Cốt truyện đa tuyến.

Một phần của tài liệu Cảm hứng lãng mạn từ nội dung cấu tứ đến hình thức nghệ thuật trong truyện ngắn lãng mạn thời kỳ đầu của m gorki (Trang 29 - 33)

Cốt truyện đa tuyến là cốt truyện đợc tạo thành từ nhiều tuyến truyện. Tuyến truyện có thể hiểu là “câu chuyện về một ngời, đợc thể hiện bằng những sự kiện liên quan đến cuộc đời nhân vật diễn ra trong không gian và thời gian nào đó” [3;7]. Do vậy, mỗi tuyến truyện là một nhát cắt đặc biệt của cốt truyện, có thể dịch chuyển đợc ra ngoài cấu trúc chung của tác phẩm, tồn tại độc lập riêng biệt, đứng vững trong mọi hoàn cảnh. Song đặt trong chỉnh thể nó lại có những ràng buộc chặt chẽ và khắt khe.

Cốt truyện đa tuyến thờng có xu hớng xuất hiện nhiều trong tiểu thuyết, còn trong truyện ngắn với dung lợng nhỏ nên ít bắt gặp. Tuy nhiên, vẫn có những cốt truyện đa tuyến trong truyện ngắn và cốt truyện đó thờng diễn ra trong một không gian và thời gian hạn chế, không chia thành nhiều tuyến phức tạp nh trong tiểu thuyết.

Bởi vậy, khảo sát truyện ngắn thời kì đầu chúng tôi chỉ thấy duy nhất truyện ngắn “Bà lão Idecghin” có cốt truyện đa tuyến.

Truyện “Bà lão Idecghin” có ba tuyến truyện - Câu chuyện về cuộc đời tính cách nhân vật Larra, Idecghin và Đankô. Có thể tách rời ra khỏi cốt truyện chung ba tuyến truyện thành những truyện độc lập. Nhng mặt khác ba tuyến truyện là bộ phận khăng khít trong quá trình vận hành của cốt truyện đợc gắn bằng lời kể của nhân vật ngời kể chuyện- Bà lão Idecghin và bị chi phối bởi quan niệm nghệ thuật về vấn đề tự do và cảm hứng lãng mạn của tác giả.

Tuyến truyện 1 : Truyền thuyết về Larra.

Đã từ bao nhiêu nghìn năm trôi qua ở một nơi xa lắm, mãi bên kia biển, nơi mặt trời mọc có một bộ lạc hùng cờng, họ chăn gia súc và săn thú dữ. Sau mỗi cuộc săn họ ăn mừng linh đình, ca hát và trong một bữa tiệc có cô gái tóc

đen, hiền dịu nh đêm tối bị một con đại bàng từ trên trời sa xuống quắp đi. Mọi ngời bắn tên vào con chim nhng mũi tên đều rơi lã tả, họ đi tìm cô gái nhng không sao tìm thấy. Rồi họ cũng lãng quên cô.

Đến hai mơi năm sau, cô gái tự dẫn thân về kiệt quệ, héo hắt cùng đi với cô là một chàng trai đẹp và khoẻ mạnh. Đây là con trai cô, đứa con chung của cô với đại bàng.

Mọi ngời ngạc nhiên nhìn nó nhng đôi mắt nó lạnh lùng và kiêu hãnh, có thái độ xấc xợc đối với những ngời lớn tuổi đứng đầu bộ lạc. Nó muốn sở hữu một cô gái xinh đẹp nhng bị cự tuyệt. Nó liền đánh ngã cô và dẫm lên ngực cô mạnh đến mỗi máu vọt qua miệng, cô gái đau đớn quằn quại nh con rắn rồi tắt thở. Chỉ vì lòng kiêu hãnh tình cảm riêng t mà Larra đã trở thành kẻ giết ngời. Bởi vậy, nó phải chịu hình phạt nặng nề sống cô độc, bị tách khỏi bộ lạc và muốn chết cũng không đựơc trở thành một cái bóng âm thầm hiện hình ở đám mây đen thẩm.

Tuyến truyện II: Câu chuyện về cuộc đời Bà lão Idecghin.

