc, có sự xác định chọn lựa cao cả: vì sự nghiệp cao cả của cách mạng. Cũng chính vì vậy, văn học cách mạng 1945 - 1975 chủ yếu tập trung khai thác những mối xung đột cơ bản: ta - địch; toan tính cá nhân - lợi ích, lẽ sống của cộng đồng; xung đột giữa sự chọn lựa các con đường, giữa làm ăn cá thể hay tập thể v.v.. hơn là những xung đột phức tạp của cuộc sống con người cá nhân. Trong văn học cách mạng, chúng ta bắt gặp những kiểu hình tượng con người đơn giản, gọn nhẹ, rạch ròi như thế. Đó là: Núp, chị Sứ, Cà My, Cà Xợi, chị Tư Hậu, chính ủy Kinh, Lượng, v.v.. trong đấu tranh cách mạng; những chị Hiên, Trọng, Quyện, Chấm v.v.. nhiệt tình, hồ hởi, tin tưởng vào con đường làm ăn hợp tác. Mỗi nhân vật được thể hiện trong tác phẩm là những con người đứng ở tư cách công dân hơn là tư cách cá nhân. Họ sẵn sàng xả thân hi sinh vì nghĩa lớn là đất nước hòa bình - thống nhất, dân tộc độc lập, miền Bắc tiến lên chủ
nghĩa xã hội. Mỗi con người tự xác định sự sống còn của đất nước cao hơn những gì thuộc về cá nhân. Hiển nhiên, ý thức cá nhân bị lu mờ trước ý thức cộng đồng, tập thể. Họ sẵn sàng hi sinh quyền lợi cá nhân (vật chất, tuổi trẻ, ước mơ, sự nghiệp, hoài vọng...) để “nhập cuộc” theo kiểu Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu/ Dấn thân vô là chịu cảnh tù đày/ Là gươm kề tận cổ, súng kề tai/ Là thân sống chỉ coi còn một nửa (Tố Hữu) mà vẫn hiên ngang ca hát trong niềm tự hào, hân hoan, tin tưởng. Đó là hình ảnh một chị Tư Hậu (Một chuyện chép ở bệnh viện - Bùi Đức Ái) sẵn sàng hi sinh tình cảm cá nhân, quên đi tình mẫu tử để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng giao phó. Còn chị Sứ (Hòn Đất), thay vì kêu gọi anh em đầu hàng để mình được sống, chị đã dũng cảm nhận lấy cái chết về mình. Hành động hi sinh của chị Sứ không chỉ để giữ vững niềm tin cho anh em trong hang tiếp tục chiến đấu, mà còn nhằm đốt thêm ngọn đuốc căm thù của đồng bào xứ Hòn đối với bè lũ Mỹ - ngụy. Má Sáu để con mình chọn lấy cái chết hơn là phản bội lại cách mạng. Cà My chịu cho bọn giặc hãm hiếp để mang được cơm vào tiếp tế cho những người cách mạng chiến đấu trong hang Hòn. Và “chừng nào mấy chú ra khỏi hang” [30, 231] Cà My mới chịu nói hoàn cảnh đáng thương của mình. Đặc biệt, trong
Hòn Đất, chúng ta còn bắt gặp một bà mẹ, một người em gái chọn lựa cao cả giữa tình cảm cá nhân (mẹ con, anh em máu mủ) và lợi ích cách mạng. Trước những tội ác man rợ “mổ bụng, ăn gan người rất lẹ” của thằng Xăm, thay vì tình anh em máu mủ, Cà My đã đã thề “sống mái” với nó để trả thù cho cách mạng - mặc dù thằng Xăm rất thương Cà My; còn bà Cà Xợi - mẹ thằng Xăm - cũng lập mưu giết chết nó, miễn là đem lại lợi ích cách mạng, đem lại cuộc sống yên lành cho bà con xứ sở. Một lão Am (Cái sân gạch) “cứng đầu cứng cổ” vậy nhưng cuối cùng cũng thôi tiếc “con trâu to” để vào hợp tác, đi vào con dường làm ăn tập thể như mọi người. Đào Vũ viết Cái sân gạch, thông qua những trăn trở, tính toán có tính chất cá nhân của nhân vật lão Am là để
