Đặc điểm công tác giáo dục lý tưởng cho học sinh phổ thông qua hoạt đông ngoài giờ lên lớp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng XHCN cho học sinh THPT thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp (Trang 26 - 29)

đông ngoài giờ lên lớp

1.1.4.1 Mục tiêu giáo dục THPT

Dựa trên định hướng tổng quát về mục tiêu đào tạo của ngành giáo dục. Đảng ta đã đề ra là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, Bộ giáo dục và các ngành các cấp đã ra sức đẩy mạnh mọi hoạt động giáo dục, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục theo các mục tiêu đã đề ra

Nghị quyết 25 TW7 (khoá X) là: “Tăng cường giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống văn hoá, ý thức công dân để hình thành thế hệ thanh niên có phẩm chất tốt đẹp, có khí phách và quyết tâm hành động thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá” [7; 5].

Nghị quyết số 25, Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khoá X) khẳng định rõ quan điểm chỉ đạo của Đảng ta đối với công tác thanh niên trong tình hình mới hiện nay của đất nước. Chính thanh niên là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc “Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố nguồn lực con người”, Đảng ta khẳng định “Chăm lo phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước” [7; 6].

Điều 2 luật giáo dục nêu: “mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [17; 2].

Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.

Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Điều 9. Phát triển giáo dục

Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; bảo đảm cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng.

Điều 10. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.

Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.

Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạođiều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng.

Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.

1.1.4.2 Hoạt động ngoài giờ lên lớp đóng vai trò gì đối với việc giáo dục lý tưởng cho học sinh

Về mặt pháp lý, theo Điều lệ trường phổ thông, các hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông bao gồm:

- Hoạt động giáo dục trên lớp thông qua việc dạy và học các môn học theo quy định.

- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trường phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tổ chức, bao gồm các hoạt động ngoại khoá về khoa học, đố vui qua các môn học, thể dục thể thao nhằm phát triển năng lực toàn diện của học sinh và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hoá, các hoạt động giáo dục môi trường, hoạt động công ích, các hoạt động xã hội, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh.

Về phương diện thực tiễn, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có vị trí là cầu nối hai chiều giữa nhà trường và xã hội.

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tạo điều kiện cho nhà trường phát huy vai trò của mình với đời sống xã hội, mở ra khả năng thuận lợi để gắn học với hành, nhà trường với xã hội.

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là điều kiện và phương tiện để huy động sức mạnh cộng đồng tham gia vào quá trình giáo dục đào tạo học sinh.

Vai trò của hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giúp HS có những hiểu biết và thái độ đúng đắn về các giá trị văn hóa, xã hội của dân tộc và nhân loại đồng thời góp phần giáo dục lý tưởng cho HS.

Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Một năm bắt đầu từ mùa xuân, đời người bắt đầu từ tuổi trẻ”. Nhà nước ta xem giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nghề không cho phép tạo ra phế phẩm. Giáo dục trong nhà trường bắt đầu từ tuổi trẻ, từ thế hệ trẻ. Vì vậy, trong nhà trường, người GV đặc biệt là GVCN có vai trò, chức năng và nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc đào

tạo thế hệ trẻ. Mục đích của giáo dục là đào tạo con người có cả tài lẫn đức để phục vụ cho sự tiến bộ xã hội.

1.2Cơ sở thực tiễn của công tác giáo dục lý tưởng cho học sinh THPT thông qua hoạt đông ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng XHCN cho học sinh THPT thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w