Ngôn ngữ nhân vật là lời nói của nhân vật phát ra khi đối thoại với một nhân vật nào đó trong truyện, là lời ăn tiếng nói của nhân vật đợc vang lên trong tác phẩm. Cùng với miêu tả ngoại hình, hành động Gorki còn chú ý đến
việc miêu tả ngôn ngữ nhân vật. Vì ngôn ngữ là “Một căn cứ quan trọng để biểu đạt phẩm chất và tính cách của mọi ngời”[4; 135].
Trong truyện ngắn lãng mạn với cách xây dựng lý tởng hoá nhân vật, nhân vật của Gorki có ngôn ngữ đẹp, bóng bẩy đợc trau chuốt và mang tính triết lý sâu sắc. Đó thờng là lời kêu gọi hành động. Đặc biệt, trong truyện của mình hình tợng tác giả không xuất hiện trực tiếp trên trang văn mà Gorki xây dựng nhân vật ngời kể chuyện tự phát ngôn qua đó thể hiện quan niệm của tác giả một cách khách quan và chân thực.
Do vậy, ngôn ngữ nhân vật là căn cứ rất quan trọng việc tìm hiểu tâm hồn, tính cách nhân vật và t tởng nghệ thuật của tác giả.
Nhân vật ngời kể chuyện thứ hai trong truyện ngắn lãng mạn của Gorki thờng là những ngời già cả, trải đời, những ngời sống giữa lòng văn hoá dân gian kể về những câu chuyện truyền thuyết. Gorki đã rất ý vị khi để cho họ nói những câu mang tính chất triết lý sâu sắc - nh chính lời của ngàn xa vang vọng đến hôm nay.
Trớc khi kể câu chuyện về mối tình Lôikô - Radda cho nhân vật “tôi” nghe ông già Makar Tsuđra đã nói về vấn đề tự do và hành động “phải chạy mãi cho khỏi nghĩ ngợi về cuộc đời, nếu không sẽ chẳng còn yêu đợc nó nữa. Hễ nghĩ ngợi là y nh hết yêu đời”[5; 8]. Câu nói toát lên ý nghĩa về vấn đề tự do bằng cách chế giễu những kẻ chỉ biết nghĩ ngợi mà không dám hành động để có đợc tự do.
Và vấn đề tự do còn đợc Makar Tsuđra đặt trong tơng quan với suy nghĩ về tình yêu. Ông cụ nói: “Nó buộc anh bằng một cái gì vô hình mà không sao gỡ nổi, và anh sẽ hiến dâng cả tâm hồn cho nó” [5; 9]. Từ bao lâu nay tình yêu vẫn luôn đợc mọi ngời đề cao tuy nhiên, tình yêu trong tơng quan với tự do lại chính là một trở ngại. Tình yêu làm cho con ngời ta phải phục tùng, nô lệ vào nhau. Từ đó, vấn đề sống về khát khao tự do luôn là quan trọng nhất vợt lên tất cả mọi thứ tình cảm kể cả tình yêu. Để minh chứng cho những lời nói của mình thực đúng cụ đã kể câu chuyện tình giữa Lôikô và Radda cho nhân vật
tôi nghe và cụ nói rằng : “Nghe mà nhớ lấy, và hễ nhớ thì suốt đời sẽ đợc làm con chim tự do”[5; 10].
Còn bà lão Idecghin triết lý về cuộc sống và chiến công một cách chậm rãi “trong cuộc sống bao giờ cũng có chỗ để làm nên sự nghiệp phi thờng. Còn những kẻ không tìm đợc để lập nên kỳ công thì chỉ là những kẻ lời biếng hoặc hèn nhát, hoặc là không hiểu cuộc sống, vì nếu hiểu cuộc sống thì mỗi ngời đều muốn lu lại bóng dáng mình sau khi mình không còn trên đời này nữa”[5; 89]. Câu nói toát lên ý nghĩa nhân sinh lớn lao - cuộc sống con ngời sẽ trở nên thiết thực hơn khi con ngời biết sống vì lý tởng cao đẹp của mình. Đặc biệt là phải hành động, phải lập chiến công để lại “vết tích” gì trong cuộc đời này.
Bà lão có lúc buồn bã thốt lên rằng: “Tôi thấy thiên hạ không sống mà chỉ đắn đo, suy tính và phí cả đời vào việc đắn đo suy tính đó. Rồi khi sống uổng hết một đời ngời vì phung phí thời gian thì lại bắt đầu khóc than cho số phận. Nhng viện số phận ra mà làm gì ? Số phận của mỗi ngời là ở chính bản thân ngời đó!” [5;93]. Bà lão đã rất đúng đắn khi cho rằng “Số phận của mỗi ngời là chính ở bản thân ngời đó!” Do vậy, chỉ có hành động mới giúp con ngời sống tốt hơn chứ không thể là những “suy tính, đắn đo”. Triết lý về hành động, lập chiến công của bà lão Idecghin đã rất phù hợp với thời đại chúng ta ngày nay.
