Nâng cao hiệu quả giáo dục lý tưởng cho học sinh là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường Xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng XHCN cho học sinh THPT thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp (Trang 49 - 50)

THPT BÌNH CHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1.1Nâng cao hiệu quả giáo dục lý tưởng cho học sinh là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường Xã hội chủ nghĩa

tâm của nhà trường Xã hội chủ nghĩa

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng tâm niệm: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Câu nói ấy ngay từ khi mới ra đời đã ứng ngay vào ngành giáo dục chúng ta. Điều đó cũng chứng tỏ rằng suốt cuộc đời của Bác, trong mọi phút giây, Bác luôn luôn quan tâm đến giáo dục và “trồng người”. Quả thật, “không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế và văn hóa”. Giáo dục là “đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà”, đó là những công dân ưu tú, những cán bộ tốt hội đủ cả tài lẫn đức.

Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về giáo dục luôn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" ở nước ta, tư tưởng đó của Người càng có ý nghĩa thiết thực.

Xây dựng, phát triển con người, nguồn nhân lực là quan điểm, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước ta. Bởi, nguồn nhân lực là nguồn lực nội tại, cơ bản, có khả năng tái sinh, tự sản sinh và đổi mới phát triển nếu biết chăm lo, bồi dưỡng và khai thác hợp lý. Do đó nguồn nhân lực là nguồn lực

của mọi nguồn lực, là tài nguyên của mọi tài nguyên; vừa là chủ thể, vừa là khách thể, vừa là động lực, vừa là mục tiêu giữ vị trí trung tâm trong các nguồn lực giữ vai trò quyết định thành công của sự nghiệp Đổi mới.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng XHCN cho học sinh THPT thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp (Trang 49 - 50)