Phân tích trạng thái thanh khoản ròng của Agribank BiênHòa

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO THANH KHOẢN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BIÊN hòa (Trang 52 - 54)

b. Các loại hình sản phẩm dịch vụ[11]

4.2.2.1 Phân tích trạng thái thanh khoản ròng của Agribank BiênHòa

Bảng 4.5: Các chỉ tiêu trạng thái thanh khoản ròng của Agribank Biên Hòa giai đoạn 2010 - 2011

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 ( +/ -) %

Tổng cung thanh khoản 1.087.242 1.187.173 99.931 109,19%

Các khoản tiển gửi đang đến 913.247 1006.230 92.983 110,18%

Thu nhập bán các dịch vụ 75.342 79.153 3.811 105,06%

Thu hồi tín dụng đã cấp 42.134 41.982 -152 99,64%

Bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng 27.538 36.710 9.172 133,3%

Các khoản cung khác 28.981 23.098 -5.883 79,7%

Tổng cầu thanh khoản 1082.535 1173.308 75.773 108,39%

Khách hàng rút các khoản tiền gửi 896.763 976.521 79.758 108,9%

Yêu cầu cấp các khoản tín dụng 76.410 78.201 1.791 102,34%

Hoàn trả các khoản vay mượn phi tiền gửi 19.098 23.895 4.797 125,18%

Chi phí phát sinh khi kinh doanh sản phẩm và dịch vụ

90.264 94.691 4.427 105%

Thanh toán cổ tức cho cổ đông - - - -

Trạng thái thanh khoản ròng 4.707 13.865 9.158 295%

Đơn vị tính:Triệu đồng

Biểu đồ 4.1: Trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng Agribank Biên Hòa giai đoạn 2010 – 2011

( Nguồn: báo cáo phân tích tài chính Agribank Biên Hòa năm 2010,2011)[3],[4]

Qua biểu đồ ta thấy trạng thái thanh khoản ròng ( NLP) của ngân hàng Agribank Biên Hòa năm 2010 và năm 2011 đều dương. Cụ thể năm 2010 NLP của ngân hàng là 4.707 triệu đồng, và năm 2011 NLP của ngân hàng là 13.865 triệu đồng. Điều này cho thấy ngân hàng thặng dư thanh khoản, các khoản thu đáp ứng đủ các khoản chi. Tuy nhiên với diễn biến thị trường đang vô cùng phức tạp, mặt bằng lãi suất còn ở mức khá cao, chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào ngày càng thu hẹp, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn, đặc biệt là trong lĩnh vực huy động vốn… có thể xảy ra rủi ro thanh khoản cho ngân hàng. Vì vậy ngân hàng cần có biện pháp quản trị RRTK một cách hiệu quả hơn, nhằm phòng tránh rủi ro thanh khoản.

Đơn vị tính:Triệu đồng

Biểu đồ 4.2: Biến động tổng cung và tổng cầu thanh khoản của Agribank Biên Hòa giai đoạn 2010 – 2011

(Nguồn:báo cáo phân tích tài chính của Agribank Biên Hòa năm 2010,2011)[3],[4]

Năm 2011, trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng tăng 9.158 triệu đồng đạt 295% so với năm 2010, điều này là do cả cung thanh khoản và cầu thanh khoản đều tăng xấp xỉ 9% so với năm 2010. Nhìn vào biểu đồ và bảng trên ta thấy trạng thái thanh khoản tăng chủ yếu là do cung thanh khoản năm 2011 tăng 99.931 triệu đồng so với năm 2010, trong khi đó cầu thanh khoản năm 2011 tăng 75.773 triệu đồng so với năm 2010. Khi ngân hàng có thặng dư thanh khoản, nhà quản lý ngân hàng nên đầu tư số vốn thặng dư để mang lại hiệu quả cho ngân hàng, việc đầu tư này phải cân nhắc đến độ rủi ro, khả năng sinh lợi và khả năng thanh khoản của các khoản đầu tư để phòng tránh rủi ro.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO THANH KHOẢN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BIÊN hòa (Trang 52 - 54)