Virus là một sinh vật chuyên ký sinh muốn tồn tại phát triển trong tự nhien phải có vật chủ trung gian, quá trình virus thực vật từ một cây chuyển sang hoặc khuếch tán ra gơi lá sự lây lan ( transmission) còn quá trình từ cục bộ một cây chuyển sang cục bộ khác trong cây gọi là sự chuyển dịch hay di chuyển ( movement). Phơng thức lây lan đợc chia ra 2 loại lây lan có môi giới ( vector) và lây lan không môi giới. Lây lan có môi giới là nhờ hoạt động của sinh vật khác mà lây lan xâm nhiễm. Môi giới có 2 loại động vật và thực vật.
Virus thực vật trên lá thờng phân bố không đều là do sự đề kháng của cây chủ.Nói chung mô phân sinh của cây sinh trởng tốt rất ít có virus, nh đầu thân , đầu rễ cũng qua mô phân sinh nuôi dỡng mà không có virus. Hầu hết virus thực vật di chuyển rất xa thông qua tầng bần (phloem). Sau khi virus vào trong phloem di chuyển rất nhanh. Sự di chuyển đó không phải hoàn toàn bị động, nếu không có protein phiên mã virus thì sự vận chuyển đó không thể phát sinh.
(1) Phơng thức lây lan virus thực vật thờng có:
Thông qua hạt giống và vật sinh trởng dinh dỡng. Thực ra không phải tất cả hạt giống đều có thể lây lan. Một số loài thuộc họ đậu, họ cúc có thể lây lan qua hạt.
Thực tế là do cây bị hại hoặc hạt mang virus.
Một số vật liệu sinh sản dinh dỡng ( nh củ, cành ghép, cành giâm) từ cây bị bệnh luôn luôn là nguồn xâm nhiễm của virus.
(2) Lây lan qua tiếp ghép. Khi tiếp ghép cây mang bệnh thờng là nguồn lây lan bệnh. Cho nên chọn cây không bị bệnh để tiếp ghép là biện pháp đề phòng bệnh virus.
(3) Dây tơ hồng thờng làm cầu nối cho bệnh virus lây lan.
(4) Lây lan cơ giới( nhựa cây) Thông qua các vết thơng nhỏ khi vận chuyển cây con, tỉa cành, cắt cây...đều có thể làm lây lan bệnh virus.
(5) Lây lan qua đất. Một số loài virus lây qua đất nh TMV, do tính ổn định mạnh có thể sống trong đất lâu, nên có thể lây lan.
(6) Lây lan qua côn trùng. Hầu hết các loài côn trùng miệng chích hút nh rệp, ve lá, rận phấn, bọ trĩ làm môi giới lây lan
Tính chuyên hoá côn trùng lây lan: một số loài côn trùng nh rệp ve lá có tính chuyên hoá mạnh. Một số loài nh rệp lại có tính chuyên hoá yếu. Ve lá thờng chỉ làm lây lan một loại bệnh, nhng rệp lại có thể lầm lây lan trên 100 loại bệnh virus.
Tính thời gian của virus trong côn trùng: sau khi côn trùng hút chất độc virus có thể giữ tính độc lâu hay mau quyết định bởi tính chất virus và môi giới côn trùng. Ngời ta chia ra 3 loại: Không lâu ( lập tức lây lan rồi mất khả năng truyền độc) , nửa lâu ( mấy ngày đến mời mấy ngày mới mất tính độc, virus không sinh sản trong côn trùng) và lâu (mấy tháng, virus sinh sản trong cơ thể côn trùng thậm chsi đến lứa sau vẫn có thể lây lan truyền chất độc).
Thí nghiệm sự lây lan là một biện pháp tất yếu của việc giám định virus, bởi vì ta phải chứng minh sự tốn tại của virus gây bệnh phải cấy lên cây khoẻ. Đồng thời quy luật lây lan cũng là một cơ sở để tiến hành phòng trừ.Và virus đợc bảo tồn thế nào chúng liên quan trực tiếp với phơng thức khuếch tán và lây lan. Cho nên muốn xác định một phơng pháp phòng trừ nhất thiết phải tìm hiểu đặc điểm lây lan. Ngoài ra, trong môi giới lây lan mối quan hệ phức tạp giữa virus-môi giới-cây chủ có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu sinh vật học.