CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG
4.2.2.1 Thực trạng quản trị lãi suất tại Vietinbank Đồng na
Điều hành lãi suất của Vietinbank Đồng Nai, thực hiện một cách linh hoạt, thận trọng trên cơ sở tuân thủ nghiêm túc các chỉ đạo điều hành về lãi suất của NHNN và bám sát diễn biến của thị trƣờng, tiên phong điều chỉnh lãi suất về mức hợp lý khi có tín hiệu thích hợp từ thị trƣờng. Đối với lãi suất huy động vốn, Vietinbank Đồng Nai quán triệt chủ trƣơng bình ổn và đảm bảo chi phí huy động hợp lý, tuân thủ theo đúng quy định của NHNN. Tăng cƣờng sự gắn kết, đồng thuận với các NHTM khác trên địa bàn tỉnh để giữ ổn định mặt bằng lãi suất.
Với diễn biến phức tạp của lãi suất qua các năm, cho thấy các nhà quản trị Vietinbank Đồng Nai quản lý tài sản nợ - tài sản có và xây dựng dòng tiền ra- vào cân xứng kỳ hạn là rất khó thực hiện, đồng thời đảm bảo lợi nhuận tăng trƣởng ổn định, bền vững là điều không phải dễ. Để thấy đƣợc điều này các nhà quản trị Vietinbank Đồng Nai đi vào phân tích biến động của lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay qua các năm nhƣ sau.
Bảng 4.8 LSBQ huy động Vietinbank ĐN năm 2008 đến 2011 (ĐVT: %/năm)
Kỳ hạn Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Từ 1 tháng đến 3 tháng 8,5 10,5 13,5
Từ 3 tháng đến 6 tháng 8.7 11 13,5
Từ 6 tháng đến 12 tháng 9 13,5 14
Kỳ hạn 12 tháng 9,5 13,8 14
Trên 12 tháng 12 14 14
(Nguồn: tài liệu nội bộ phòng tổng hợp Vietinbank, ĐN)
Từ bảng số liệu cho thấy, qua các năm lãi suất diễn biến theo đúng quy luật kỳ hạn càng dài lãi suất càng cao. Cuối 2010 và 2011 lãi suất huy động cao do thắt chặt
chính sách tiền tệ quá mạnh của NHNN, bắt đầu từ cuối 2009 đến 2010 từ 9,5%/năm kỳ hạn từ 2 tháng đến 12 tháng có lúc lên đến 15%/năm và giảm mạnh trong tháng 11 và tháng 12 năm 2010 và kéo dài đến năm 2011 chỉ còn 14%/năm do NHNN áp dụng trần lãi suất huy động nhằm điều tiết nền kinh tế
Lãi suất huy động luôn biến động liên tục trƣớc khi NHNN áp dụng trần lãi suất. Còn lãi suất cho vay có theo kịp trƣớc biến động của lãi suất huy động hay không. Các nhà quản trị ngân hàng tiếp tục phân tích diễn biến của lãi suất cho vay.
Bảng 4.9 LSBQ cho vay Vietinbank ĐN năm 2008 đến 2011 (ĐVT: %/năm)
Kỳ hạn Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Từ 1 tháng đến 3 tháng 11,5 15 17
Từ 3 tháng đến 6 tháng 12,8 16 17
Từ 6 tháng đến 12 tháng 14,5 16,2 17
Kỳ hạn 12 tháng 15,3 17 17,5
Trên 12 tháng 16 17.5 19
(Nguồn: tài liệu nội bộ phòng tổng hợp Vietinbank, ĐN)
Lãi suất huy động vốn biến động cùng chiều với lãi suất cho vay, thể hiện qua các bảng số liệu cho thấy lãi suất cho vay cao nhất là năm 2011, do chính sách thắt chặt tiền tệ nên lãi suất đầu vào cao dẫn đến đầu ra phải cao tƣơng ứng. Tuy nhiên lãi suất cho vay thấp nhất là năm 2009 nhằm kích thích tăng trƣởng kinh tế nên chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp giảm lãi suất. Mặc dù có nhiều biện pháp giảm lãi suất nhƣng do sự thiếu vốn trong nền kinh tế nên lãi suất lại tiếp tục tăng từ cuối 2009 đến 2011 nhƣng tăng nhẹ, và ổn định cho đến đầu 2012. Hiện nay, từ giữa tháng 3 năm 2012 NHNN đang áp dụng trần lãi suất huy động là 13% theo xu hƣớng giảm tỷ lệ lạm phát và dự đoán lãi suất huy động sẽ giảm còn 10% vào khoảng cuối năm nay. Ngoài ra ảnh hƣởng của lợi nhuận qua các năm còn phụ thuộc vào khối lƣợng giữa nguồn vốn huy động với việc sử dụng nguồn vốn đó để cho vay.
Từ tháng 3 năm 2012 chính sách lãi suất huy động của Vietinbank Đồng Nai thay đổi nhƣ sau:
Bảng 4.10 Trần lãi suất huy động Vietinbank Đồng Nai 3/2012 Kỳ hạn %/năm Cá nhân TCKT Không kỳ hạn 3 3 Dƣới 1 tháng 5 5 Từ 1 tháng đến dƣới 3 tháng 13 13 Từ 3 tháng đến dƣới 6 tháng 13 13 Từ 6 tháng đến 9 tháng 13 13 Trên 9 tháng đến dƣới 12 tháng 13 13 Kỳ hạn 12 tháng 13 13 Trên 12 tháng đến 18 tháng 10 10 Trên 18 tháng đến 24 tháng 10 10 Trên 24 tháng đến 36 tháng 9,5 9,5 Trên 36 tháng 9 9 ( Nguồn: http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/doc/saving/index.html)
Đến đầu tháng 3/2010 lãi suất huy động đƣợc áp trần 13% với tất cả các kỳ hạn trong ngắn hạn. Còn trong trung hạn và dài hạn lãi suất huy động thấp hơn. Nguyên nhân là do NHNN sẽ tiếp tục giảm mức trần lãi suất huy động trong thời gian tới nên ngân hàng có biện pháp nhƣ trên để giảm thiểu rủi ro về mặt lãi suất trong tƣơng lai.