nói lên sự lựa chọn một con đường làm ăn đúng đắn: nên hay không nên vào hợp tác xã, làm ăn cá thể hay hợp tác. Lão Am - một người nông dân chân chất, có đầu óc thực tế kinh tế nên rất “dị ứng” với kiểu làm ăn hợp tác. Lão tính toán một cách chi li, kín kẻ, chính xác từ miếng cơm đến hớp nước. Nhà lão có ba lao động, một con trâu tợn, thêm nữa là “cái lò rèn của lão bên chợ Miết phọt phẹt cũng mỗi tháng thu ngót cũng vài vạn bạc”, “thì cơ nghiệp này chả mấy chốc lập nên”. “Lương ăn đã đảm bảo, tiền bố con lão làm lò rèn sẽ là tiền để ra. Chợ Miết trước hai lò, nay còn một, việc có dư. Lão sẽ mượn thêm một tay cứng nữa, tháng tháng có khi cũng để ra được vài vạn. Thông đồng bén giọt, chỉ một năm là gây nổi cơ đồ” [97, 39] chả gấp vạn vào cái “hợp tác với hợp tộ”. “Già sắp xuống lỗ rồi không biết và lấy miếng cơm vào miệng, cắm lấy bụi lúa mà ăn còn phải đi làm theo cái kẻng của các anh các chị”. Hóa ra lão Am đã nhầm. Cả thôn Cầu Quay hầu hết người ta đã vào hợp tác, vào con đường làm ăn tập thể. Ở đó mọi người hăng say lao động, hưởng công điểm với niềm vui phơi phới. Mô hình làm ăn tập thể, “làm ăn có lãnh đạo”, ruộng nào cấy trước ruộng nào cấy sau “người ta có kế hoạch” [97, 57]; có xưởng thủ công sản xuất cày bừa cuốc xẻng; có trại chăn nuôi mà bằng chứng là trên tỉnh người ta vừa đem về cho cái xã tiên tiến của lão hai con lợn giống một đực một cái đẹp như tranh đang đứng lồ lộ kia kìa; rồi sẽ tiến từ “hợp tác xã bậc thấp” lên “hợp tác xã bậc cao”. Lão lạc hậu rồi. Lão thấy mình lẻ loi quá. Không sớm thì muộn lão cũng sẽ vào hợp tác thôi.
Khác với văn học cách mạng 1945 - 1975 chuyên khai thác các mối xung đột: ta - địch, toan tính cá nhân - lợi ích cộng đồng, chọn lựa giữa con đường đúng - con đường sai v.v.., các nhà văn Việt Nam thời kỳ đầu Đổi mới không đề cập đến những mối xung đột có tính chất chung, khuôn mẫu nữa, mà là đề cập đến những xung đột mang tính riêng tư, in đậm dấu ấn và quyền lợi cá nhân cá tính trong cuộc sống đời tư, đời thường.
Trong Mùa lá rụng trong vườn, tuy cùng một gia đình, nhưng nhận thức khác nhau, trình độ văn hóa khác nhau đã tạo nên ở mỗi cá nhân một tính cách tương đối biệt lập. Ông Bằng là nhân viên bưu điện, thầy giáo, rồi làm báo. Ông không phải là “anh tài” nhưng chỉn chu với nghề, chịu khó góp nhặt nên ông có một vốn kiến thức sách vở khá sâu rộng. Ngược lại, Lý mới “học hết lớp ba”, ở nhà là “bà quản gia” của gia đình, việc làm ở cơ quan là trông kho kiêm chạy vật tư cho xí nghiệp - hoàn cảnh làm việc luôn va chạm với vật chất và môi trường thực tế thô ráp. Đông - trung tá về hưu, sống đơn giản một chiều khép kín, môi trường sống chủ yếu là quân đội gắn liền với những nguyên tắc khô cứng, giản đơn. Còn Luận và Phượng đều tốt nghiệp đại học. Một người làm nhà báo tư duy trừu tượng, giàu tính triết lí, triết học; một người làm nhân viên kế toán, tư duy cụ thể, thực tế. Vợ Cừ là công nhân dệt chiếu, ít học. Chị Hoài làm chủ nhiệm hợp tác xã, mang đậm bản chất một người phụ nữ nông thôn thuần hậu, thủy chung... Mỗi người một cảnh sống, một ngành nghề khác nhau. Nếu Luận và Phượng chỉ coi vật chất là cái cần thiết để tồn tại, đạo lí và tinh thần mới là cái lớn hơn, thì Lý lại là người coi vật chất là mục đích cuối cùng. Tiền trở thành triết lí sống của cô. “Tiền! Tiền! Tiền là trên hết!”, “Đời chỉ là một chữ T thôi”.
