Không gian nghệ thuật.

Một phần của tài liệu Cảm hứng lãng mạn từ nội dung cấu tứ đến hình thức nghệ thuật trong truyện ngắn lãng mạn thời kỳ đầu của m gorki (Trang 46 - 51)

''Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật” [15; 88]. Không có hình tợng nghệ thuật nào không có không gian, không có nhân vật nào không có nền cảnh xuất hiện nào đó.

“Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tợng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong một trờng nhìn nhất định. Qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia liên tục cách quảng, nối tiếp, cao thấp, xa gần rộng dài tạo thành viễn cảnh nghệ thuật” [4;135].

Ngời nghệ sĩ khi sáng tạo không gian cho tác phẩm của mình luôn “thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống do đó không thể quy về không gian địa lý vật chất”. [22;89]. Vậy nên không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tính quan niệm tợng trng. Nó thấm đẫm cảm thụ và quan niệm chủ quan của tác giả. Mỗi nhà văn tìm cho mình một “mẫu hình”không gian nghệ thuật riêng. Qua không gian nghệ thuật đó t tởng chủ đề của tác phẩm đợc bộc lộ rõ nét. Khảo sát không gian nghệ thuật trong truyện ngắn lãng mạn thời kỳ đầu của M.Gorki đi vào tìm hiểu nét độc đáo trong việc cảm thụ và biểu hiện hình tợng không gian nghệ thuật mang cảm hứng lãng mạn sâu sắc của nhà văn: Không gian lãng mạn đậm chất hiện thực .

* Không gian lãng mạn đậm chất hiện thực.

Không gian trong truyện ngắn lãng mạn thời kỳ đầu của Gorki biểu hiện rất độc đáo không gian lãng mạn bao trùm nhng lại có sự đan xen của không gian mang màu sắc hiện thực. Đây là hệ quả của sự kết hợp, hoà quyện giữa hai bút pháp hiện thực và lãng mạn trong phong cách sáng tạo của M.Gorki .

Với cảm hứng lãng mạn giàu chất trữ tình Gorki đã sáng tạo nên kiểu không gian lãng mạn. Không gian lãng mạn là một trong những yếu tố chính để thể hiện quan điểm nghệ thuật về con ngời tự do, xây dựng những tính cách phi thờng dũng cảm và tạo chất trữ tình bay bỗng cho tác phẩm. Không gian lãng mạn luôn có độ mở rất lớn đó là hình ảnh bầu trời, biển cả và thảo nguyên. Những hình ảnh này đợc miêu tả với nhiều sắc thái, dáng điệu ở những thời điểm khác nhau. Không gian có khi kỳ vĩ, rộng lớn nh thách thức lòng dũng cảm, tinh thần ý chí đấu tranh của con ngời lúc lại dịu êm, sâu lắng gợi không khí cho những câu chuyện huyền thoại vọng về từ quá khứ xa xa.

Không gian mở đầu truyện “Makar Tsuđra” đợc thể hiện qua hình ảnh biển cả mênh mông và yên tĩnh : “Từ biển khơi thổi về một làn gió ớt và lạnh truyền đi khắp thảo nguyên điệu nhạc trầm ngâm của sóng xô vào bờ và tiếng cỏ cây miền duyên hải ... ở bên trái là cảnh thảo nguyên mênh mông, ở bên phải là biển rộng bát ngát”.[5;7]

Cũng vậy không gian trong lành và buồn lạ lùng với “sơng đêm xanh thẳm, trời vẫn còn những mảng mây xốp nhẹ bay lang thang với những đờng nét mềm mại nh những luồng khói lam và xanh tro cuồn cuộn bốc lên. Giữa các mảng mây là những mảng trời xanh ngời lên thứ ánh sáng dịu dàng lấm tấm những vì sao óng ánh nh vụn vàng” [5;77] đã mở đầu cho câu chuyện truyền thuyết huyền diệu mà bà lão Idecghin sắp kể .

