Nâng cao hiệu quả giáo dục lý tưởng cho học sinh phải đa dạng hoá về mặt hình thức và nội dung

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng XHCN cho học sinh THPT thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp (Trang 50 - 55)

THPT BÌNH CHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1.2Nâng cao hiệu quả giáo dục lý tưởng cho học sinh phải đa dạng hoá về mặt hình thức và nội dung

về mặt hình thức và nội dung

* Về hoạt động chính trị xã hội

Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động chính trị ở địa phương: Tuyên truyền cho bầu cử Hội đồng nhân dân, tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông. Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn (ngày nhà giáo Việt Nam, quốc phòng toàn dân, thành lập Đảng, sinh nhật Bác…)

Chăm sóc gia đình thương binh liệt sỹ; giúp đỡ gia đình neo đơn, giúp đỡ các bạn học sinh nghèo vượt khó, các bạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Tham gia các chương trình từ thiện, ủng hộ đồng bào bị thiên tai, bão lục, Thông qua các hoạt động từ thiện giáo dục lòng nhân ái cho học sinh.

Xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị thông qua Câu lạc bộ những người hưởng ứng rèn luyện nếp sống văn minh đô thị.

* Về hoạt động văn hoá nghệ thuật

Thực chất của hoạt động văn hóa nghệ thuật là bồi dưỡng, làm phong phú thêm đời sống tinh thần, bồi dưỡng lòng khát khao cái đẹp, đưa cái đẹp vào trong cuộc sống. Biết thưởng thức cái đẹp để có hành động đẹp. Một số hoạt động thường được tổ chức:

Giới thiệu những sách báo, tác phẩm có giá trị lớn mà thanh niên quan tâm

* Tổ chức các cuộc thi mang tính văn hóa – giáo dục Thi học sinh thanh lịch.

Thi nữ sinh duyên dáng.

sinh hoạt văn nghệ; đọc sách báo, xem phim, xem biểu diễn văn nghệ; tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử; cắm trại; tổ chức sinh nhật bạn; thi vẻ đẹp tuổi học đường; hội thi khéo tay hay làm; triển lãm, trưng bày về truyền thống nhà trường, tranh ảnh của học sinh, tác phẩm do học sinh sáng tác…

Về hoạt động thể dục thể thao, vui chơi giải trí: thể dục giữa giờ; tập và chơi thể thao; các trò vui chơi, giải trí; tổ chức hội vui khoẻ, ngày hội thể thao…

Về hoạt động lao động, khoa học, kỹ thuật, hướng nghiệp: trực nhật, sửa bàn ghế, trang trí lớp học, trồng cây, tham gia lao động các công trình công cộng; các trò chơi tìm hiểu về tự nhiên xã hội theo các chủ đề; tham gia sinh hoạt câu lạc bộ; tham quan các cơ sở sản xuất, các công trình khoa học…

Với nội dung phong phú, đa dạng, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có thể được tổ chức thường xuyên, đan xen với nhau, nhằm chuyển tải nội dung chủ điểm giáo dục hàng tháng, gắn với các sự kiện chính trị của địa phương, đất nước…

Chủ điểm tháng 9. Thanh nên học tập và rèn luyện vì sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

Học sinh hiểu được vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, xác định được quyền và trách nhiệm của thanh niên, học sinh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa .

Vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa: là con đường tất yếu dẫn tới sự phát triển chung cho các nền kinh tế tiến lên sản xuất lớn. Đối với nước tađang trong thời kỳ đổi mới để phát triển, dưới sự tác động mạnh mẽ của khoa học- công nghệ đối với các hoạt động kinhtế - xã hội thì công nghiệp hóa, hiện đại hóa càng trở lên quan trọng.

Vai trò của học sinh: Để góp phần hoàn thành được mục tiêu đó đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều yếu tố, nhiều lực lượng, trong đó nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu, chúng ta không thể không nhắc đến vai trò to lớn của thanh niên, bởi "thanh niên là rường cột nước nhà", là lực lượng xã hội hùng hậu, có sức khoẻ, có trình độ học vấn, có tiềm năng sáng tạo, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học hiện đại.

Hiểu được bổn phận của thanh niên học sinh, phấn đấu trở thành những công dân có ích cho tương lai.

Tích cực chủ động, tự giác trong học tập và rèn luyện, sẵn sàng tham gia các hoạt động thể hiện hiện vai trò của thanh niên học sinh trong sự nghiệp chung.

Chủ đề hoạt động tháng 10 : Thanh niên với tình bạn, tình yêu, hôn nhân gia đình

Sau chủ đề hoạt động, học sinh có khả năng:

- Nhận thức sâu sắc giá trị của tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình; hiểu được một số điều cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình.

