CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG
4.2.1.2 Phân tích cơ cấu tài sản của ngân hàng
Phân tích tình hình tải sản là đánh giá sự biến động các bộ phận cấu thành tổng số vốn của ngân hàng nhằm mục đích xem xét tính chất hợp lý của việc sử dụng vốn của ngân hàng. Việc phân bổ vốn cho từng loại tài sản của ngân hàng nhằm thấy đƣợc khả năng sử dụng vốn của ngân hàng nhƣ dự trữ tiền mặt, đầu tƣ chứng khoán, cho vay và các tài sản khác. Xem xét việc phân bổ giữa các loại vốn trong các giai đoạn của quá trình hoạt động kinh doanh có hợp lý hay không để từ đó đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Bảng 4.5 Tình hình tài sản tại Vietinbank, ĐN (ĐVT: tỷ đồng)
2008 2009 2010 2011 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền ±∆ % ±∆ % ±∆ %
1.Dự trữ và thanh toán 51,312 61,666 42,64 60,751 10,4 20,2% -19,03 -31% 18,11 42,5%
-Tiền mặt 25,41 34,628 34,541 60,548 9,2 36,3% -0,09 0% 26,01 75,3%
-Tiền gửi tại NHNN 25,902 27,038 8,099 0,203 1,1 4,4% -18,94 -70% -7,90 -97,5% 2.Các khoản đầu tƣ 15,218 15,187 0,008 0,008 0,0 -0,2% -15,18 -100% 0,00 0,0% -Tiền gửi tại các TCTD 0,038 0,007 0,008 0,008 0,0 -81,6% 0,00 14% 0,00 0,0%
-Chứng khoán đầu tƣ 15,18 15,18 0 0 0,0 0,0% -15,18 -100% 0,00 0,0% 3.Cho vay 2634,521 3059,96 3952,99 5044,328 425,4 16,1% 893,03 29% 1091,34 27,6% -Ngắn hạn 1317,473 1507,06 2099,67 2354,144 189,6 14,4% 592,61 39% 254,47 12,1% -Trung và dài hạn 1317,048 1552,9 1853,32 2690,184 235,9 17,9% 300,42 19% 836,87 45,2% 4.Tài sản khác 764,185 1396,56 742,698 76,249 632,4 82,8% -653,86 -47% -666,45 -89,7% Tổng tài sản 3465,236 4533,37 4738,34 5181,336 1068,1 30,8% 204,97 5% 443,00 9,3%
Qua bảng số liệu, về tổng thể ta thấy tổng tài sản của chi nhánh tăng từng năm. Cụ thể năm 2009 đạt 4533,37 tỷ đồng tăng 1068,1 tỷ đồng so với năm 2008 tƣơng đƣơng tăng 30,8%, đến năm 2010 đạt 4738,34 tỷ đồng tăng 204,97 tỷ đồng so với năm 2009 tƣơng đƣơng tăng 5%, đến năm 2011 con số này là 5181,34 tỷ đồng tăng 443 tỷ đồng so với năm 2010 tƣơng đƣơng tăng 9,3%.
Tài sản sinh lời là những khoản sử dụng vốn mang lại thu nhập cao cho ngân hàng nhƣ cho vay khách hàng, đầu tƣ vào chứng khoán hoặc các khoản tiền gửi … Cụ thể khoản mục đầu tƣ năm 2009 là 15,187 tỷ đồng, giảm 0,03 tỷ so với năm 2008, năm 2010 và 2011 thì khoản mục đầu tƣ của ngân hàng ở mức rất thấp; nguyên nhân là ngân hàng tập trung chủ yếu cho hoạt động cho vay, nhằm phát triển bền vững. Năm 2010, thì giảm xuống 15,18 tỷ tƣơng ứng với tỷ lệ giảm gần 100% so với năm 2009. Chỉ có khoản mục cho vay là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, chính nó đã làm ảnh hƣởng đến tài sản sinh lời qua các năm, năm 2009 đạt 3059,96 tỷ tăng 16,1% so với 2008, năm 2010 đạt 3953 tỷ tăng 29% so với năm 2009; đến năm 2011 con số này là 5044,328 tỷ đồng tăng tƣơng ứng 27,6% so với 2010.
Tài sản không sinh lời bao gồm tiền mặt tại quỹ,tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nƣớc và mua sắm tài sản cố định…; khoản tài sản này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản.
Biểu đồ 4.5 : Tình hình tài sản tại Vietinbank (ĐVT: Tỷ đồng)
Tình hình biến động của tài sản nhạy cảm với lãi suất:
Tài sản nhạy cảm với lãi suất của ngân hàng chủ yếu là khoản cho vay ngắn hạn. Cho vay ngắn hạn là loại cho vay có thời hạn đến 12 tháng và đƣợc sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lƣu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. Thông thƣờng những khoản tín dụng này sẽ đƣợc tái đầu tƣ trong năm tiếp theo, vì vậy chúng thuộc loại tài sản nhạy cảm với lãi suất.