Trong gia đình ấy, bên cạnh những thành viên mẫu mực, hiếu thuận, cũng có những cá nhân sống tách rời, đi ngược lại với truyền thống gia đình như Cừ. Vốn là kẻ “trông người đã có sắn cái mầm hư hỏng”, Cừ sinh ra được sự giáo dục nghiêm khắc của bố mẹ cùng những tình cảm thương yêu của tất cả các anh chị em trong gia đình, nhưng trong thâm tâm Cừ vẫn “coi đạo đức là con số không vô nghĩa”. Mọi lời khuyên bảo, dạy dỗ của bố mẹ đối với Cừ chỉ là hành động “đạo đức giả”. Vậy nên, dù bị đánh đập, chửi mắng, dọa nạt đủ điều Cừ vẫn chứng nào tật ấy. Cừ vào quân ngũ, tị nạnh người em trai là Cần đi du học nước ngoài lại vừa ỷ thế bố mẹ thương chiều, ra sức kêu gào
đói khổ, ăn chơi phách lối, yêu đương trai gái... rồi có con, lấy vợ. Giải ngũ về làm ở một xưởng cơ khí, Cừ trốn ra nước ngoài và trở thành thằng “phản động”, rồi tự kết liễu cuộc đời mình ở chốn tha hương. Nguyên nhân do đâu mà Cừ như vậy? Đó là cuộc sống mới, là nền kinh tế thị trường thực dụng, tàn nhẫn, vô đạo đã ánh hưởng đến nhận thức của Cừ. Một lối sống thực dụng, vô ơn, tàn nhẫn, vô giáo dục đang hình thành ở con người này. Cừ đạp lên trên mọi giá trị đạo đức, luân lý và sống theo quan niệm hưởng thụ cá nhân. Đúng như Luận đã rút ra: “Rõ ràng là có một lối sống đang có nguy cơ hình thành: Coi tất cả chuẩn mực đạo đức là giả trá, vô bổ, vô lý, coi tất cả các quan hệ tình cảm thiêng liêng với Tổ quốc, gia đình, bố mẹ, anh chị em là vô nghĩa” [42, 34]. Ma Văn Kháng chỉ gián tiếp xây dựng hình tượng nhân vật Cừ, song người đọc có thể thấy đó là một đại diện cho một lớp người mới trong xã hội hiện đại, có nhiều pha tạp, lai căng, ích kỷ, quan niệm sai lầm về đạo đức cũng như những giá trị tinh thần, trượt dài mãi trên cái dốc hư hỏng, hưởng thụ cá nhân, nổi loạn và bết tắc không lối thoát. Luận đã rất tinh ý khi nhận xét rằng: “Chuyện thằng Cừ là một hiện tượng xã hội đáng để ta phải suy nghĩ. Có một loại người do hoàn cảnh ngang trái, từ nhỏ đã ấp ủ những quan niệm sai về đạo lý rồi cứ trượt mãi, cuối cùng thế nào cũng nỗi loạn, phủ nhận những tình cảm nhân văn, tôn sùng lối sống vị kỷ. Cuối cùng của nổi loạn là bế tắc!” [42, 212 - 213].
Ma Văn Kháng đã cho người đọc thấy được những xung đột của những cá nhân với những môi trường sống khác nhau. Trong một gia đình cá tính phải được tôn trọng, nhưng cá tính đó phải dựa trên nền tảng đạo lý có sẵn và không đi ngược những chuẩn mực thông thường của đời sống.
Trong gia đình ông Bằng, nếu Cừ là một đứa con “nổi loạn” lệch lạc, luôn sống ngoài quy tắc gia đình; Luận, Phượng, chị Hoài, ông Bằng, Cần, rồi Vân nữa, luôn ưu ái những giá trị tinh thần; thì Lý lại là một người luôn chạy
theo, ganh đua với những giá trị vật chất. Bắt đầu bằng việc chi tiêu vay mượn của gã trưởng phòng vật tư, những chuyện đi giải tỏa hàng ở Hải Phòng, tìm nguồn hàng ở Sài Gòn, Lý đã vật chất hóa từ chuyện ăn mặc đến xử sự trong gia đình. Sự xuất hiện của Phượng và vợ Cừ, hai cô em dâu mới đối với Lý là một sự không an toàn vật chất vì nỗi lo hai em chiếm mất căn hộ của thằng Dư con trai mình. Lý đã dám bỏ ra tiền ngàn để sắm Tết, mua cây quất năm trăm bạc, trong khi đó Luận và Phượng chỉ dám tiêu dùng tằn tiện trong số lương ít ỏi. Cả nhà đều hướng tới vẻ đẹp tinh thần thì Lý luôn miệng kêu: “Chưa thấy cái nhà nào như cái nhà này, chỉ thịnh đạo lí sách vở thế thì suốt ngày đói nghèo là phải”. Nếu Phượng