Tuổi trẻ Idecghin gắn với những mối tình sôi nỗi bồng bột muời lăm tuổi, Idecghin yêu một chàng trai cao lớn răng đen vui tính. Chỉ qua bốn ngày gặp gỡ Idecghin đã hiến thân cho anh ta. Một thời gian sau Idecghin chán ngời tình đầu tiên khi đoàn ngời Xgan kéo qua quê mình Idecghin yêu một anh chàng “cái gì cũng đỏ hoe”. Nhng rồi anh chàng Guxun bị treo cổ và tình yêu của hai ngời cũng kết liễu theo. Tiếp đến Idecghin yêu ngay một lão Thổ Nhĩ Kỳ. Idecghin đến thành phố Bônica một gả Do Thái liền bỏ tiền ra mua Idecghin về để làm món hàng sinh lợi. Idecghin đành phải sống những chuỗi ngày cực khổ bán thân nuôi miệng. Trong thời gian ấy Idecghin yêu một “Pan” mặt đầy vết chém, một ngời Mayya, một tay quý tộc ngời Ba Lan tên là Ackadec. Những cuộc tình triền miên theo ngày tháng cũng làm Idecghin mệt mỏi và chán nản đã đến lúc Idecghin muốn có một tổ ấm “sống cuộc đời một con chim cu”. Bởi vậy, Idecghin quyết định lấy một anh chàng ngời Mendani. Hạnh phúc ngắn ngủi của Idecghin kết thúc vào ngày anh chồng ngã bệnh và chết. Cuối đời Idecghin phải sống trơ trọi một mình.

Tuyến truyện III: Truyền thuyết về ngời anh hùng Đankô.

Thuở xa trên trái đất này, có một đám ngời sinh sống ở một khu vực bao quanh là rừng rậm. Bỗng có một bộ lạc khác không hiểu từ đâu xuất hiện xua đuổi họ vào tít trong rừng sâu nếu không thì làm nô lệ cho họ. Mọi ngời hoảng hốt khóc lóc, sức lực suy yếu trớc khung cảnh khắc nghiệt chỉ có đầm lầy và bóng tối. Đúng lúc đó Đankô - một chàng trai khoẻ mạnh đã xuất hiện và dẫn họ tìm đờng thoát khỏi rừng sâu tìm ra thảo nguyên. Nhng con đờng thoát không phải là dễ càng đi rừng mỗi lúc một dày rậm, sức lực con ngời suy kiệt. Họ bắt đầu oán trách Đankô, kết tội Đankô. Trớc tình thế khó khăn đó bỗng nhiên Đankô đa hai tay xé toang lồng ngực dứt trái tim ra và giơ cao trên đầu. Trái tim cháy sáng rực nh mặt trời soi đờng cho mọi ngời, rừng bỗng giãn ra và nhờng lối cho đoàn ngời tiếp bớc. Khi cả bộ lạc thoát khỏi ra khu rừng đầy nguy hiểm, chàng Đankô can trờng sung sớng đa mắt nhìn thảo nguyên bao la - khoảng đất tự do trớc mặt và bật lên tiếng cời tự hào rồi anh gục xuống và chết thanh thản .

Trong ba tuyến truyện trên tuyến chính là câu chuyện về cuộc đời bà lão Idecghin, hai tuyến phụ là câu chuyện về Đankô và Larra. Cốt truyện đợc cấu trúc theo kiểu lấy tuyến truyện Idecghin làm trục đối xứng, hai tuyến truyện phụ đối lập, tơng phản qua tuyến chính. Nói cách khác, ba tuyến truyện này không phải đợc cấu tạo theo hình mạng nhện, đan chéo, lồng ghép vào nhau mà có cấu trúc song song vừa tơng phản đối lập vừa bổ sung ý nghĩa cho nhau.

Các tuyến truyện đợc gắn kết bằng một chất keo hiển hiện trên bề mặt tác phẩm là nhân vật ngời kể chuyện Bà lão Idecghin (Idecghin kể cho nhân vật “tôi” nghe truyền thuyết về Larra, tiếp đến là câu chuyện về cuộc đời bà và sau cùng là kể về truyền thuyết Đankô). Ngoài ra chúng còn đợc kết dính bởi sợi dây vô hình xuyên suốt tác phẩm đó là t tởng nghệ thuật về lý tởng tự do của M.Gorki. Rõ ràng các câu chuyện đợc kết nối tinh tế tơng ứng với ba quan niệm về tự do: Kiểu tự do của Larra, kiểu tự do của Idecghin, kiểu tự do của Đankô trong cùng một truyện ngắn.

Kiểu tự do của Larra là kiểu tự do của kẻ ích kỷ đặt cá nhân mình lên tất cả, tự cho mình “là ngời thứ nhất trên đời ngoài bản thân nó ra, nó không nhìn thấy gì nữa hết”. Quan niệm tự do quái gỡ ấy của Larra là tất yếu dẫn đến tội ác: Ngang nhiên giết ngời. Hành động giết ngời của nó đã phải trả giá đích đáng: Nó không có cuộc sống, cái chết cũng không rớc nó đi, nó không còn chỗ dung thân giữa mọi ngời, mãi mãi chỉ là một cái bóng. Thông qua hình tợng Larra, Gorki kịch liệt đả kích chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, hẹp hòi tách rời tập thể cộng đồng.

