động ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Bình Chánh
1.2.2.1 Những thuận lợi và khó khăn của trường THPT Bình Chánh trong công tác giáo dục lý tưởng cho học sinh
* Những thuận lợi
Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, gắn bó với nghề nghiệp, sẵn sàng vượt khó, thầy cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu. Các hiện tượng tiêu cực trong dạy thêm – học thêm đã được khắc phục tạo sự yên tâm, tin tưởng cho phụ huynh.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Thành phố Hồ Chí Minh của Sở GD – ĐT cộng với sự nỗ lực của tập thể sư phạm nhà trường, Trường THPT Bình Chánh đã có những bước tiến mạnh mẽ. Thường duy trì được sự ổn định về chất lượng giáo dục. Hàng năm, tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp và trúng tuyển vào các trường đại học thuộc diện cao so với các trường trong các huyện của Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tập thể giáo viên đa số là trẻ và nhiệt tình năng động, có trình độ đạt chuẩn là 100% và trên chuẩn là 6 giáo viên, tập thể GV luôn tích cực đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học, ứng dụng có hiệu quả CNTT vào quản lý và giảng dạy. Đội ngũ nhân viên có tinh thần trách nhiệm trong công việc luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ đúng thời gian, kỳ hạn. Hội cha mẹ HS cũng luôn quan tâm, sát cánh cùng BGH nhà trường để kịp thời giúp đỡ và tạo điều kiện về vật chất lẫn tinh thần cho các em HS để các em học tốt. Học sinh đầu vào theo hình thức xét tuyển nên cũng đạt được trình độ nhất định. Nội quy của nhà trường được thực hiện rất nghiêm túc nên đa số HS rất ngoan và lễ phép.
Đa số các em học sinh chăm chỉ có động cơ học tập tốt, biết cống hiến, hăng hái tham gia các phong trào thanh niên tình nguyện, có nhận thức đúng đắn về thời cuộc, lý tưởng cách mạng, tự hào về truyền thống đấu tranh hào hùng của dân tộc.
* Những khó khăn
Bên cạnh những mặt tích cực, trường THPT Bình Chánh vẫn còn tồn tại những khó khăn nhất định như:
Trang thiết bị và đồ dùng dạy học của nhà trường đã tuy đã được đầu tư nhiều hơn trước nhưng vẫn chưa đủ. Phòng thí nghiệm hoá học và vật lý còn chật hẹp. Phòng thí nghiệm sinh học chưa có, phải thực hành chung với phòng thí nghiệm vật lý nên gây khó khăn cho GV và HS. Đồ dùng dạy học cho một số môn học chưa đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh đó một số GV khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học chưa hợp lý nên hiệu quả chưa cao. Hiện tại, trường mới chỉ có một số phòng học có trang bị máy chiếu để phục vụ giảng dạy nên GV mỗi khi dạy bài giảng có sử dụng công nghệ thông tin thì phải chuyển đổi phòng học, gây tình trạng ồn ào, lộn xộn và mất thời gian. Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy của GV chưa cao, chưa được tiến hành thường xuyên nên cũng ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng dạy, học của trường. Vì vậy, trong thời gian tới, để đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đào tạo đồng thời nâng cao công tác giáo dục lý tưởng cho HS thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, điều này đòi hỏi cần phải có sự cố gắng rất nhiều của GV chủ nhiệm và GV bộ môn.
HS của trường đa số là con em của người lao động có hoàn cảnh khó khăn cho nên phụ huynh ít có thời gian quan tâm đến việc học cũng như giáo dục con em mình. Và đây cũng chính là lí do một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên hiện nay thiếu lý tưởng sống, sống hờ hững với những gì diễn ra xung quanh, sống theo quan niệm “Được đến đâu hay đến đấy”. Phải chăng khi cuộc sống đã no đủ, không phải lo toan vất vả thì họ trở nên ích kỉ, chỉ
nghĩ đến bản thân, chỉ biết hưởng thụ và dần biến mình thành kẻ sống bám vào gia đình và xã hội thậm chí lao vào các tệ nạn xã hội. Tỉ lệ thanh niên phạm tội, tỉ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên, tỉ lệ thanh niên nghiện ma túy, bạo lực học đường... ngày càng gia tăng là tiếng chuông báo động về lối sông buông thả của một số thanh niên. Hiện tượng học sinh bỏ học lang thang ở các tụ điểm game, trộm cướp thậm chí giết người. Sự xuống cấp, tha hoá về đạo đức và lý tưởng sống của một bộ phận thanh niên ấy chính là những bức xúc của xã hội. Dù ở đâu và thời điểm nào đi nữa thì hệ lụy của nó đối với xã hội không bao giờ nhỏ và cũng phải nói rằng, trách nhiệm đó không phải của riêng ai mà là của chung toàn xã hội. Nói như vậy để thấy rằng, chia sẻ và được chia sẻ về lý tưởng sống cao đẹp với thanh niên có vai trò rất lớn trong việc tạo ra và duy trì những quan niệm, suy nghĩ và hành động tốt đẹp về cuộc sống. Cuộc sống có khác hay chăng là ở suy nghĩ của mỗi người. Ở một góc độ nào đó trong nhịp quay xô bồ của cuộc sống hiện đại, hãy làm cho những gía trị đẹp về cuộc đời tồn tại mãi mãi trong lý tưởng của thanh niên chúng ta.
