Các chiến lƣợc, biện pháp và công cụ cụ thể[8]

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO THANH KHOẢN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BIÊN hòa (Trang 30 - 32)

d. Phƣơng pháp thang đáo hạn[21]

2.3.2.2 Các chiến lƣợc, biện pháp và công cụ cụ thể[8]

Các chính sách thanh khoản: Các chính sách được thiết kế để nhận dạng

các mối lo ngại về thanh khoản ngay từ giai đoạn đầu, từ đó có thể kịp thời có các hành động xoa dịu tránh diễn biến thành khủng hoảng trầm trọng hơn. Kế hoạch tài trợ dự phòng của tập đoàn cũng có mặt trong chính sách này.

Đo lường RRTK: Một loạt các công cụ đo lường được sử dụng để theo

dõi thanh khoản trong ngắn hạn cũng như dài hạn, bao gồm các tỉ số thanh khoản, khe hở thanh khoản, các chỉ báo sớm, nghiên cứu các nguy cơ từ dòng tiền ra…

Thang đáo hạn của tài sản và nợ: là nguồn thông tin quan trọng trong QTRRTK. Dựa vào thời gian đáo hạn, các tài sản và nợ được phân tích thành 5 nhóm: dưới 1 tháng, từ 1 đến 3 tháng, từ 3 đến 12 tháng, từ 1 năm đến 5 năm và trên 5 năm. Ngoài ra, ngân hàng còn xây dựng phương pháp đo lường và mô hình hóa hành vi của tài sản và nợ để có cái nhìn chuẩn xác hơn về các biến động dự tính của nợ và tài sản .

Thử nghiệm khả năng chi trả: Các cuộc thử nghiệm trong nhiều kịch bản

khác nhau được thực hiện thường xuyên. Các điều chỉnh về hành vi được thiết lập để ước lượng các biến đổi của trạng thái dòng tiền trong các kịch bản xấu có thể dẫn đến căng thẳng thanh khoản. Các kịch bản này bao gồm các khó khăn cụ thể có thể xảy ra cho tập đoàn hay khó khăn cho cả hệ thống NH. Các kịch bản và giả thiết được xem xét lại với tần suất tối thiểu là mỗi năm 1 lần để đảm bảo tính thực tế và thích hợp.

Các biện pháp giảm nhẹ tổn thất : NH phát huy khả năng huy động vốn

tốt từ thị trường. Khối tiền gửi của khách hàng có một phần lớn là tài khoản tiết kiệm và tài khoản có kì hạn, nhìn chung là một nguồn ổn định. Tập đoàn còn tiếp cận thị trường bán buôn ngắn hạn để thu hút các khoản tiền gửi liên ngân hàng và phát hành các chứng chỉ tiền gửi và thương phiếu nhằm đáp ứng các yêu cầu rút tiền

và giải ngân trong ngắn hạn. Lượng vốn huy động từ thị trường này được ngân hàng tính toán cẩn trọng trên cơ sở phân tích khả năng cho vay của thị trường.

Khả năng bán tài sản nhanh chóng trên thị trường bán lại hoặc qua mua bán trực tiếp là một nguồn cung thanh khoản quan trọng khác. Tập đoàn nắm giữ một lượng cụ thể các chứng khoán nợ sẵn sàng để bán có chất lượng cao.

 Công tác báo cáo nội bộ : Việc báo cáo lên các cấp quản lý cao thông qua ủy ban quản lý tài sản – nợ được thực hiện hàng tháng trong điều kiện bình thường và tần suất báo cáo sẽ được tăng lên trong điều kiện căng thẳng thanh khoản với cường độ phụ thuộc vào mức độ và đặc điểm của tình hình.

 Thực hiện các thông lệ bảo đảm an toàn trong nước và quốc tế: Tập đoàn đã đầu tư nguồn lực vào việc đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu quản lý, báo cáo và thử nghiệm khả năng chi trả của FSA cũng như BCBS. Thay đổi trong thông lệ được hai tổ chức này đưa ra gần đây đã và đang được tập đoàn tích cực hướng tới triển khai.

