Nâng cao hiệu quả giáo dục lý tưởng cho học sinh THPT là một bộ phận quan trọng của đổi mới giáo dục

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng XHCN cho học sinh THPT thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp (Trang 55 - 57)

THPT BÌNH CHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1.3Nâng cao hiệu quả giáo dục lý tưởng cho học sinh THPT là một bộ phận quan trọng của đổi mới giáo dục

phận quan trọng của đổi mới giáo dục

Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nêu rõ: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành”. “Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội; xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời”.

Đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục và đào tạo góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Xác định, quán triệt sâu sắc mục tiêu của giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực là phải hướng đến thực hiện mục tiêu phát triển nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020. Đó là phát triển nguồn nhân lực toàn diện: Cả thể lực, trí tuệ, ý chí, năng lực và đạo đức; có năng lực tự học, tự đào tạo, năng động, chủ

động, tự lực, sáng tạo, có tri thức và kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng thích ứng nhanh, chủ động trong môi trường sống và làm việc.

Phấn đấu đưa nhân lực Việt Nam trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát triển bền vững đất nước, hội nhập quốc tế, nâng trình độ, năng lực cạnh tranh của nhân lực nước ta lên mức tương đương các nước tiên tiến trong khu vực, trong đó một số mặt tiếp cận trình độ các nước phát triển trên thế giới.

Giáo dục, đào tạo trong thời kỳ hội nhập, học để góp phần phát triển đất nước và nhân loại. Như vậy, mục tiêu và cách thức sử dụng nguồn lao động của xã hội quyết định mục tiêu và cách thức đào tạo

Nghị quyết Đại hội XI tiếp tục xác định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển”.

Điều 4. Luật thanh niên: Trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với thanh niên

Thanh niên là tương lai của đất nước, là lực lượng xã hội hùng hậu, có tiềm năng to lớn, xung kích trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đào tạo, bồi dưỡng và phát huy thanh niên là trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội.

Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho thanh niên học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân, ý chí vươn lên phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có trách nhiệm góp phần tích cực vào việc chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng và phát huy vai trò của thanh niên.

Điều 17: Luật thanh niên: Trong học tập và hoạt động khoa học, công nghệ

Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho thanh niên hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục, được học nghề, có cơ hội vươn lên học tập ở trình độ cao hơn; miễn, giảm học phí, cấp học bổng, cho vay tín dụng để thanh niên học tập; cấp sách giáo khoa, hỗ trợ về đời sống cho thanh niên của hộ nghèo hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục; tạo điều kiện cho thanh niên tham gia hoạt động khoa học và công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, hỗ trợ thực hiện các ý tưởng sáng tạo trong hoạt động khoa học và công nghệ; khuyến khích sự đóng góp của tổ chức, cá nhân giúp đỡ thanh niên trong học tập và nghiên cứu khoa học.

Nhà trường có trách nhiệm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ; giáo dục hướng nghiệp, nâng cao năng lực tự học, kỹ năng thực hành, phương pháp tư duy khoa học cho thanh niên.

Gia đình có trách nhiệm chăm lo cho thanh niên học tập, hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục, phát triển tài năng; phối hợp với nhà trường giáo dục thái độ học tập đúng đắn, rèn luyện nền nếp học tập và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng XHCN cho học sinh THPT thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp (Trang 55 - 57)