Quản trị khe hở lãi suất của Vietinbank Đồng Na

Một phần của tài liệu Giải pháp quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh đồng nai (Trang 55 - 59)

CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG

4.2.2.2 Quản trị khe hở lãi suất của Vietinbank Đồng Na

Phân tích vể khe hở nhạy cảm, chúng ta có thể đánh giá sơ bộ về tình hình nhạy cảm lãi suất của TSC và TSN tại Vietinbank Đồng Nai qua bảng dƣới đây.

Bảng 4.11 : Phân tích trạng thái nhạy cảm lãi suất tại Vietinbank, ĐN (ĐVT:tỷ đồng)

2008 2009 2010 2011

Tài sản nhạy cảm lãi suất

Cho vay ngắn hạn 1317,473 1507,062 2099,674 2354,144 Tổng tài sản nhạy cảm 1317,473 1507,062 2099,674 2354,144 Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất

Tiền gửi từ Doanh nghiệp 532,17 1071,81 843,79 1100,56 Không kỳ hạn 328,80 436,06 279,23 343,93 Kỳ hạn < 12 tháng 197,50 525,29 506,41 748,55 Tiền gửi ký quỷ thanh toán 5,87 110,45 58,15 8,09 Tiền gửi tiết kiệm 1079,17 1045,75 1751,56 2133,80

Không kỳ hạn 0,62 0,35 0,14 0,11

Kỳ hạn < 12 tháng 1078,55 1045,40 1751,43 2133,68 Phát hành Công cụ nợ 30,12 62,42 16,56 110,67 Tiền gửi các TCTD khác 19,13 0,57 2,55 0,42 Tổng nguồn vốn nhạy cảm 1660,58 2180,54 2614,47 3345,45 Khe hở lãi suất (GAP) -343,109 -673,481 -514,793 -991,305

Tỷ lệ tài sản nhạy cảm trên nguồn vốn nhạy cảm lãi suất

0,79 0,69 0,80 0,70

Trạng thái nhạy cảm lãi suất

của ngân hàng Nhạy cảm nguồn vốn Nhạy cảm nguồn vốn Nhạy cảm nguồn vốn Nhạy cảm nguồn vốn Tỷ lệ thu nhập lãi cạn biên

(NIM) sẽ giảm nếu Lãi suất tăng Lãi suất tăng Lãi suất tăng Lãi suất tăng

( Nguồn: Bảng cân đối vốn kinh doanh của Vietinbank Đồng Nai)

Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy rằng Vietinbank Đồng Nai có tổng tài sản nhạy cảm lãi suất chủ yếu là khoản cho vay ngắn hạn là 1317,47 tỷ đồng năm 2008; 1507,06 tỷ đồng năm 2009 và 2099,67 tỷ đồng năm 2010; năm 2011 khoản này là 2354,14 tỷ đồng. Đây là những khoản cho vay sắp đáo hạn hoặc sắp đƣợc tái gia hạn. Nếu lãi suất tăng sau khi khoản cho vay này đƣợc thực hiện, ngân hàng sẽ chi gia hạn thêm cho những khoản vay này nếu nhƣ nó có thể mang lại khoản lợi nhuận tiềm năng xấp xỉ nhƣ mức lợi nhuận hiện tại của những công cụ tài chính khác có chất lƣợng tƣơng đƣơng. Tƣơng tƣ nhƣ vậy, những khoản cho vay sắp đáo hạn sẽ cung cấp cho ngân hàng vốn phục vụ tái đầu tƣ vào những khoản cho vay mới với lãi suất hiện tại.

Còn tổng nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của ngân hàng cũng có sự biến động qua các năm, năm 2009 tăng 519,96 tỷ so với năm 2008, đến năm 2010 thì tăng 433,92 tỷ so với năm 2009. Năm 2011 tổng nguồn vốn nhạy cảm đạt mức 3345,45 tỷ đồng đạt hơn năm 2010 là 730 tỷ đồng tƣơng đƣơng tăng 28%. Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất ở đây bao gồm chứng chỉ tiền gửi sắp đáo hạn hoặc sắp đƣợc tái gia hạn, khi đó ngân hàng và khách hàng phải thỏa thuận mức lãi suất tiền gửi mới, phù hợp với những điều kiện của tị trƣờng; những khoản tiền gửi lãi suất thả nổi có thu nhập thay đổi tự động cùng với lãi suất thị trƣờng; và những khoản vay mƣợn trên thị trƣờng tiền tệ có lãi suất đƣợc điều chỉnh hàng ngày để phản ánh những biến động mới nhất của thị trƣờng.