Những nhân vật ngời kể chuyện là hình tợng lãng mạn mà ngôn ngữ của họ là thứ ngôn ngữ hàm chứa nhiều yếu tố tích cực, giàu chất triết lý. Đó là một trong những lý do quan trọng để nhà văn xây dựng những nhân vật ngời kể chuyện già cả, giàu vốn sống nói về các vấn đề nhân sinh lý tởng cao đẹp: Tự do và chiến công.
Ngoài nhân vật ngời kể chuyện, ngôn ngữ của các nhân vật lý tởng nh Đankô, chim Ưng, Chim báo bão cũng chất chứa bao ý vị sâu xa của cuộc sống con ngời. Gorki để cho nhân vật Đankô tự bộc lộ suy nghĩ qua lời nói tiến bộ “Sống là phải hành động”. Hành động là để lập nên những chiến công rực rỡ để đổi mới cuộc đời chứ không phải là những lời than vãn rên rĩ, hèn nhát, “nghĩ ngợi không thể vứt bỏ đợc tảng đá trên đờng đi. Kẻ nào không mó tay vào việc gì thì chẳng làm nên công chuyện gì. Cứ lo nghĩ làm chi cho hao tâm tổn sức. Hãy đứng lên, chúng ta sẽ
đi sâu vào rừng bởi vì rừng cũng có chỗ kết thúc, mọi cái trên đời đều có chỗ kết thúc! Ta đi đi ! Nào! Tiến bớc!”.[5; 95] Lời kêu gọi đầy ý chí sắt đá của anh vang lên hô hào kêu gọi mọi ngời đứng lên hành động, để có tự do phải hành động, phải chiến đấu, phải có sự hy sinh của sự dũng cảm. Chính điều đó đã thôi thúc cả đoàn ngời lên đờng tìm đến mảnh đất tự do và ánh sáng.
Trong lời nói của Đankô đã chứa đựng một triết lý sống của sự tiến bộ. Qua đó chúng ta cũng thấy đợc Đankô là con ngời của hành động, con ngời của niềm lạc quan tin tởng.
Chim Ưng cũng là một hình tợng kỳ vĩ phi thờng có sức tác động mạnh mẽ vào tâm hồn ngời đọc. Chim Ưng bị tử thơng, sa mình vào một hang đá ức bị xé toạc, biết mình sắp chết chim Ưng quyến luyến bầu trời và nói với Rắn Nớc : “Phải, ta đang hấp hối...Ta sống thật huy hoàng!... Ta đã biết thế nào là hạnh phúc!... Ta đã chiến đấu dũng cảm. Ta đã trông thấy trời xanh...”[5; 172] Chim Ưng đã rất tự hào về quãng đời sống tự do giữa bầu trời xanh của mình. Thể hiện niềm khát khao mãnh liệt trong chim Ưng. Chim Ưng đã gợng hết mình để kêu lên đau đớn: “Ôi! Ước sao đợc bay vút lên trời một lần nữa! Bấy giờ ta sẽ áp chặt kẻ thù vào những vết thơng trên ngực ta và sẽ bắt nó phải chết sặc trong máu ta! Ôi! Hạnh phúc của chiến đấu”[5; 173]. Những lời nói của chim Ưng trớc lúc chết đã cho ta thấy những phẩm chất của con ngời anh hùng. Với chim Ưng hạnh phúc chỉ có đợc trong chiến đấu, vinh quang có đợc là trong đấu tranh giành tự do và chiến thắng. Chim Ưng cũng giống nh chàng trai Đankô đã từng quan niệm “Sống là phải hành động ”.
Qua lời nói của chim Ưng, Gorki đã đề cao tinh thần chiến đấu tự vợt quá mình của những ngời anh hùng sống dũng cảm chết hiên ngang kiên cờng.
Hình tợng chim báo bão là một nhân vật mang tính biểu tợng. Tác giả không miêu tả cụ thể nhng trong tiếng thét của chim vang lên niềm tin thắng lợi, lời nói của nhà tiên tri thắng lợi:
“Bão! Trận bão sắp nổi lên (...)