Phủ nhận lên án kiểu tự do cá nhân ích kỉ của Larra, M.Gorki đồng thời đối thoại với ngời đọc về quan niệm tự do kiểu bà lão Idecghin. Idecghin từng tự hào về những năm tháng tuổi trẻ của mình “tôi đã yêu biết bao nhiêu ngời, tôi đã cho và nhận bao nhiêu cái hôn”[5; 84]. Những chiến công trong tình yêu của bà minh chứng cho triết lý “một khi con ngời a thích làm việc phi thờng thì bao giờ ngời ta cũng biết lập kỳ công và sẽ tìm ra đợc chỗ có thể làm ra đợc chuyện đó. Những kẻ không tìm đợc cơ hội để lập nên kỳ công thì chỉ là kẻ lời biếng hoặc hèn nhát hoặc không hiểu cuộc sống . Vì nếu hiểu cuộc sống thì mỗi ngời đều muốn lu lại bóng dáng của mình sau khi không còn trên đời này nữa. Và nh thế thì cuộc sống sẽ nghiến ngấu con ngời không để lại dấu vết gì nữa”[5; 89].

Tuy nhiên, không phải chiến công nào cũng lu lại, cũng sống mãi với thời gian. Suy cho cùng tự do lập chiến công trong tình yêu của Idecghin cũng chỉ vì mình, vì cái tôi cá nhân nhỏ bé. Nó không thể vợt thắng đợc thời gian không đủ lu lại trong cái trờng tồn của cuộc sống. Chính bà lão cũng nhận ra đ- ợc giới hạn của những chiến công trong tình yêu của mình : “Đã đến lúc tôi phải xây dựng tổ ấm, tôi sẽ sống cuộc đời chim cu”[5; 92]. Rõ ràng không có ai biết đến một thời tơi trẻ sôi nổi của bà, chiến công bị lãng quên ngay cả khi bà còn sống.

Bà lão Idecghin vẫn sống cùng cộng đồng nhân dân nhng với kiểu tự do của mình, tự do chỉ vì lợi ích cá nhân mình đã không mang lại lợi ích cho cộng đồng mà còn đẩy cá nhân mình đến chỗ bế tắc “thời gian đã làm cho bà héo hắt

đi, không còn thân hình, không còn khí huyết, lòng không ham muốn, mắt không còn những tia sáng linh lợi, cũng gần nh một cái bóng”.

Nh vậy, với kiểu tự do của bà lão Idecghin “cha bao giờ tôi chịu làm nô lệ cho bất cứ kẻ nào” cùng những chiến công trong tình yêu tác giả đã phê phán lối sống, tâm lý vì cá nhân tách rời lợi ích tập thể cộng đồng.

Chiến công chỉ có ý nghĩa khi cái tôi hoà với cái ta, khi tự do cá nhân không tách rời tự do cộng đồng của nhân dân. Hàng ngàn năm nay ngời ta vẫn nhắc mãi hình ảnh Đankô, ngời anh hùng đã sống hết mình vì tự do của bộ lạc. Anh đã hành động bởi tình yêu đối với mọi ngời muốn mọi ngời đến đợc với thảo nguyên bao la, tự do thoát khỏi đầm lầy u tối và vòng vây nô lệ. Tình yêu thơng cao cả đó biến thành sức mạnh thôi thúc con ngời hành động. Đankô ngã xuống khi dẫn đợc đoàn ngời đến với thảo nguyên tự do tràn đầy ánh sáng. Trong ký ức của nhân dân anh còn sống mãi, thảo nguyên hát mãi bài ca về ng- ời anh hùng dẫn lối.

Tóm lại, cách xây dựng cốt truyện đa tuyến trong tơng quan đối lập, tơng phản của truyện ngắn “Bà lão Idecghin” vừa thể hiện tài năng viết truyện ngắn bậc thầy của Gorki, vừa phản ánh cái nhìn nghệ thuật của nhà văn về tự do và chiến công. Tự do của cá nhân chỉ thực sự có ý nghĩa khi con ngời biết xác lập nó theo hệ quy chiếu với cộng đồng.

Một phần của tài liệu Cảm hứng lãng mạn từ nội dung cấu tứ đến hình thức nghệ thuật trong truyện ngắn lãng mạn thời kỳ đầu của m gorki (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w