Các bài học kinh nghiệm của các NHTM

Qua việc nghiên cứu cách thức các ngân hàng và tổ chức tài chính lớn trên thế giới thực hiện QTRRTK, chúng ta có thể rút ra một số bài học hữu ích cho các NHTM ở Việt Nam nói chung và NHNo & PTNT chi nhánh Biên Hòa nói riêng.

Thứ nhất, vai trò của một bộ máy quản QTRRTK hợp lý và hiệu quả là vô cùng

quan trọng. Trách nhiệm QTRRTK phải được san sẻ từ Hội đồng quản trị đến toàn nhân viên trong hệ thống thông qua một loạt các ủy ban, bộ phận chuyên biệt và có quan hệ mật thiết với nhau. Sự hình thành và phát triển của Hội đồng quản lý rủi ro, Hội đồng quản lý tài sản – nợ và Hội đồng kiểm soát là điều kiện tiên quyết cho một cấu trúc quản lý hợp chuẩn. Trong QTRRTK, các cơ quan trên, cùng với khối Nguồn vốn phải thực hiện đúng và đầy đủ vai trò đã được đề ra.

Thứ hai là sự cần thiết của một khung QTRRTK toàn diện với hệ thống chính

sách đồng bộ và phát triển. Khung QTRRTK và hệ thống chính sách là xương sống trong hoạt động QTRRTK, do đó, khung chính sách cần được soạn thảo, xem xét và phê chuẩn trên cơ sở đảm bảo các yếu tố nhận biết rủi ro, đo lường, giám sát và đối

phó với rủi ro, đặc biệt là sự cần thiết của kế hoạch tài trợ dự phòng để đảm bảo nguồn vốn trong điều kiện căng thẳng thanh khoản. Việc xem xét và sửa đổi định kì các chính sách và quy trình theo yêu cầu của thị trường cũng như của bản thân NH là rất cần thiết.

Thứ ba, công tác báo cáo, kiểm tra giám sát thường xuyên, định kì là không thể

thiếu. Việc kiểm tra giám sát định kì không chỉ nhanh chóng cho biết tình hình thanh khoản của ngân hàng để đưa ra các biện pháp đối phó nếu cần mà còn đảm bảo tính hiệu quả của các chính sách, khung quản lý, việc tuân thủ các hạn mức, khẩu vị rủi ro từ đó có các biện pháp sửa đổi cần thiết.

Thứ tƣ, việc tuân thủ các thông lệ quốc tế và trong nước là điều tối quan trọng,

cần tích cực và năng động trong việc áp dụng các thông lệ mới và cần thiết.

Thứ năm, sử dụng các công cụ đo lường và theo dõi RRTK, đặc biệt là thang

đáo hạn, và các thử nghiệm kiểm tra khả năng chi trả một cách linh hoạt và sát thực tế. Đo lường RRTK tốt tạo điều kiện cho ngân hàng kịp thời có các biện pháp chống đỡ. Các thử nghiệm khả năng chi trả tạo điều kiện cho ngân hàng đánh giá khả năng chống đỡ của NH trong nhiều kịch bản để từ đó lên kế hoạch phòng bị cho các kịch bản này.

Thứ sáu, chuyển từ phương pháp chống đỡ truyền thống là quản lý tài sản sang

kết hợp quản lý nợ thông qua tiếp cận thị trường tiền tệ để vay vốn tức thời khi cần.

Thứ bảy, hệ thống giám sát, báo cáo được hỗ trợ rất nhiều từ các công nghệ kỹ

thuật, phần mềm tiên tiến để tăng tốc độ xử lý và khả năng chia sẻ thông tin một cách hiệu quả và nhanh nhất, giúp xóa bỏ được các giới hạn về thời gian và địa lí.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO THANH KHOẢN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BIÊN hòa (Trang 30 - 32)