Đối lập với những hình tợng mang vẻ đẹp lý tởng trong suy nghĩ và thái độ đợc thể hiện qua ngôn ngữ ở trên là những nhân vật luôn có thái độ cầu an, vị kỷ, bằng lòng với cuộc sống thực tại. Đó là hình tợng Rắn Nớc. Rắn Nớc có t tởng cầu an và không hiểu đợc cái lý tởng đầy ý nghĩa cao đẹp của chim Ưng. Nó đã suy nghĩ rằng : “Không biết sinh thời chim Ưng nó trông thấy những gì trong cái khoảng trống trải vô tận ấy? Tại sao những kẻ nh chim Ưng khi chết vẫn còn dày vò tâm hồn bằng tình yêu tha thiết đối với những chuyến bay lên trời cao?”. [5; 173]
Rắn Nớc đã cời chế nhạo chim Ưng, xem thờng chim Ưng và coi chim Ưng là kẻ nói dối “loài chim thật buồn cời chúng không biết rõ mặt đất buồn chán với cảnh sống ở đây, chúng cố bay cho cao lên trời và đi tìm một cảnh sống khác một khoảng không nồng nực. ở đấy trống hoác ra. ở đấy nhiều ánh sáng lắm, nhng không có thức ăn và không có chỗ dựa cho một cơ thể sống. Vậy thì tự hào để làm gì ?....Buồn cời thay cho lũ chim ấy”. [5; 174]
Với những suy nghĩ lời nói của Rắn Nớc về chim Ưng, về khoảng trời tự do đã thể hiện một lối sống an phận bằng lòng với thực tại, không có ớc mơ lý tởng. Sống chỉ là để tồn tại. Qua đó Gorki phê phán lối sống chỉ biết thoả mãn nhu cầu để tồn tại, sống không có hoài bão, khát vọng.
Nh vậy, qua ngôn ngữ của nhân vật chúng ta đã hiểu đợc tính cách, tâm hồn, hoàn cảnh sống của từng nhân vật. Qua khảo sát chúng ta thấy đợc sự tài tình của Gorki khi xây dựng nhân vật lãng mạn qua nghệ thuật miêu tả ngôn ngữ.
Hình tợng nhân vật trong truyện ngắn lãng mạn của Gorki đợc xây dựng đó là những nhân vật ngời kể chuyện, nhân vật trong truyền thuyết dân gian, nhân vật mang tính biểu trng. Tất cả đã hiện lên rất sinh động với vẻ đẹp lãng mạn giàu chất trữ tình đợc thể hiện qua ngoại hình, hành động, ngôn ngữ của nhân vật. Qua hình t- ợng nhân vật Gorki đã thể hiện t tởng nghệ thuật của mình một cách đầy đủ và sâu sắc nhất.
kết luận
Theo sát nhiệm vụ của luận văn đã đợc đặt ra từ đầu chúng tôi đi sâu khảo sát nghiên cứu: "Cảm hứng lãng mạn từ nội dung cấu tứ đến hình thức nghệ thuật trong truyện ngắn lãng mạn thời kỳ đầu của Gorki". Cụ thể là tìm hiểu t t- ởng nghệ thuật của M.Gorki - Đó chính là cơ sở t tởng của cảm hứng lãng mạn trong các sáng tác lãng mạn thời kỳ đầu của nhà văn. Tiếp đó, phát hiện những biểu hiện của yếu tố lãng mạn trong nội dung và hình thức nghệ thuật của truyện ngắn lãng mạn thời kỳ đầu.
1. Với cảm thức về hiện thực cuộc sống một cách sâu sắc Gorki nhìn thấy sự "nghèo nàn'', ''cơ cực" của cuộc sống nhà văn đã mong muốn qua những trang văn của mình mang đến những điều ''suy tởng'', ''bịa đặt'', những t tởng xinh tơi và khát vọng còn thiếu trong cuộc đời thực. Tập trung nhất là t tởng tự do, chiến công và chiến thắng với niềm lạc quan cách mạng.
Có thể nói, cảm hứng lãng mạn Gorki không phải đợc tạo nên bởi ý muốn xa lánh cuộc sống đem mơ ớc đối lập với thực tế mà xuất phát từ lòng khát khao muốn tìm tòi trong chính bản thân cuộc sống một cái gì rực rỡ hơn, cao quý hơn, đẹp đẽ hơn chứ không phải tô hồng cuộc sống.
Từ đó Gorki đã gắn truyền thống hiện thực chủ nghĩa trớc đó với truyền thống lãng mạn trong văn học dân gian và văn học lãng mạn đầu thế kỷ XIX. Gorki kế thừa những yếu tố phù hợp với quan điểm nghệ thuật của mình từ đó sáng tạo nên những hình tợng nghệ thuật lãng mạn, gắn kết với cuộc đời thực vừa mang âm hởng thời đại vừa dự báo tơng lai.
Truyện ngắn lãng mạn thời kỳ đầu của nhà văn có yếu tố lãng mạn nhng về chất không phải nh yếu tố lãng mạn của chủ nghĩa lãng mạn thế kỷ XIX. Bởi các yếu tố đó đã đợc "thanh lọc'', ''khúc xạ'' qua t tởng của chính Gorki: "Trong văn học chúng ta cha từng có chủ nghĩa lãng mạn nếu hiểu chủ nghĩa lãng mạn là sự tán dơng thái độ tích cực đối với thực tế là sự tuyên truyền cho lao động và giáo dục lòng ham sống và nhiệt tình xây dựng nhiều hình thức sinh hoạt mới và là niềm căm giận đối với thế giới cụ" [4;251].