là con người đạo lý, đùm bọc cưu mang vợ con Cừ, không muốn vợ Cừ đi buôn vì danh dự của gia đình, thì Lý lại nghĩ khác: “Danh dự! Danh dự thì lên thẳng tòa án áo đỏ áo đen mà kiện chứ. Nói thật đời này lắm anh sĩ không phải lối. Động một tí là lên án vật chất. Không có vật chất thì sống bằng cái gì? Là người phải biết làm ra tiền, phải biết sinh lợi, biết làm kinh tế chứ!” [42, 284]. Chính vì thế trong gia đình ông Bằng luôn luôn hình thành gần như hai lối sống đối lập, xung đột, mà Lý một mình làm một bên. Không gian sống chật chội, dễ gây xung đột, bất hòa, va chạm lẫn nhau. Cái không gian sống đó hoàn toàn bóp nghẹt con người, cướp đi quyền tự do cá nhân. Lý nói gì cũng phải nhìn trước ngó sau, chưa tính đến mình đã phải nghĩ đến người khác, cuối cùng chị phải giành giật một cách nhẫn tâm, thô bạo: “...Cái mành trúc này. Cái thảm đay này. Cái gương này. Bộ trúc quân tử này... Giật. Cuốn. Tháo...”. “Lý quay ngoắt, thoăn thoắt leo lên gác. Chị xộc vào buồng ông Bằng, mở cửa, đóng cửa thình thịch. Rồi chạy huỳnh huỵch về buồng mình”. “Lý đã giần giật tia lửa man dại. Chị nhẩy vào giữa đống chăn màn đồ dùng mới đem từ buồng ông Bằng xuống, chân giẫm đạp liên hồi, đành hanh và trợn trạo” [42, 232 - 233 - 234]... Lý thách thức “thằng nào con nào đến đây ở”. “Buồng này là của tôi! Là của tôi! Là
của thằng Dư!” con tôi. “Vểnh tai lên mà nghe rõ chưa, hả!” [42, 234]. Những hành động mạnh mẽ, quá quắt có phần thiếu văn hóa này của Lý, suy cho cùng đó cũng là sự thúc bách của những nhu cầu cá nhân trước nguy cơ không gian sống bị thu hẹp, là sự đấu tranh cho cuộc sống cá nhân.
Khác với Ma Văn Kháng viết về muôn vàn những nhu cầu, mâu thuẫn của cuộc sống cá nhân ở thời hiện tại, hiện đại, Dương Hướng lại đưa nhân vật của mình về thời kháng chiến đã qua để nhằm hướng độc giả nhận thức lại, nhìn nhận lại một thời đã qua đã hoàn toàn bóp nghẹt ý thức cá nhân.
Trong Bến không chồng, như chúng tôi đã trình bày ở phần trên, có thể nói hình ảnh làng Đông của Nguyễn Vạn chính là cái xã hội miền Bắc Việt Nam thời chiến thu nhỏ lại. Đó là một môi trường hoàn toàn không có chỗ cho lợi ích riêng tư tồn tại. Từ gia đình ông Khiên, gia đình chị Nhân,... đến gia đình ông Xung, từ lớp người già đến thế hệ trẻ như Nghĩa, Hạnh, Dâu, Thắm, Thành, Cúc, v.v.. đều phải hi sinh quyền lợi cá nhân cho cuộc kháng chiến chống giặc cứu nước vĩ đại của dân tộc. Trong số những con người đó, tiêu biểu là nhân vật Nguyễn Vạn. “Không ai nhìn thấy chú tán tỉnh đàn bà bao giờ” [41, 147]. Với chị Nhân, người đàn bà mà Vạn thấy gần gũi, đã có lần trong âm thầm Vạn thốt lên: “Tôi yêu chị đấy, từ lâu rồi, chị có dám không?” rồi lại tự trả lời ngay rằng: “Không! Không bao giờ lại xảy ra điều khủng khiếp ấy. Trên đời này còn bao nhiêu chuyện ràng buộc: Danh dự, uy tín...” [41, 146]. “Từ sự kiện từ đường họ bị cháy, chú Vạn phải để cho Hạnh về ở với mẹ. Cả họ Nguyễn đều bất bình về quan hệ “mờ ám” của chú Vạn với mẹ cái Hạnh. Người ta bảo các cụ Tổ nổi giận vì cả họ đã để cho Nguyễn Vạn vi phạm vào lời nguyền của cụ Tổ. Nguyễn Vạn không duy tâm, người chiến sĩ cách mạng không được tin vào thần thánh ma quỷ. Chẳng có thần thánh ma quỷ nào phạt được Vạn. Vạn không sợ thần thánh mà chỉ sợ làm sai lời Đảng dạy... Lâu nay Vạn xét lại lòng mình và thấy rằng Vạn đã yêu
thương chị Nhân. Đấy là do những phút giây yếu hèn không kìm nén được. Lí