- Rèn luyện các kĩ năng ứng xử phù hợp trong tình bạn, tình yêu và gia đình; Biết vận dụng những hiểu biết về Luật Hôn nhân và gia đình vào cuộc sống.

- Trân trọng vẻ đạp chân chính trong tình bạn, tình yêu.

Chủ đề hoạt động tháng Tháng11: Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo

Sau chủ đề hoạt động, học sinh có khả năng:

- Hiểu sâu sắc giá trị của truyền thống hiếu học và vai trò của người thầy giáo trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo cũng như công lao của thầy giáo trong việc chuẩn bị hành trang cho thanh niên lập nghiệp, trở thành con người có ích cho xã hội.

- Biết giữ gìn và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo, truyền thống hiếu học của dân tộc.

- Kính trọng, yêu quý thầy cô giáo; tích cực họa tập và rèn luyện để đền đáp công ơn của thầy cô giáo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chủ đề hoạt động tháng 12 : Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc

Sau chủ đề hoạt động, học sinh có khả năng:

- Nhận thức rõ quyền và nghĩa vụ của thanh niên - học sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Tin tưởng vào đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng và Nhà nước.

- Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc do nhà trường, địa phương tổ chức; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Chủ đề hoạt động tháng 1 : Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Sau chủ đề hoạt động, học sinh có khả năng:

- Nhận thức được bản sắc văn hóa dân tộc là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Từ đó, xác định trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc giữu gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

- Có kĩ năng nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các vấn đề văn hóa - xã hội của địa phương, đất nước.

- Trân trọng nền văn hóa dân tộc, quyết tâm duy trì và phát triển những nét riêng và độc đáo của nền văn hóa dân tộc, kiên quyết đấu tranh chống lại những biểu hiện của sự lai căng văn hóa nước ngoài.

Chủ đề hoạt động tháng 2: Thanh niên với lý tưởng cách mạng

Sau chủ đề hoạt động, học sinh có khả năng:

- Hiểu biết đầy đủ hơn về lý tưởng cách mạng. Đó là mục tiêu cao đẹp, là lẽ sống của thanh niên học sinh, là khát vọng của tuổi trẻ muốn vươn tới cái đẹp, cái đúng đắn và tiên tiến nhất của cuộc sống.

- Biết xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, tích cực học tập và rèn luyện đẻ tự hoàn thiện bản thân, vươn tới lý tưởng cách mạng.

Chủ đề hoạt động tháng 3: Thanh niên với vấn đề lập nghiệp

Sau chủ đề hoạt động, học sinh có khả năng:

- Hiểu rõ ý nghĩa của vấn đề lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân. Có suy nghĩ rõ ràng và đúng đắn về vấn đề lập nghiệp.

- Biết đánh giá và lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực, sở trường và hứng thú cá nhân.

- Có thái độ nghiêm túc trong việc lựa chọn ngành nghề cho bản thân.

Chủ đề hoạt động tháng 4: Thanh niên với hòa bình hữu nghị và hợp tác

Sau chủ đề hoạt động, học sinh có khả năng:

- Hiểu rõ vấn đề hòa bình, hữu nghị và hợp tác là vấn đề toàn cầu mà nhân loại đang quan tâm; hiểu được vai trò và vị trí của Việt Nam trong quan hệ quốc tế, quan hệ với các nước trong khối ASEAN, trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần thực hiện hòa bình, hữu nghị và hợp tác.

- Có kĩ năng thu thập các vấn đề, các sự kiện có liên quan đến hòa bình, hữu nghị và hợp tác.

- Có thái độ tích cực và đúng đắn trong các vấn đề của hòa bình và hữu nghị, kể cả trong cuộc sống hàng ngày.

Chủ đề hoạt động tháng 5: Thanh niên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Sau chủ đề hoạt động, học sinh có khả năng:

- Hiểu rõ việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là cần thiết cho thanh niên học sinh chúng ta.

- Biết học tập và tích cực rèn luyện hàng ngày theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ.

- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ tạo ra hiệu quả là góp phần tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, chính quyền địa phương hoặc giáo dục đạo đức, củng cố kiến thức đã học. Vì vậy, có thể khẳng định, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là con đường thứ hai để hình thành và phát triển nhân cách, củng cố kiến thức cho học sinh.. Việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo các chủ đề, qua thực tế đã dẫn dắt các em từng bước đến với nền văn hóa, xã hội của dân tộc và nền văn hóa văn minh nhân loại. Từ đó, giúp các em có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, học tập những cái hay, cái đẹp mà thế giới và dân tộc đã để lại để phấn đấu thành những công dân có ích cho đất nước.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng XHCN cho học sinh THPT thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp (Trang 50 - 55)