Bản chất mỹ học của quan niệm t tởng về chủ nghĩa lãng mạn của M.Gorki đã đợc biểu hiện rõ cả trong nội dung lẫn hình thức nghệ thuật trong những truyện ngắn lãng mạn thời kỳ đầu của nhà văn.
2. Dới một hình thức tởng tợng, ớc lệ nhìn bề ngoài có vẻ phi hiện thực nh- ng Gorki đã lồng vào trong đó những t tởng lớn lao của thời đại. Gorki đã thể hiện cảm hứng ngợi ca tự do ý chí hào hùng bất khuất và cảm hứng phê phán lối sống tâm lý ơn hèn của con ngời. Trong truyện Makar Tsuđra khẳng định: Tự do là điều quý hơn tất cả mọi thứ trên đời phải giữ lấy tự do nếu cần đổ máu, hy sinh tình yêu. Tiếp nối ý niệm về tự do đó truyện ngắn "Bà lão Idecghin" khẳng định muốn có tự do phải có chiến công anh hùng với ý chí hào hùng bất khuất. Quan niệm này đợc thể hiện ở hình tợng lãng mạn ĐanKô - nhân vật anh hùng huyền thoại phi thờng.
Đặc biệt trong "Bài ca chim Ưng" và "Bài ca Chim báo bão" tác giả đã mang đến một thông điệp có ý nghĩa đó là hãy sống, tìm lấy hạnh phúc trong chiến đấu giành tự do và chiến thắng có đợc phải là sức mạnh quật khởi của cả một phong trào rộng lớn của bão táp cách mạng.
Cảm hứng ngợi ca trong các truyện ngắn lãng mạn luôn luôn gắn liền với cảm hứng phê phán. Gorki đã xây dựng hình tợng nhân vật Larra, Bà lão Idecghin biểu tợng cho một kiểu tự do cá nhân tách mình khỏi cộng đồng. Hay những chú chim Panh- Goanh, Rắn Nớc luôn luôn sống với t tởng cầu an, yên thân gói gọn cuộc đời trong những ớc mơ tầm thờng mòn mỏi.
Vừa phê phán phủ định vừa khẳng định ngợi ca là hai cảm hứng chính trong truyện ngắn lãng mạn thời kỳ đầu của Gorki. Đây cũng chính là hai cảm hứng chính trong tác phẩm hiện thực xã hội chủ nghĩa sau này mà các nhà lý luận đã chỉ ra. Khẳng định ngợi ca và phê phán - Gorki không nhằm ngoài mục
đích để đánh thức những khát vọng về cuộc sống tự do, hạnh phúc và niềm tin về một tơng lai tơi sáng trong tâm hồn nhân dân Nga. Đồng thời, các tác phẩm còn có ý nghĩa nh những lời kêu gọi hào hùng thúc giục con ngời tiến lên chiến đấu vì tự do. Hơn nữa, Gorki mang đến những "dự cảm" lớn mang hơi thở thời đại hớng con ngời tới một cuộc bão táp cách mạng trong tơng lai. Điều này có ý nghĩa đối với phong trào cách mạng lúc bấy giờ. Những dự cảm ấy đã đi trớc ngày cách mạng tháng Mời thành công hơn một thập kỷ. Dự cảm này hiếm thấy trong các tác phẩm lãng mạn trớc đó.
Quả thực với lòng "nhiệt tình khẳng định cuộc sống" và cảm quan hiện thực sâu sắc Gorki đã thể hiện nghệ thuật của mình là "nghệ thuật của những lý tởng lớn".
3. Cảm hứng lãng mạn đậm chất " Gorki" còn đợc biểu hiện rõ nét trong hình thức nghệ thuật ở các phơng diện nghệ thuật: nghệ thuật xây dựng cốt truyện, thành phần ngoài cốt truyện (nhân vật ngời kể chuyện, trữ tình ngoại đề); không gian thời gian nghệ thuật; nghệ thuật xây dựng nhân vật. Mỗi phơng diện hình thức nghệ thuật mà chúng tôi khảo sát trên đây đều là những phơng tiện hữu hiệu giúp tác giả soi sáng thêm nội dung t tởng của tác phẩm bộc lộ đầy đủ và tập trung hơn quan niệm chủ quan của nhà văn về con ngời, cuộc đời đặc biệt là vấn đề tự do, hạnh phúc, quyết tâm chiến đấu và chiến thắng .
4 . Từ những nghiên cứu trên chúng tôi rút ra các hệ quả sau: