Lý tởng hoá trong các biện pháp khắc hoạ tính cách nhân vật.

Một phần của tài liệu Cảm hứng lãng mạn từ nội dung cấu tứ đến hình thức nghệ thuật trong truyện ngắn lãng mạn thời kỳ đầu của m gorki (Trang 55 - 58)

Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tợng [15;277]. Nhân vật là con ngời đợc nhà văn biểu hiện trong tác phẩm văn học. Nó có thể có tên hoặc không tên nhng nó có vai trò quan trọng trong việc bộc lộ chủ đề t tởng tác phẩm của nhà văn .

Khái niệm nhân vật thờng đợc quan niệm với một phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con ngời mà còn có thể là sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng tính cách của con ngời. Và điều dĩ nhiên nhân vật văn học là sáng tạo của nhà văn trên cơ sở chất liệu cuộc sống là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ớc lệ, không thể và không bao giờ đồng nhất với con ngời có thật trong đời sống .

M.Gorki có lần khuyên một nhà văn trẻ : “ Anh hãy bỏ nghề viết đi, đấy không hoàn toàn là công việc của anh, có thể thấy rõ nh thế. Anh hoàn toàn không có khả năng miêu tả con ngời cho thật sinh động mà đấy là điều cơ bản”.

Điều đó có nghĩa nhân vật là một yếu tố nội dung rất quan trọng trong tác phẩm văn học, đặc biệt phơng thức xây dựng nhân vật còn là vấn đề mà nhà văn cần chú trọng để thể hiện một cách đầy đủ và rõ ràng ý đồ nghệ thuật của riêng mình.

Nhân vật trong tác phẩm văn học xuất hiện qua sự trần thuật, miêu tả với nhiều phơng tiện nghệ thuật khác nhau. Trong truyện ngắn lãng mạn thời kỳ đầu của Gorki, tác giả thể hiện nhân vật qua các phơng thức cơ bản nh miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ, hành động. Với các phơng thức cơ bản đó thế giới nhân vật trong truyện ngắn lãng mạn đợc thể hiện một cách sinh động, rõ nét mang đậm chất trữ tình lãng mạn .

3.4.1 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật.

Ngoại hình nhân vật là khái niệm “nhằm chỉ hình dáng, diện mạo, trang phục cử chỉ, tác phong... tóm lại là toàn bộ biểu hiện tạo nên dáng vẻ bề ngoài của nhân vật [4;134]. Ngoại hình nhân vật trong truyện ngắn Gorki đợc khắc hoạ từ nhiều góc độ khác nhau: Ngoại hình miêu tả trong qua ngời kể chuyện, từ sự quan sát của nhân vật khác trong tác phẩm... dù đợc miêu tả từ điểm nhìn nào thì cũng tựu trung lại để biểu hiện cách nhìn quan niệm của tác giả về con ngời. Đặc biệt, trong truyện ngắn lãng mạn của mình Gorki đã miêu tả ngoại hình các nhân vật bằng cách lý tởng hoá cao độ. Chính điều này làm cho các nhân vật lãng mạn của ông mang vẻ đẹp cao cả đứng cao hơn hoàn cảnh. Bên cạnh đó, tính cách tâm hồn của các nhân vật ngời kể chuyện cũng đợc bộc lộ qua ngoại hình.

M.Gorki bằng thủ pháp phóng đại và thi vị hoá đã thể hiện những tài năng của nhân vật một cách cụ thể và sinh động. Phóng đại là dùng từ ngữ hoặc cách diễn đạt để nhân lên gấp nhiều lần những thuộc tính của khách thể nhằm mục đích làm nổi bật bản chất của đối tợng cần miêu tả, gây ấn tợng đặc biệt mạnh mẽ . Theo Gorki đây là “một trong những mặt cơ bản của hình thức”. Gorki đã phóng đại thi vị hoá ngoại hình các nhân vật lãng mạn của mình bằng cách sáng tạo ra những hình ảnh so sánh táo bạo, gợi hình bất ngờ.

Chân dung Lôikô hiện lên qua ngòi bút của Gorki thật sinh động: “Hai chòm ria của chàng trẻ tuổi buông xuống tận vai, lẫn với mái tóc quăn, đôi mắt chàng lấp lánh nh hai vì sao, và nụ cời rực rỡ nh vầng thái dơng, thật thế! (...) chàng đứng trong ánh sáng của đống lửa đỏ rực nh tắm trong máu và nhoẻn miệng cời, hai hàm răng lấp lánh”[5;12]. Dùng nghệ thuật phóng đại ngoại hình

Lôikô nhà văn muốn nhấn mạnh cái vẻ đẹp đầy hào hoa, lãng mạn và khoẻ mạnh hơn ngời của chàng trai trẻ này. Chàng là con ngời của lý tởng tự do.