Và khi giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất không cân bằng với giá trị nguồn vốn nhạy cảm lãi suất thì sẽ có một khoảng chênh lệch tài sản – nguồn vốn nhạy cảm lãi suât hay một chênh lệch nhạy cảm lãi suất đã hình thành. Cụ thể qua bốn năm tại Vietinbank Đồng Nai, ngân hàng luôn duy trì khe hở lãi suất (GAP) âm, năm 2008 là –343,1 tỷ đồng, đến năm 2009 là –673,4 tỷ đồng, năm 2010 là –514,7tỷ đồng; và đến 2011 là –991,305 tỷ đồng. Nếu lãi suất tăng, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng sẽ giảm vì thu từ lãi trên tài sản sẽ tăng ít hơn chi phí trả lãi cho vốn huy động. Nếu các yếu tố khác không đổi, thu nhập lãi của ngân hàng sẽ giảm xuống. Ngƣợc lại, nếu lãi suất giảm khi ngân hàng đang trong tình trạng nhạy cãm nguồn vốn hay GAP âm thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ( NIM ) của ngân hàng sẽ tăng vì thu từ lãi trên tài sản sẽ giảm ít hơn chi phí trả lãi cho các nguồn vốn. Nhƣ vậy thu nhập của ngân hàng sẽ tăng.

Các ngân hàng thƣờng xem xét GAP tuyệt đối là chênh lệch của tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất. Bên cạnh đó các ngân hàng cũng tính GAP tƣơng đối; Ở đây, nó là tỷ số của GAP tuyệt đối với tài sản nhạy cảm lãi suất. Cuối cùng, chúng ta có thể so sánh quy mô tài sản nhạy cảm lãi suất với quy mô nguồn vốn nhạy cảm lãi suất. Và đây cũng chính là hệ số rủi ro lãi suất.

Bảng 4.12 Các chỉ tiêu quản trị khe hở lãi suất Vietinbank Đồng Nai

2008 2009 2010 2011

Trạng thái nhạy cảm lãi suất

của ngân hàng Nhạy cảm nguồn vốn Nhạy cảm nguồn vốn Nhạy cảm nguồn vốn Nhạy cảm nguồn vốn GAP tuyệt đối (tỷ đồng) -343,109 -673,481 -514,793 -991,305

GAP tƣơng đối -0,26 -0,45 -0,25 -0,42

Tỷ lệ tài sản nhạy cảm trên nguồn vốn nhạy cảm lãi suất

0,79 0,69 0,80 0,70

( Nguồn: tài liệu nội bộ Phòng tổng hợpVietinBank Đồng Nai)

Qua bảng trên, chúng ta thấy năm 2009, tỷ lệ khe hở nhạy cảm tƣơng đối của ngân hàng giảm xuống -0,45 điều này là do ngân hàng tăng cƣờng huy động vốn ngắn hạn làm cho khoản mục nguồn vốn nhạy cảm lãi suất lớn hơn so với tài sản nhạy cảm với lãi suất. Đến năm 2010, tỷ lệ này tăng lên đến -0,25; lý do của sự gia tăng này là trong năm 2010 chi nhánh tăng cƣờng cho vay sản xuất kinh doanh và cho vay đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn của các tổ chức kinh tế và cá nhân. Đến năm 2011, tỷ số này là -0,42. Bên cạnh đó chúng ta cũng thấy đƣợc rằng, ngân hàng đang có một tỷ lệ rủi ro lãi suất nhỏ hơn 1. Để tránh hoặc giảm bớt rủi ro lãi suất thì ngân hàng phải làm cho tỷ số này tiến tới 1.Trong trƣờng hợp này, thu lãi từ danh mục tài sản và chi phí trả lãi sẽ thay đổi theo cùng một tỷ lệ. Chênh lệch nhạy cảm lãi suất của ngân hàng bằng 0 và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM đƣợc bảo vệ dù lãi suất thay đổi theo hƣớng nào. Tuy nhiên trên thực tế, chênh lệch nhạy cảm lãi suất bằng 0 không loại trừ hoàn toàn đƣợc rủi ro lãi suất bởi vì lãi suất của tài sản và lãi suất của các khoản nợ không rang buộc chặt chẽ với nhau. Chẳng hạn lãi suất cho vay có xu hƣớng thay đổi chậm hơn lãi suất của những khoản vay trên thị trƣờng tiền tệ. Vì vậy thu từ lãi của ngân hàng có xu hƣớng tăng chậm hơn chi phí trả lãi trong giai đoạn kinh tế tăng trƣởng hiện nay.

Nhƣng do tính bảo mật về số liệu và việc cung cấp số liệu của ngân hàng nên đề tài không thể phân tích rủi ro lãi suất đối với từng kỳ hạn, từng tháng hay từng quý theo tình hình biến động của lãi suất mà tổng hợp phân tích sự nhạy cảm của các khoản mục tài sản, nguồn vốn đối với lãi suất theo năm, từ đó thấy đƣợc sự ảnh hƣởng của lãi suất đến lợi nhuận của ngân hàng nhƣ thế nào

Một phần của tài liệu Giải pháp quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh đồng nai (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)