Bảng 4.6 Tình hình tài sản nhạy cảm với lãi suất tại ngân hàng:
2008 2009 2010 2011 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền ±∆ % ±∆ % ±∆ % Cho vay
ngắn hạn 1317,5 1507,1 2099,6 2354,1 189,6 14,4 592,6 39 254,5 12,1
(Nguồn: Báo cáo cân đối vốn kinh doanh Vietinbank,ĐN 2008-2011)
Thông thƣờng dƣ nợ tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng đầu tƣ ngân hàng. Qua những năm vừa qua tình hình cho vay ngắn hạn tại ngân hàng Ngoại thƣơng có sự biến động đáng kể.
Biểu đồ 4.6 Tỷ trọng cho vay ngắn hạn trong Tổng tài sản của Vietinbank
(Nguồn: Báo cáo cân đối vốn kinh doanh Vietinbank,ĐN 2008-2011)
Cụ thể, năm 2009 cho vay ngắn hạn chiếm 44% trong tổng tài sản, tăng 189,1 tỷ đồng, tƣơng ứng tỷ lệ là tăng 14,4% so với năm 2008. Trong năm 2010, chi nhánh đã mở rộng qui mô tín dụng, không chỉ đầu tƣ vài các doanh nghiệp nhà nƣớc mà còn cho vay đối với các hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình với mục đích cho vay
kinh doanh, làm kinh tế phụ gia đình, cho vay tiêu dùng, cho cán bộ công nhân viên vay; đồng thời trong năm này chi nhánh cũng đã giải ngân một số công ty, về mặt tỷ trọng tuy cho vay ngắn hạn có giảm còn 33% trong tổng tài sản, nhƣng tốc độ tăng so với năm 2009 là 39% tƣơng ứng mức tăng 592,6 tỷ đồng đạt 2099,6 tỷ đồng. Năm 2011, chi nhánh vẫn tiếp tục thực hiện chủ trƣơng phấn đấu tăng trƣởng tín dụng gắn liền với chất lƣợng tín dụng, mở rộng tín dụng sang lĩnh vực thƣơng mại và chú trọng đầu tƣ cho thanh phần kinh tế cá thể, cho vay ngắn hạn đạt 2354,1 tỷ đồng, chiếm 38% tổng tài sản, tăng 12,1 % so với năm 2010. Xu thế hội nhập kinh tế và tài chính với thế giới diễn ra ngày một mạnh mẽ, các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ngày một phát triển và là đối thủ cạnh tranh lớn đối với Vietinbank Đồng Nai trong lĩnh vực cho vay và các dịch vụ khác.
Qua bảng chi tiết về tình hình tín dụng ngắn hạn của ngân hàng dƣới đây sẽ cho chúng ta thấy đƣợc toàn cảnh tình hình hoạt động của ngân hàng.
Bảng 4.7: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề ở Vietinbank ĐN năm 2008 đến 2011 (ĐVT: tỷ đồng) 2008 2009 2010 2011 Ngành công nghiệp 526,99 512,40 797,88 894,57 Hộ gia đình 395,24 391,84 650,90 729,78 Buôn bán sỉ & lẻ 329,37 452,12 608,91 706,24 Ngành nghề khác 65,87 150,71 41,99 23,54 Tổng danh số cho vay 1317,473 1507,062 2099,674 2354,144
(Nguồn: tài liệu nội bộ phòng tổng hợp Vietinbank, ĐN)
Qua bảng số liệu trên, chúng ta thấy rằng Vietinbank Đồng Nai thực sự mạnh mẽ về cho vay ngắn hạn. Mà nhân tố chính, chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục tín dụng ngắn hạn của ngân hàng là cho vay ngành công nghiệp nhẹ và cho vay thƣơng nghiệp, hộ gia đình. Năm 2011 khoản mục này chiếm hơn 90% trong tổng danh mục tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. Tỷ trọng của ba nhân tố này chiếm tỷ trọng lớn là do hoạt động tín dụng của ngân hàng ở Đồng Nai đã góp phần huy động vốn đáp ứng yêu cầu đầu tƣ mở rộng sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tƣ nhân, qua đó thúc đậy hoạt động ngân hàng phù hợp với cơ chế thị trƣờng và hội nhập
kinh tế quốc tế. Thực tế trong những năm qua, doanh số cho vay, thu nợ và dƣ nợ đối với kinh tế tƣ nhân tăng lên và ngày càng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng cơ cấu đầu tƣ của ngân hàng trong vùng.