1.2.2.2 Tình hình thực hiện công tác giáo dục lý tưởng cho học sinh ở trường THPT Bình Chánh
Giáo dục lý tưởng cho HS có một thái độ đúng đắn đối với chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp. Cung cấp sẵn chủ đề và nội dung hoạt động ngay từ đầu năm học (đặc biệt khối 10). Giáo dục tư tưởng không chỉ chú ý đến đối tượng học sinh mà cần phải chú ý đến mối quan hệ với gia đình – xã hội dể phối hợp có hiệu quả tốt hơn trong việc học tập của các em.
Trường THPT Bình Chánh luôn coi trọng cả ba mặt giáo dục: dạy làm người, dạy chữ, dạy nghề; đặc biệt chú ý giáo dục lý tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống, lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc, giáo dục về Ðảng. Ngăn chặn xu hướng coi nhẹ giáo dục chính trị, tư tưởng, xa rời định hướng xã hội chủ nghĩa, các biểu hiện tiêu cực trong hoạt động giáo dục. Quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục nhân cách, kỹ năng và phương pháp làm việc; nâng cao
trình độ về ngoại ngữ, tin học cho học sinh, sinh viên; phát triển năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, làm cho thế hệ trẻ có đủ khả năng và bản lĩnh thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của thế giới; bồi dưỡng cho thanh thiếu niên lòng yêu nước nồng nàn, tự hào, tự tôn dân tộc và khát vọng mãnh liệt về xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Đoàn viên, thanh niên trong trường THPT Bình Chánh luôn nhận thức rõ lý tưởng của mình chính là lý tưởng cách mạng của toàn dân tộc: Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Mỗi Đoàn viên thanh niên cần phải được định hướng, rèn luyện để hình thành những tố chất về chính trị như tính kiên định, kiên trì những nguyên tắc cơ bản trong cuộc sống cũng như trong công việc, nêu cao tinh thần tập thể, hợp tác với mọi người, tôn trọng và tuân thủ theo kỷ cương pháp luật; trung thành với lý tưởng đã chọn. Bên cạnh đó, trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa như hiện nay, năng lực hoạt động thực tiển của thanh niên còn non kém, dễ bị chi phối bởi lối sống ích kỉ, lười lao động, sống vội, sống hưởng thụ, họ coi thường giá trị đạo đức, những truyền thống tốt đẹp của ông cha để lại. Thực trạng đó dẫn đến một hệ quả không lường đối với thế hệ trẻ, chất lượng giáo dục giảm sút, lối sống xa lai căn, hướng ngoại… xâm nhập học đường. Thật sự cảm thấy đau lòng khi nghe những câu chuyện như: Nhiều học sinh bỏ học giữa chừng, học sinh chửi thề với thái độ thách thức thầy giáo, học sinh nữ chặn đường đánh cô giáo, những bài làm lịch sử cười ra nước mắt… Song thực trạng trên chưa đến độ báo động nhưng đó cũng là nguy cơ nếu không có sự quan tâm thoả đáng. Vì vậy, Với vai trò quan trọng của giáo dục lý tưởng, từ thực trạng giáo dục lý tưởng trong tất cả đoàn viên, thanh niên nói chung, giáo dục lý tưởng, đạo đức cho đoàn viên, thanh niên trong Trường THPT Bình Chánh nói riêng, trong những năm gần đây, công tác xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa lành mạnh trong xã hội, đặc
biệt quan tâm giáo dục lý tưởng, đạo đức cho thế hệ trẻ luôn được Đảng ta coi trọng. Nhằm tăng cường hiệu quả của công tác giáo dục chính trị chính trị tư tưởng cho Đoàn viên thanh niên trong nhà trường, thiết nghĩ chúng ta cần thực hiện tốt một số giải pháp sau: Một là, nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng chính trị cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đặc biệt là tiết chào cờ đầu tuần, công tác giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống, pháp luật, đạo đức lối sống cho đoàn viên, thanh niên học sinh được xem là nhiệm vụ hàng đầu qua đó giúp cho HS xác định đúng đắn động cơ, thái độ trong học tập và rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, góp phần xây dựng được một lớp thanh niên vững vàng về chính trị, có nhân cách tốt. Phải tăng cường giáo dục cho họ tình cảm yêu nước nồng nàn. Yêu nước, tức là yêu độc lập của đất nước; yêu chủ nghĩa xã hội; là phải làm giàu cho gia đình và đất nước; phải trung với Đảng, với nước, hiếu với nhân dân. Cần tổ chức triển khai đồng bộ những đợt sinh hoạt chính trị quan trọng như: chương trình rèn luyện đoàn viên, học tập 6 bài học lý luận chính trị cho đoàn viên thanh niên, thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đăng kí chăm sóc di tích lịch sử, khu tưởng niệm các anh hùng cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh hung… gắn việc giáo dục chính trị tư tưởng với phong trào xây dựng trường học thân thiện của ngành giáo dục. Đây là những đợt sinh hoạt chính trị góp phần tích cực bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, xác định lý tưởng cách mạng cho thanh niên, nhưng qua thăm dò số ý kiến coi trọng những đợt sinh hoạt chính trị này còn rất khiêm tốn. Giáo dục thông qua tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần Theo cách làm có hiệu quả được của trường THPT Bình Chánh, tổ chức cho học sinh thi kể chuyện Bác Hồ trong giờ chào cờ, hoặc Đoàn trường tổ chức thi tìm hiểu nội dung đã học dưới các hình thức tổ chức trò chơi trí tuệ như chương trình truyền hình thường làm. Ban chấp hành Đoàn trường phải có sự đầu tư nghiêm túc khi thực hiện triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh” để xây dựng chương trình phù hợp. Tăng cường phát hiện, nêu gương, khen thưởng những học sinh nghèo vượt khó vươn lên học giỏi, đó là những tấm gương đã học tập đạo đức Hồ Chí Minh bằng chính việc làm, hành động của mình. Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng theo chủ đề, chủ điểm từng tháng với nội dung: giáo dục đạo đức, pháp luật, giáo dục truyền thống của Đoàn và truyền thống “tôn sư trọng đạo” của nhà trường, giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên cho học sinh.
1.2.2.3. Tình hình giáo dục lý tưởng cho học sinh thông qua hoạt đông ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Bình Chánh
Có rất nhiều con đường để giáo dục lý tưởng cho HS THPT, trong số đó con đường giáo dục lý tưởng thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đóng vai trò quan trọng. Mục tiêu của hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông nói chung, trường THPT Bình Chánh nói riêng nhằm giúp HS có những hiểu biết và thái độ đúng đắn về các giá trị văn hóa, xã hội của dân tộc và nhân loại. Trong nhà trường, mọi hoạt động giáo dục đều nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ. Mục đích của giáo dục là đào tạo con người có cả tài lẫn đức để phục vụ cho sự tiến bộ xã hội. Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một trong những nội dung giáo dục toàn diện HS. Với mục đích tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp nhằm khắc sâu kiến thức các bộ môn văn hóa bằng cách tổ chức ngoài giờ học. Từ đó, giúp các em trang bị đầy đủ khả năng để có thể hòa nhập với xã hội, giúp các em hoàn thành được những kĩ năng cơ bản như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hoạt động, tự nhận thức bản thân, kĩ năng xây dựng quan hệ cá nhân. Giáo dục là quá trình kết hợp vai trò chủ đạo của GV với sự tự giác tích cực, tự rèn luyện của HS nhằm hình thành ý thức, tính cách và chủ yếu là hành vi thói quen đạo đức với các chuẩn mực xã hội quy định. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Chính từ những hoạt động như:
lao động, sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội đã góp phần rất lớn trong việc hình thành nhân cách của học sinh, giúp các em biết tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện mình. Có thể nói, việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp là xây dựng cho học sinh các mối quan hệ phong phú, đa dạng một cách có mục đích, có kế hoạch có nội dung và phương pháp nhất định, gắn giáo dục với cộng đồng, tạo sự thân thiện trong mọi tình huống. Biến các nhu cầu khách quan của xã hội thành những nhu cầu của bản thân học sinh. Chính trong quá trình sống, học tập, lao động, giao lưu, vui chơi giải trí... các em học sinh đã tự hình thành và phát triển nhân cách của mình. Vì thế, hoạt động ngoài giờ lên lớp có liên quan đến việc mở rộng kiến thức, tư tưởng, tình cảm, nâng cao thể lực, thể chất và tinh thần của học sinh, hình thành lối sống văn hóa.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn là môi trường để rèn luyện các kĩ năng, hình thành quan điểm sống phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội qua sự định hướng của nhà sư phạm, qua các hoạt động trao đổi, tọa đàm…
Để làm tốt nội dung giáo dục lý tưởng cho học sinh qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhà trường và tổ chức Đoàn Thanh niên cần lưu ý những vấn đề sau:
Nội dung giáo dục lý tưởng phải xuyên suốt tất cả các chủ đề giáo dục trong năm mà Bộ GD – ĐT đã quy định, khai thác triệt để các khía cạnh có liên quan trong từng chủ đề như: Thanh niên học tập rèn luyện vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình; Thanh niên với truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo; Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Thanh niên với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; Thanh niên với vấn đề lập nghiệp; Thanh niên với hòa bình, hữu nghị và hợp tác; Thanh niên với Bác Hồ…
Tập trung vào việc rèn luyện các kĩ năng sống cho học sinh như kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng kiên định…
Lựa chọn nhiều hình thức giáo dục đa dạng, phong phú như tọa đàm, trao đổi, hội thi, biểu diễn văn nghệ, tham gia dã ngoại…
Liên kết các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia vào quá trình tổ chức hoạt động. Trong mối liên kết này, nhà trường giữ vai trò