Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường về vai trò giáo dục lý tưởng cho học sinh qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng XHCN cho học sinh THPT thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp (Trang 60 - 62)

THPT BÌNH CHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.2.1Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường về vai trò giáo dục lý tưởng cho học sinh qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

giáo dục lý tưởng cho học sinh qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

Hiệu trưởng phải là người trực tiếp chỉ đạo các thành viên trong Hội đồng Giáo dục từ:

Xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện, giám sát kiểm tra, xử lý kết quả công tác giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức, lý tưởng cho học sinh nói riêng; quán triệt những Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Ngành về công tác giáo dục đạo đức, lý tưởng học sinh. Thông qua giáo viên chủ nhiệm (giáo viên chủ nhiệm) đễ truyền đạt đến học sinh những quy định cụ thể về tiêu chí thi đua, khen thưởng, kỷ luật và thiết lập các kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội ngoài nhà trường.

Hằng năm, cần triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 06/KT-TU ngày 27- 07-2004 của Thành phố về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; cuộc vận động “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên về công tác GDĐĐ học sinh. Để mỗi thầy, cô giáo tự rèn luyện hoàn thiện mình, xứng đáng là gương sáng cho học sinh noi theo; được học sinh nhìn nhận, đánh gía với thái độ:

Trọng thầy vì đạo đức của thầy Phục thầy vì kiến thức của thầy Quý mến thầy vì lòng độ lượng của thầy”

Trong trường trung học phổ thông, để quản lý hoạt động giáo dục nói chung, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nói riêng, người hiệu trưởng có thể thực hiện các chức năng sau:

Thứ nhất,xây dựng kế hoạch: Đây là chức năng quan trọng trong công

tác quản lý của hiệu trưởng, nhằm định hướng cho hoạt động GDNGLL tại trường trong từng thời điểm của năm học. Để xây dựng kế hoạch đạt kết quả cần đảm bảo các yêu cầu sau:

Về thời gian: Đầu năm học

Về quy định: Thực hiện các bước sau Lập dự thảo kế hoạch;

Họp thảo luận dự thảo từ các bộ phận liên quan; thống nhất, điều chỉnh trước khi ban hành.

Về nội dung:

Xác định đúng mục tiêu quản lý HĐNGLL theo các văn bản chỉ đạo của từng năm học của Bộ GD – ĐT, Sở GD – ĐT, Phòng GD – ĐT;

Xây dưng cụ thể chương trình hành động trong năm, học kỳ, tháng; Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, tình hình học sinh, thực tiễn của địa phương;

Nhiệm vụ, công tác cân đối, đều đặn theo từng tháng trong năm học.

Thứ hai, tổ chức, chỉ đạo thực hiện: Thành lập, củng cố Ban chỉ đạo HĐNGLL với thành phần quy định.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong ban chỉ đạo - Xây dựng các điều kiện cần thiết để tổ chức HĐNGLL như: nhận thức của cán bộ, GV đối với hoạt động này, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động.

- Chỉ đạo, phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để thực hiện.

Thứ ba, kiểm tra, đánh giá: Đây là công việc thường xuyên của hiệu trưởng trong mọi công tác quản lý nhà trường cũng như HĐNGLL. Do vậy, Hiệu trưởng cần:

- Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá: Tiêu chuẩn cần được thống nhất trong toàn trường và phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của HĐNGLL, muốn vậy hơn ai hết Hiệu trưởng cần phải nắm rõ mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, nguyên tắc… của hoạt động này.

- Tổ chức, bố trí, phân công lực lượng kiểm tra: Lực lượng kiểm tra chủ yếu là các thành viên trong Ban chỉ đạo HĐNGLL.

- Thực hiện công tác kiểm tra:

Kiểm tra nội dung các hoạt động đã đề ra theo kế hoạch.

Kiểm tra kết quả từng hoạt động cụ thể về nội dung, hình thức, biện pháp tổ chức

Kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục về các mặt nề nếp sinh hoạt, tham gia các hoạt động phong trào, thành tích. Mục đích của kiểm tra chủ yếu là để tư vấn, thúc đẩy, rút kinh nghiệm.

- Phương pháp kiểm tra: + Kiểm tra qua hồ sơ sổ sách; + Trao đổi, tìm hiểu;

+ Nghe báo cáo;

+ Trực tiếp dự một vài hoạt động cụ thể.

Qua kiểm tra cần có biện pháp xử lý, cải thiện mọi điều kiện để nâng cao chất lýợng HĐGDNGLL.

HĐNGLL là hoạt động giáo dục có ý nghĩa quan trọng, nhằm thực hiện nhiệm vụ dạy người song song với nhiệm vụ dạy chữ của mỗi nhà trường, đặc biệt là trường THPT trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, trong công tác quản lý, Hiệu trưởng cần tổ chức chỉ đạo hoạt động này một cách bài bản, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của nhà trường, của cấp học.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng XHCN cho học sinh THPT thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp (Trang 60 - 62)