Giai đoạn từ 1973 đến 1991.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu về tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (opec) (Trang 37 - 42)

Đây là giai đoạn lịch sử chứng kiến nhiều biến động dữ dội làm đảo lộn thế giới, tác động mạnh mẽ đến cục diện thế giới.

Bắt đầu là cuộc khủng hoảng năng lợng năm 1973. Cuộc khủng hoảng này đã nhanh chóng biến thành một cuộc khủng hoảng trên mọi mặt, có quy mô toàn thế giới. Nhân loại đứng trớc hàng loạt các thách đố lịch sử: đó là việc cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, dân số bùng nổ, ô nhiễm môi trờng, vấn đề tăng trởng kinh tế. Đứng trớc cuộc khủng hoảng, chủ nghĩa t bản đã nhanh chóng tìm cách thích nghi bằng việc đi sâu vào cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật, thay đổi cơ cấu kinh tế. Nhờ vậy, chủ nghĩa t bản đã nhanh chóng tăng cờng lực lợng và tiến hành cuộc tấn công toàn diện vào chủ nghĩa xã hội, các lực lợng hoà bình dân chủ trên thế giới.

Bớc vào những năm 70 của thế kỷ XX, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đã lâm vào khủng hoảng và tình hình không thể cứu vãn nổi vào cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là kết quả của những sai lầm cũ cộng hởng với những sai lầm mới. Sự việc đó, đã gây ra những tổn thất rất to lớn cho phong trào cách mạng thế giới.

Tại các nớc sản xuất dầu cũng chứng kiến những biến động mới của vùng đất này - vùng đất cha bao giờ ngớt tiếng súng xung đột. Tháng 10/1973, cuộc Chiến tranh Trung Đông lần thứ t bùng nổ làm cho ngời ta thất vọng về một khả năng hoà bình ở Trung Đông. Năm 1979, cuộc cách mạng Iran bùng nổ. Tiếp đó, 1980 - 1982 chiến tranh Iran - Irắc bùng nổ. Liên tiếp những biến động lớn tại khu vực này đã ảnh hởng to lớn đến ngành công nghiệp dầu lửa của OPEC nói riêng và của toàn thế giới nói chung.

Hoàn cảnh lịch sử mới đầy khó khăn đã đặt OPEC trớc một thách thức khó khăn hơn nhiều so với giai đoạn trớc. Nhng đây cũng là giai đoạn OPEC chuyển sang thế tiến công và khẳng định vị trí của mình trớc các công ty độc quyền và trong nền kinh tế thế giới.

Ngày 6/10/1973 cuộc Chiến tranh Trung Đông lần thứ t bùng nổ, giữa một bên là các nớc ảrập với một bên là Ixraen đợc Mỹ và một số nớc phơng Tây ủng hộ. Cuộc chiến tranh làm cho mâu thuẫn giữa các nớc ảrập với Mỹ và các nớc phơng Tây càng thêm gay gắt.

Để phản ứng trớc hàng động đó, các nớc OPEC đã tiến hành hội đàm tại Côóet, quyết định dùng dầu lửa làm vũ khí đấu tranh gây sức ép buộc các nớc phơng Tây phải yêu cầu Ixraen phải rút khỏi các lãnh thổ chiếm đóng và khôi phục các quyền chính đáng cho nhân dân Palextin. Các nớc OPEC quyết định nâng giá niêm yết lên 70% đồng thời cắt giảm sản lợng 5% sau đó tăng lên 15%. Đồng thời ra lệnh cấm vận dầu mỏ đối với những nớc nào ủng hộ cuộc chiến tranh của Ixraen.

Quyết định nâng giá niêm yết và cắt giảm sản lợng của OPEC đã làm cho thị trờng dầu mỏ bị xáo trộn. Đây là cơ hội cho các nớc OPEC nâng giá dầu. Vào thời điểm đó Vuênêzuêla đã nâng đợc 14,8 đôla/thùng, Nigiêria tăng lên 14,69 đôla/thùng. Trớc tình hình đó, các nớc sản xuất dầu ở Vịnh Ba T cũng không chịu thua kém, tiến hành hội đàm quyết định nâng giá dầu. Chính nhờ đó mà thu nhập của OPEC tăng lên đáng kể, năm 1974 đã tăng lên 96,300 triệu đôla - đó là một con số mà OPEC cha từng mơ tới.

Các công ty độc quyền dầu lửa quốc tế lợi dụng khủng hoảng năng lợng đã liên tiếp nâng giá dầu khiến cho thị trờng dầu lửa càng trở nên nóng bỏng. Năm 1973, lợi nhuận của 30 công ty dầu lửa lớn nhất của Mỹ đạt gần 10.000 triệu đôla. Riêng trong quý IV, khi các nớc ảrập thi hành lệnh cấm vận dầu mỏ thì lợi nhuận còn cao gấp bội.

Vào thời điểm đó, công ty Exxơn thu nhập 784 triệu đôla tăng 59% so với quý IV năm 1972. Công ty Texco thu nhập 454 triệu đôla tăng 70% so với quý IV năm 1972.

Sang năm 1974 tình hình năng lợng vẫn trong tình trạng căng thẳng vì nguồn cung không đáp ứng nổi nhu cầu, nên giá dầu tiếp tục leo thang. Giá dầu thô nhẹ tại Vịnh Pécxích đã tăng từ 3,29 đôla/thùng năm 1973 lên 11,58 đôla/thùng. Năm 1974, giá dầu là 12,36 đôla/thùng đến năm 1976 tăng lên 13.33 đôla/thùng.

Trong lúc đó, sản lợng khai thác dầu mỏ lại có khuynh hớng giảm xuống hoặc tăng chậm. ở Mỹ năm 1973 sản lợng xuống còn 463 triệu tấn (giảm gần 10%) nhng tiêu thụ dầu lửa tăng từ 757 triệu tấn lên 770 triệu tấn (tăng 50%).

Nhập khẩu của Nhật Bản trong thời gian đó cũng tăng từ 244 triệu tấn lên 292 triệu tấn. Còn ở Tây Âu tuy nhu cầu nhập khẩu có giảm xuống chút ít nhng khối lợng nhập khẩu vẫn rất lớn (Tây Đức năm1977 đã nhập 128 triệu tấn, Pháp nhập 122 triệu tấn).

Hậu quả của cuộc khủng hoảng đã làm ảnh hởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới. Cả guồng máy kinh tế thế giới dờng nh phải chững lại vì thiếu năng lợng để hoạt động, làm đảo lộn chiến lợc phát triển kinh tế của các quốc gia. Các nớc t bản lại lợi dụng dịp này để tăng giá các mặt hàng tiêu dùng, mặt hàng công nghiệp. Cuộc khủng hoảng năng lợng năm 1973 để lại hậu quả lâu dài cho những năm sau đó.

Để hạn chế thu nhập không chính đáng của các công ty, OPEC quyết định nâng giá địa tô. Có thể nói, đây là lần đầu tiên một quyết định đơn phơng của OPEC trong một thời gian ngắn không phụ thuộc vào các công ty độc quyền bằng việc khống chế các khoản thu nhập không chính đáng và nâng giá dầu, cắt giảm sản lợng. Hành động kiên quyết hơn là trong cuộc họp của OPEC vào tháng 6/1975 tại Gabông, các nớc OPEC quyết định sử dụng đồng SDR trong thanh toán thay cho đồng đôla. Nhng thực tế, cho đến nay đồng SDR vẫn cha thể đánh bật sức mạnh của đồng đôla.

Từ năm 1974 để tránh tình trạng giá dầu leo thang ảnh hởng xấu đến nền kinh tế thế giới, các nớc OPEC quyết định giữ nguyên giá dầu, thực tế có giảm xuống sau khi lệnh cấm vận dỡ bỏ.

Trong thời gian 1974 - 1979, giá dầu dao động tơng đối ít, thờng ổn định ở mức 12,08 đôla/thùng.

Năm 1979, cuộc Cách mạng Iran bùng nổ ảnh hởng đến thị trờng dầu mỏ của thế giới. Iran là nớc sản xuất 6 triệu thùng một ngày trong đó 5 triệu thùng để xuất khẩu [5]. Phần lớn dầu của Iran xuất khẩu sang thị trờng Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản. Cách mạng Iran đã làm sản lợng của nớc này giảm từ 6 triệu thùng/ngày xuống còn 1 triệu thùng/ngày [3]. Đầu năm 1979, do tình hình không ổn định, sản xuất để xuất khẩu của Iran giảm dần và Iran quyết định ngừng xuất khẩu dầu. Do đó việc cung cấp dầu mỏ trên thế giới trở nên thiếu

hụt do nhà sản xuất dầu lớn thứ hai của OPEC ngừng xuất khẩu. Thêm vào đó nạn lạm phát của chủ nghĩa t bản vẫn tiếp tục gia tăng làm cho các nớc OPEC thiệt hại nhiều hơn và các nớc OPEC quyết định tăng giá dầu lửa lên 14,5%. Quá trình tăng giá đợc chia làm bốn đợt. Từ ngày 1/1/1979 tăng 5% nhng thực tế nhiều nớc đã tăng trên mức quy định. Tiếp đó, ngày 28/3/1979 các nớc OPEC lại nâng giá lên 9,05% tính từ ngày 1/4/1979. Đồng thời tuỳ vào tình hình cụ thể mà các nớc OPEC có thể tăng hay giảm giá dầu. Vậy là giá dầu lửa đã tăng từ 16,7 đôla/ thùng. Ngày 5/4/1979, Inđônêia tăng giá dầu lên 16,7 đôla/thùng. Ngày 11/4/1979, Côóet tuyên bố mức giá mới là 15,8 đôla/ thùng, Gabông là 16 đôla/thùng thậm chí còn có nớc tăng cao hơn nữa nh Libi năng giá tới 19 đôla/thùng.

Tiếp đó, Chiến tranh Iran - Irắc bùng nổ làm cho sản lợng của hai nớc giảm xuống 3,8 triệu thùng/ ngày.

Ngày 5/3/1979 Irắc bắt đầu xuất khẩu trở lại nhng hạn chế ở mức 4 triệu thùng/ngày và xuất khẩu ở mức 2,5 triệu thùng/ngày với giá 16,64 đôla/thùng đối với dầu nặng và 17,17 đôla /thùng đối với dầu nhẹ. Các nớc Arập khác cũng quyết định cắt giảm sản lợng để bảo vệ nguồn năng lợng của mình. Cộng hoà Arập thống nhất quyết định giảm lợng dầu mỏ từ 10 triệu thùng/ngày xuống còn 8,5 triệu thùng/ngày. Đồng thời họ còn giảm sản lợng cung cấp dầu thô cho các công ty độc quyền nh ARMCO và một số công ty khác. Cuộc họp của OPEC tại Viên ngày 19/3/1982 đã quyết định nâng giá dầu thô lên 34 đôla/thùng [31].

Tình trạng đó làm cho lợng dầu bị thiếu hụt nghiêm trọng, giá dầu một lần nữa chứng tỏ vai trò quan trọng của nó trong cán cân năng lợng của thế giới. Vào thời điểm 1980 giá dầu thô ở mức cao gấp 19 lần so với 10 năm trớc đó [4].

Trong giai đoạn này các nớc OPEC còn cố gắng nắm các khâu sau của quy trình sản xuất nh lọc dầu chuyên chở, phân phối. Tính đến năm 1979, các nớc OPEC đã tự chuyên chở đợc 50% sản lợng của mình. Ngoài ra, các nớc OPEC còn cố gắng phát triển công nghệp lọc dầu (tiêu biểu là Vênêzuêla).

Nhờ cuộc đấu tranh tích cực giai đoạn này thu nhập của các nớc OPEC đã tăng lên đáng kể. Đến năm 1980, thu nhập của các nớc của OPEC đã là 285 tỷ đôla [31].

Từ thời điểm năm 1980 trở đi giá dầu tơng đối ổn định cho đến thời điểm năm 1986, dầu lại tiếp tục rớt giá xuống còn 10đôla/thùng [5].

Tuy nhiên, sau đó với sự nỗ lực của OPEC và các nớc “non - OPEC” (các nớc không thuộc OPEC) giá dầu lại trở lại ở mức 25 đôla/thùng vào năm 1990 trớc khi khủng hoảng Vùng Vịnh nổ ra (OPEC và cơn sốt giá dầu toàn cầu, SGGP, 15/9/2000). Đây cũng là thời kỳ các nớc “non-OPEC” nh Nga, Mêxicô, bắt đầu có tiếng nói và có đóng góp đáng kể cho nhu cầu năng lợng của thế giới và góp phần cho sự tăng trởng của nền kinh tế toàn cầu.

Khác với giai đoạn trớc, trong giai đoạn này các nớc OPEC đã khẳng định sự độc lập của mình trong một số vấn đề của nguồn tài nguyên dầu mỏ. Thời kỳ các công ty độc quyền đơn phơng quyết định giá dầu đã chấm dứt. Từ đây ngời ta biết tới OPEC không chỉ là tổ chức có chung một nguồn tài nguyên dầu mỏ mà còn là một tổ chức kinh tế hoạt động có hiệu quả nhất của các nớc thuộc Thế giới thứ ba, đấu tranh cho quyền lợi chung của các nớc sản xuất dầu. Và cũng kể từ đây mọi quyết định của OPEC về vấn đề dầu lửa đều liên quan đến an ninh năng lợng của thế giới. Vị thế của OPEC ngày càng nâng lên trên trờng thế giới, Các công ty độc quyền trong một số vấn đề đã tỏ ra dè dặt hơn vì họ biết đến “bàn tay đầy quyền lực của OPEC”. Cho đến giai đoạn này, các nớc OPEC thu hồi hầu nh toàn bộ nguồn tài nguyên dầu mỏ của mình. Điều đó có đóng góp đáng kể cho sự phát triển nền kinh tế của các nớc OPEC.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu về tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (opec) (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w