Kiểm tra tính nhất quán của các thang đo

Một phần của tài liệu Giải pháp quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh đồng nai (Trang 64 - 65)

CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG

4.3.2Kiểm tra tính nhất quán của các thang đo

Nhƣ đã trình bày ở phần 3.3, rủi ro lãi suất của ngân hàng đƣợc đo lƣờng bằng 7 thang đo bao gồm 27 biến quan sát: Thang đo môi trƣờng kinh tế - xã hội (KT); Thang đo quản trị RRLS tại ngân hàng (QT); Thang đo nội tại (NT); Thang đo về nội dung công tác quản trị, dự báo, giám sát (ND); Thang đo hệ thống (HT); Thang đo nguồn nhân lực (NL); Thang đo yếu tố Khách hàng (KH).

Theo Nunnally & Burnstein (1994), kiểm định độ tin cậy các thang đo bằng công cụ Cronbach’s Alpha. Các biến quan sát có hệ số tƣơng quan biến-tổng (item-

total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi Cronbach’s Alpha phải lớn hơn 0,6.

Bảng 4.18 Kiểm định độ tin cậy các thang đo bằng Cronbach’Alpha lần 1

Biến Thang đo Quan sát Số Biến

Cronbach's Alpha

Hệ số tƣơng quan biến-tổng thấp nhất

KT Môi trƣờng kinh tế - xã hội 4 0,731 0,464

QT

Quản trị RRLS tại ngân hàng 4 0,732 0,506

NT

Nội tại 4 0,654 0,266

ND Nội dung công tác quản trị,

dự báo, giám sát 3 0,654 0,17 HT Hệ thống 4 0,66 0,345 NL Nguồn nhân lực 5 0,76 0,398 KH Yếu tố Khách hàng 3 0,725 0,473

(Nguồn: kết quả khảo sát xử lý bằng SPSS 20.0 của tác giả)

Ta có 7 thang đo với 27 biến quan sát. Sau khi kiểm định thang đo bằng công cụ Cronbach’s Alpha, ta thấy tất cả các thang đo đều có hệ số Cronbach alpha đạt tiêu chuẩn lớn hơn 0,6. Tuy nhiên, ở thang đo nội tại và thang đo nội dung công tác quản trị, dự báo, giám sát với 2 biến có hệ số tƣơng quan biến tổng thấp hơn giới hạn 0,3 lần lƣợt là biến Năng lực tài chính Ngân hàng không cao 0.266 và biến Ứng dụng các công cụ phái sinh còn hạn chế 0,17 nên 2 biến này bị loại khỏi thang đo. Các biến còn lại sẽ đƣợc tiếp tục đƣa trong kiểm định nhân tố khám phá EFA

Xin xem phân tích kiểm định Cronbach’s Alpha chi tiết tại Phụ lục 10

Một phần của tài liệu Giải pháp quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh đồng nai (Trang 64 - 65)