Nhan sắc của Radda cũng đợc nhà văn vừa phóng đại vừa thi vị hoá rất độc đáo “dùng lời lẽ để tả Radda thì chẳng thể tả nổi đâu! Cái nhan sắc ấy may ra chỉ có thể ca ngợi trên phím vĩ cầm, mà cũng chỉ có kẻ nào am hiểu cây đàn ấy nh hiểu chính tâm hồn mình mới ca ngợi nổi”[5;10]. Thủ pháp phóng đại và thi vị hoá ngoại hình làm cho nhân vật trở nên phi thờng cao cả, mang dáng dấp của những con ngời trong huyền thoại, mang ý vị văn hoá dân gian. Họ là những con ngời có tâm hồn, lý tởng biết yêu tự do và dám hy sinh vì lý tởng tự do.

Nhân vật Đankô cũng là một nhân vật lý tởng, ngoại hình của chàng không đợc miêu tả một cách chi tiết cụ thể nhng qua lời của bà lão Idecghin đó là “một chàng trai trẻ đẹp. Những ngời đẹp bao giờ cũng can đảm” chỉ vậy thôi nhng hình ảnh Đankô vẫn để lại trong tâm trí ngời đọc một chàng trai khoẻ mạnh, đẹp - biểu hiện của lòng dũng cảm dám hi sinh bản thân để tìm cuộc sống tự do cho cộng đồng".

Bên cạnh ngoại hình những nhân vật mang tính lý tởng đợc nhà văn thể hiện một cách sinh động. Ngoại hình nhân vật ngời kể chuyện thứ hai đợc biểu hiện qua cái nhìn của nhân vật “tôi”, họ đều là những ngời già cả nhng bên ngoài ngoại hình của họ vẫn lộ những nét thông minh, thông thái của lớp ngời xa từng trải nhiều kinh nghiệm.

Đó là ông lão Rahim - “Một lão chăn cừu vùng Krm, dáng ngời cao lớn, râu tóc bạc phơ, nớc da cháy nắng miền Nam, một ông lão khô khan và thông thái”[5;170] “Vầng trán rộng chi chít những nếp nhăn nhỏ li ti.” Ông lão Rahim đã già nhng vẫn còn tinh thông bao vấn đề và trong ông luôn ẩn chứa những câu chuyện những bài ca ca ngợi lòng dũng cảm, chiến đấu vì lý tởng tự do .

Cũng là ngời của thế hệ trớc, bà lão Idecghin lại đợc miêu tả: “Thời gian đã làm cho lng bà cong gập xuống, cặp mắt xa kia đen láy đã mờ đục và lúc nào cũng đẫm lệ. Giọng nói khô khan của bà lão nghe đến kỳ lạ nh tiếng xơng

va vào nhau lục cục”. Ngoại hình bà lão Idecghin biểu hiện cho một tâm hồn tính cách đã trãi qua bao chiến tích trong tình yêu của một thời trẻ sôi nổi, say sa ham sống, ham lập chiến công. Tuy nhiên, những chiến công của bà lão chỉ vì cá nhân mình nên trải qua bao thời gian sức lực của bà đã cạn khô. “Tôi nhìn mặt bà lão. Cặp mắt đen của bà vẫn mờ đục ,hồi ức không làm cho cặp mắt ấy linh hoạt lên. ánh trăng rọi sáng cặp môi khô nứt nẻ của bà, rọi sáng cái cằm nhọn vêu vao dính những sợi tóc bạc và cái mũi nhăn nheo khoằm xuống nh mỏ cú. Hai má trũng xuống thành hai hõm đen. Từ dới tấm khăn đỏ, nh miếng giẻ rách cuốn quanh đầu, một mớ tóc màu tro xoã ra, dính bết vào bên hõm má. Da mặt da cổ và da tay chằng chịt nếp nhăn nom nh những vết khía và mỗi khi bà lão cử động, tôi cứ tởng nh làn da khô héo ấy sẽ rách tả tơi, bong xuống từng mảng và trớc mắt tôi hiện lên bộ xơng trần trụi với hai hốc mắt đen ngòm, đờ đẫn.” [5;84]

Trong cái nhìn của nhân vật “tôi” ngoại hình bà lão Idecghin hiện lên với tất cả những gì của vẻ già nua, tàn tạ của một ngời già đã trải qua bao thăng trầm của cuộc sống. Đó cũng chính là hệ quả của một kiểu tự do tách rời cộng đồng.

Nhìn chung, cách miêu tả ngoại hình nhân vật trong truyện ngắn lãng mạn thời kì đầu của Gorki mới tập trung dừng lại ở những nét khái quát sắc mặt cặp mắt, nụ cời ... cha đi sâu vào sự cá biệt hoá chân dung nhân vật. Dẫu vậy cách thức thể hiện nh thế đã phát ngôn phần nào cho việc khắc họa tính cách nhân vật và thể hiện quan niệm nghệ thuật về con ngời của nhà văn .

Một phần của tài liệu Cảm hứng lãng mạn từ nội dung cấu tứ đến hình thức nghệ thuật trong truyện ngắn lãng mạn thời kỳ đầu của m gorki (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w