Cuộc đấu tranh nhằm thu hồi tài nguyên dầu mở trớc khi OPEC thành lập

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu về tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (opec) (Trang 27 - 29)

nhiều và quá trình đấu tranh đó đến nay vẫn đợc tiếp tục. Khi tìm hiểu, nghiên cứu quá trình đấu tranh của một tổ chức hơn nữa lại là tổ chức có một bề dày lịch sử nh OPEC thông thờng ngời tìm hiểu, nghiên cứu phải trình bày một cách cụ thể về vấn đề này. Nhng trong phạm vi của một khoá luận tốt nghiệp và nguồn tài liệu thu thập đợc còn hạn chế nên chúng tôi chỉ trình bày một cách phác thảo về quá trình đấu tranh của OPEC trong việc thu hồi nguồn tài nguyên dầu mỏ. Về đại thể, có thể chia cuộc đấu tranh nhằm thu hồi nguồn tài nguyên dầu mỏ của OPEC có thể chia thành các giai đoạn sau đây: Cuộc đấu tranh nhằm thu hồi tài nguyên dầu mỏ trớc khi thành lập OPEC; giai đoạn từ khi thành lập đến 1970, giai đoạn từ 1970 đến 1973, giai đoạn từ 1973 đến 1991, giai đoạn từ 1991 đến 2003, giai đoạn từ 2003 cho đến nay. Sự phân chia thành các giai đoạn trong cuộc đấu tranh của OPEC nh trên cũng chỉ có tính chất t- ơng đối.

2.2.1. Cuộc đấu tranh nhằm thu hồi tài nguyên dầu mở trớc khi OPEC thành lập thành lập

Yếu tố khiến các nớc sản xuất dầu xích lại gần nhau không những là các nớc này cùng chung một nguồn tài nguyên quí giá đó là dầu mỏ - vốn đợc tôn xng là nguồn vàng đen, mà còn là ở chỗ các nớc này cùng chịu chung số phận

đó là sự bóc lột của các công ty độc quyền dầu lửa quốc tế, tiêu biểu là 7 công ty “Anh em”.

Tình hình thuận lợi sau Chiến tranh thế giới thứ hai với sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa và sự lớn mạnh của phong trào giải phóng dân tộc, đã tạo điều kiện cho các nớc sản xuất dầu tiến hành đấu tranh, tiến hành tập hợp lực lợng để tiến tới thành lập tổ chức chung cho các nớc sản xuất dầu. Quy luật có áp bức (dù là áp bức trên mặt nào) có đấu tranh là quy luật xa nay có lẽ không cần phải bàn nhiều.

Mở đầu cuộc đấu tranh là sự kiện Vênêzuêla. Tại Vênêzuêla, Chính phủ mới lên cầm sau cuộc đảo chính năm 1945 đã áp dụng một loại thuế đặc biệt, buộc các công ty độc quyền phải trả 50% lợi nhuận cho Chính phủ Vênêzuêla. Và kết quả của cuộc đấu tranh là 3 năm sau tỷ lệ chia lãi đợc xác định là 50/50. Và để tránh khỏi bị đơn độc Vênêzuêla đã tiến hành các hoạt động ngoại giao thiết lập những mối liên hệ đầu tiên đợc giữa các quốc gia sản xuất dầu. Lợi ích dầu lửa trở thành một cầu nối ngoại giao quan trọng của các nớc sản xuất dầu ở Trung Đông, châu á, Mỹ La tinh và Bắc Phi mà những nớc đầu tiên là Irắc, Iran, Côóet, Vênêzuêla.

Sự kiện Iran cũng đợc coi nh là một hiện tợng đột xuất của giai đoạn này. Ngày 15/3/1951, Thủ tớng Iran Mốtxađét đã có một hành động cha bao giờ có trong lịch sử các nớc sản xuất dầu, đó là ra lệnh quốc hữu hoá công ty dầu mỏ Anh - Iran (B.P). Hành động cơng quyết của tân Thủ tớng đã đem lai cho Iran một khoản thu nhập tơng đối lớn, bằng tổng cộng thu nhập về dầu mỏ của Iran 50 năm về trớc. Nhng ngay lập tức, hành động này cũng bị các công ty độc quyền và các nớc đế quốc phản ứng một cách quyết liệt, đặc biệt là Anh và Mỹ vì hai nớc này có nhiều lợi ích trong lĩnh vực dầu lửa tại Iran. Và thái độ phản ứng của Anh, Mỹ ngay lập tức đợc thực tiễn hoá bằng việc lật đổ Chính phủ Mốtxađét, thiết lập lại trật tự cũ. Thất bại của cá nhân Mốtxađét và Chính phủ của ông là một thực tế chứng minh nhất thiết phải có sự ủng hộ, phối hợp giữa các quốc gia sản xuất dầu, sự đơn phơng trong nỗ lực tìm kiếm các phơng án gạt bỏ ảnh hởng của các công ty độc quyền đã không giải quyết đợc yêu cầu

mà còn bị thất bại nặng nề hơn. Các nớc đế quốc, các công ty độc quyền cấu kết với nhau để bòn rút nguồn tài nguyên thì thực tiễn lúc này các quốc gia sản xuất dầu cũng cần phải liên kết với nhau.

Quá trình tập hợp lực lợng của các nớc sản xuất dầu vẫn đợc tiếp tục với việc Liên đoàn ảrập thành lập các cơ quan chuyên trách nh Phòng dầu lửa, Uỷ ban chuyên gia dầu lửa.

Chất xúc tác có ý nghĩa quan trọng làm cho quá trình tập hợp lực lợng của các nớc sản xuất dầu ở Trung Đông, châu Mỹ La tinh, châu á, Bắc phi đợc kết tủa đó là việc các công ty độc quyền hạ giá. Tháng 2/1959, các công ty độc quyền hạ giá niêm yết 8%, tức là khoảng 18 xu/thùng. Tháng 8/1960, các công ty lại tiếp tục hạ giá thêm 6% nữa, tức là khoảng 9 xu/thùng. Việc hạ giá đã làm cho các nớc sản xuất dầu bị thiệt hại hết sức nghiêm trọng. Để ngăn chặn tình trạng này, theo sáng kiến của Irắc, tổ chức OPEC đã đợc thành lập vào ngày 14/9/1960 tại Bátđa (Irắc).

Nhìn chung, giai đoạn này các nớc OPEC cha làm đợc gì lớn trong việc thay đổi trật tự cũ, đáng kể nhất là sự kiện Iran nhng sau đó cũng thất bại. Nh- ng việc OPEC ra đời mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử của các nớc sản xuất dầu - giai đoạn các nớc cùng đứng trong một tổ chức và tiến hành đấu tranh vì lợi ích chung, gạt bỏ dần sự khống chế của các công ty độc quyền và các nớc tiêu thụ dầu lớn trên thế giới.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu về tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (opec) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w