Trong “Bài ca chim Ưng” không gian đợc mở ra trong khung cảnh biển cả rộng mênh mông. Biển đợc miêu tả thật trữ tình dịu êm nh cảm xúc mơ màng cả một ngời nào đó: “Biển rộng mênh mông uể oải thở dài bên bờ, im lìm trong giấc ngủ, phía xa phẳng lặng tràn ngập ánh trăng xanh mềm mại và óng ả, biển hiền hoà lẫn với nền trời xanh biếc của phơng nam có phản chiếu những thớ mây trong suốt mịn nh lông tơ. [5;170] Thiên nhiên trở nên và bao giờ cũng có hồn, phong phú màu sắc thẩm mĩ trong đôi mắt nhạy cảm của nhà văn .

Ngoài không gian êm đềm sâu lắng vừa làm nền vừa khơi gợi không khí cho những câu chuyện huyền thoại vọng về từ quá khứ, còn có những không gian mang tính chất hùng vĩ dữ dội nhằm khắc đậm tính cách nhân vật anh hùng.

Không gian bầu trời và biển cả trong “Bài ca chim Ưng” hiện lên thật đẹp trong sự chuyển động điên cuồng: “Biển lấp lánh tràn ngập toả sáng rực rỡ và sóng biển hung hăng xô vào bờ. Trong tiếng sóng gầm nh tiếng s tử vang lên khúc hát ca ngợi con chim kiêu hãnh, đá rung lên dới sóng trời rung lên trong tiếng biển cả dữ dội!”. Không gian biển trời và bầu trời ấy chính là biểu tợng của lòng khát khao tự do, chiến đấu và chiến thắng của chim Ưng. Chỉ trong tầm không gian rộng lớn kia chim Ưng mới đợc sống hết mình với

không khí giao tranh chiến đấu mới thể hiện đợc lòng dũng cảm kiên cờng của nó.

Không gian trong “Bài ca chim báo bão” đợc gợi lên từ hình tợng biển cả vừa kỳ vĩ vừa rợn ngợp: “Sấm gầm vang dậy...sủi bọt căm hờn, sóng cất tiếng than thở đáp lại lời gió. Gió ôm đoàn sóng biển trong đôi tay hùng vĩ và tung sóng lao vào vách đá trong cơn hung hãn mạn dại và những khối nớc khổng lồ màu ngọc bích vỡ tung toé thành muôn hạt bụi trong”.

Còn trong truyện “Nàng tiên bé nhỏ và chàng chăn cừu” không gian thảo nguyên đẹp bao la mênh mông rộng lớn nhng cũng rất dữ dội đã tô đậm tính cách dũng mạnh, khát vọng sống tự do, khát vọng chinh phục tự nhiên của con ngời.

“Thảo nguyên thân yêu! bốn bề tít tắp Cỏ mọc tràn lan ngời ngời ánh bạc Giá trị tự do xoè rộng cánh chim bay Cùng thảo nguyên âu yếm vui tơi”.

Và chàng trai đó sung sớng khi nhìn thấy những tia chớp xé rách bầu trời nặng trĩu, báo hiệu cơn bão táp sắp đến. Chàng đứng trên cao nh muốn ôm ghì lấy bão táp reo lên: “Chẳng có gì mạnh mẽ và đẹp đẽ hơn bão táp!”

Lãng mạn trong những sáng tác của Gorki là thứ lãng mạn tích cực. Nghĩa là truyện ngắn lãng mạn của ông ra đời không phải là để ru ngủ hay huyễn tởng cuộc sống, không phải xuất phát từ ý muốn xa lánh cuộc sống, đem mơ ớc đối lập với thực tế mà nó có cội nguồn từ lòng khát khao muốn tìm tòi trong chính bản thân cuộc sống một cái gì rực rỡ cao quý hơn. Điều này giải thích rõ tại sao truyện ngắn lãng mạn của Gorki lại chứa đựng những yếu tố hiện thực xen kẻ hoà quyện với những yếu tố lãng mạn. Yếu tố hiện thực thể hiện ở không gian mang đậm màu sắc hiện thực gần gũi với cuộc sống.

