NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN CHI NHÁNH BIÊN HÒA
5.1 Định hƣớng và mục tiêu hoạt động của NHNo & PTNT Biên Hòa[1],[2] 5.1.1 Mục tiêu phấn đấu năm 2012[1],[2] 5.1.1 Mục tiêu phấn đấu năm 2012[1],[2]
Năm 2012 sẽ tiếp tục còn nhiều khó khăn và thách thức cho hoạt động ngân hàng nói chung và của chi nhánh NHNo & PTNT Biên Hòa nói riêng. Tuy nhiên với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ viên chức, chi nhánh sẽ cố gắng phấn đấu đạt được một số mục tiêu sau:
Bảng 5.1: Mục tiêu hoạt động NHNo & PTNT Biên Hòa trong năm 2012 Đơn vị : Tỷ VNĐ, USD
Chỉ tiêu Tổng số Trong đó
Nội tệ Ngoại tệ A)CHỈ TIÊU KINH DOANH
1/ Nguồn vốn huy động 1.230 tỷ đồng 1.180 tỷ đồng 2.400.000 USD Trong đó: TG dân cư 843 tỷ đồng 800 tỷ đồng 2.080.000 USD 2/ Tổng dư nợ 903 tỷ đồng 818 tỷ đồng 4.064.000 USD Trong đó: Tỷ trọng dư nợ TDH 29% 30,5% 15% 3/ Tỷ lệ nợ xấu 6% 6% 0% B) CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH 1/ Quỹ thu nhập 35 tỷ đồng 2/ Hệ số tiền lương 1,00
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Biên Hòa năm 2011)[2]
5.1.2 Phƣơng hƣớng hoạt động năm 2012[1],[2]
NHNo & PTNT Biên Hòa xác định những chương trình chính sẽ thực hiện năm vào năm 2012 như sau:
Xác định công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm và có ý nghĩa quyết định đối với việc mở rộng quy mô hoạt động của chi nhánh trước mắt cũng như lâu dài, do đó cần tập trung huy động vốn từ các thành phần dân cư, nâng tỷ trọng tiền gửi dân cư trên 70% trong tổng nguồn vốn huy động tại chỗ, đồng thời tích cực tìm
kiếm các nguồn vốn rẻ, ổn định để tăng cường nguồn vốn hoạt động, đặc biệt huy động nguồn vốn tiền gửi tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế.
Củng cố và tăng cường hoạt động của Tổ xử lý nợ xấu, Ban giám đốc cùng với phòng kế hoạch kinh doanh phân công bám sát các khách hàng cũng như các cơ quan pháp luật để nhanh chóng phát mãi tài sản thu hồi nợ. Có biện pháp xử lý kiên quyết và hiệu quả trong thu hồi nợ tồn đọng để giảm thấp tỷ lệ nợ xấu đến mức thấp nhất, tận thu các khoản nợ đã xử lý rủi ro tín dụng, nợ lãi tồn đọng…
Chú trọng khâu tuyên truyền tiếp thị để quảng bá hoạt động của chi nhánh Biên Hòa. Thường xuyên củng cố và nâng cao phong cách, thái độ phục vụ, niềm tin cho những khách hàng hiện tại và tìm kiếm thêm những khách hàng tiếm năng khác.
Mở rộng khách hàng trong các lĩnh vực tiền gửi, tiền vay và hoạt động dịch vụ. Tranh thủ tìm kiếm nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế xã hội.
Tăng trưởng dư nợ trên cơ sở tăng trưởng nguồn vốn và đi đôi với tăng cường củng cố chất lượng tín dụng, nâng cao chất lượng công tác thẩm định, tăng cường các biện pháp kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay: Tập trung đầu tư và có chính sách ưu đãi đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, kinh doanh xuất nhập khẩu, nâng dần tỷ trọng cho vay đối với các lĩnh vực này trong tổng dư nợ
Củng cố hoạt động của tổ công tác triển khai thực hiện thỏa thuận hợp tác về cung cấp các dịch vụ ngân hàng và đầu tư tín dụng giữa NHNo & PTNT Việt Nam và CP Group Việt Nam ( Thực hiện theo văn bản số 74 /NHNo - TDDN ngày 07/01/2011 của Tổng Giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam, trong đó giao cho chi nhánh Biên Hòa làm đầu mối.
Tập trung phát triển và mở rộng các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các sản phẩm mới trên cơ sở nâng cấp Tổ Dịch vụ - Marketing lên phòng dịch vụ Marketing, đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị.
Tăng cường đào tạo và giáo dục nâng cao trình độ nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và khả năng giao tiếp ứng xử cho đội ngũ cán bộ của Chi nhánh ngày càng vững về nghiệp vụ chuyên môn và nâng cao phong cách giao dịch với khách hàng.
5.2 Những giải pháp và kiến nghị nhằm quản trị rủi ro thanh khoản tại NHNo & PTNT Chi nhánh Biên Hòa. & PTNT Chi nhánh Biên Hòa.
Qua việc phân tích tình hình thanh khoản của NHNo & PTNT Biên Hòa ở chương 4 báo cáo xin đề xuất một số biện pháp quản trị rủi ro thanh khoản cho ngân hàng như sau:
5.2.1 Nhóm giải pháp về quản trị thanh khoản hỗn hợp
Ngân hàng nên sử dụng hỗn hợp hai biện pháp quản lý rủi ro thanh khoản bằng quản lý tài sản có và quản lý tài sản nợ một cách linh hoạt. Như vậy ngân hàng có thể vừa tích trữ tài sản thanh khoản để đáp ứng một phần nhu cầu thanh khoản, phần còn lại sẽ được đáp ứng bằng cách đi vay trên thị trường tiền tệ hoặc phát hành kì phiếu ngắn hạn, trái phiếu dài hạn. Để quản trị thanh khoản được tốt ngân hàng cần phải phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược thanh khoản hỗn hợp, từ đó rút ra được nên dự trữ tài sản có tính thanh khoản nhiều hơn hay tìm nguồn tài trợ từ bên ngoài nhiều hơn.
Theo phân tích tình hình thanh khoản ở chương 4 của NHNo & PTNT Biên Hòa ta thấy tài sản có tính thanh khoản của ngân hàng chiếm một tỷ lệ thấp vì vậy ngân hàng cần chú trọng nên đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản cao. Đồng thời ta cũng thấy được quy mô nguồn vốn huy động của ngân hàng khá tốt và tương đối ổn định, đảm bảo tỷ lệ huy động trên cho vay hợp lý, vì thế ngân hàng cũng nên nâng cao chất lượng tài sản nợ tốt hơn.
5.2.1.1 Chú trọng đầu tƣ vào các tài sản có tính thanh khoản cao a. Tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD khác: a. Tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD khác:
NHNo & PTNT Biên Hòa hiện nay tiền gửi tại các TCTD khác chiếm một tỷ lệ khá thấp khoảng trên 1 tỷ đồng cụ thể năm 2010 là 1.197 triệu đồng và năm 2011 là 1.423 triệu đồng. Ngân hàng thay vì dự trữ tiền dư thừa bằng tiền mặt thì có thể gửi tiền tại các TCTD khác, bởi vì tiền gửi tại các TCTD có tính thanh khoản cao, tỷ suất sinh lợi cao hơn tiền mặt, giúp ngân hàng dễ dàng thanh toán các khoản tiền giao dịch giữa các ngân hàng với nhau. Ngân hàng có thể rút các khoản tiền gửi này để chi trả những yêu cầu cấp thiết, những khoản nợ phải thanh toán khi có khó khăn
thanh khoản của ngân hàng. Đồng thời duy trì lượng tiền mặt tại quỹ hợp lý để có thể giải quyết kịp thời những rủi ro không thể lường trước được.