Mở đầu và kết thúc truyện ngắn lãng mạn thờng là cảnh biển cả, bầu trời, thảo nguyên khoáng đạt nên thơ giàu chất lãng mạn trữ tình. Nhng không gian ấy không phải của huyền thoại mà là của hiện thực hôm nay, chúng thờng làm nền cho cuộc đối thoại, trò chuyện giữa các nhân vật hoặc tạo không khí cho các nhân vật kể lại những câu chuyện truyền thuyết huyền diệu.

Câu chuyện tình bi thảm Lôikô - Radda đợc ông già Txgan kể bên đống lửa trên thảo nguyên đẹp mê hồn. Nơi ông đang chăn bầy ngựa của một trại du mục. Hay những câu chuyện “cổ tích tuyệt vời” về Larra, Đankô đợc bà lão kể với nhân vật “tôi” khi họ “đang ngã mình dới bóng lá dày đặc của những gốc nho ở gần bờ biển xứ Betxarabi” sau một ngày thu hoạch vất vả.

Còn bài ca cổ chim Ưng lại đợc Rahim - một lão già chăn cừu với dáng ngời cao lớn, râu tóc bạc phơ, nớc da cháy nắng miền Nam kể lại ở vùng biển Krm hùng vĩ và dữ dội của đất nớc Nga xa xôi.

Không gian mang đậm chất hiện thực còn đợc thể hiện ở những không gian hẹp nh khe núi, đầm lầy và bóng tối bao trùm khắp rừng xanh thẳm. Rắn Nớc “thờng bò lên cao, đi vào núi và nằm trong khe núi ẩm ớt mình khoanh tròn, mắt trông ra biển đầy thắc mắc”[5; 172]. Không gian khe núi của Rắn N- ớc nơi bóng tối thờng xuyên ngự trị là không gian hiện thực toát lên cuộc sống tầm thờng nhỏ hẹp của kẻ không bao giờ biết đến tự do.

Hay không gian đầm lầy với bóng tối trùm lên khắp rừng sâu là nơi bộ lạc của Đankô phải đối mặt hiện lên thật ngột ngạt bế tắc không lối thoát: “ở đấy chỉ có đầm lầy và bóng tối vì rừng sâu đã lâu đời lắm rồi... cành lá quấn quýt dày rậm đến nỗi không còn nhìn thấy bầu trời nữa, và tia sáng mặt trời phải khó khăn lắm mới lọt qua đám lá um tùm để soi rọi chút ít xuống đầm lầy... Xung quanh đoàn ngời bao giờ cũng có một vùng bóng tối vững chắc chỉ chực nghiến bẹp họ”[5; 94].

Trong truyện ngắn lãng mạn thời kỳ đầu của Gorki không gian lãng mạn nhng đậm chất hiện thực, không gian lãng mạn xen kẻ phối hợp với không

gian hiện thực đã tạo cho những câu chuyện huyền thoại trở nên gần gũi với cuộc sống đời thờng tởng nh nó mới xảy ra quanh đâu đây.

Mặt khác, chính kiểu không gian này đã làm sống lại câu chuyện xa trong bối cảnh không gian hiện thực của thời đại hôm nay, Gorki qua đó muốn thức tỉnh khát vọng tự do, tinh thần chiến đấu trong tâm hồn nhân dân Nga, muốn gửi gắm niềm tin tởng vào khả năng của họ.

Một phần của tài liệu Cảm hứng lãng mạn từ nội dung cấu tứ đến hình thức nghệ thuật trong truyện ngắn lãng mạn thời kỳ đầu của m gorki (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w