b. Các loại hình sản phẩm dịch vụ[11]
4.3.5.4 nghĩa của các hệ số hồi quy
Sơ đồ 4.2: Những yếu tố tác động đến việc đánh giá thanh khoản của ngân hàng
( Nguồn: Nghiên cứu từ tác giả)
Mô hình nghiên cứu ban đầu tác giả đưa ra 7 nhân tố tác động tới việc đánh giá thanh khoản của ngân hàng là: mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản có, năng lực
Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường và lợi nhuận Năng lực quản lý của ngân hàng Mức độ an toàn vốn Chất lượng tài sản có Mức chênh tài sản nợ và tài sản có
Đánh giá rủi ro thanh khoản của ngân hàng
quản lý của ngân hàng, thu nhập lợi nhuận của ngân hàng, các yếu tố thanh khoản, mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường, mức chênh tài sản nợ và tài sản có.
Số liệu được xử lý trên phần mềm SPSS 20.0, kết quả phân tích hồi quy bằng các kiểm định và đo lường sự phù hợp xác định được hoạt động đánh giá thanh khoản của ngân hàng là do tác động bởi các nhân tố chính sau đây: mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường và lợi nhuận, năng lực quản lý của ngân hàng, mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản có, mức chênh tài sản nợ và tài sản có.
Về nhân tố mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường và lợi nhuận: Phân tích mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của thay đổi về lãi suất và / hoặc tỷ giá đến giá trị của lợi nhuận hay vốn cổ phần. Đồng thời quan tâm đến khả năng của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc xác định, giám sát, quản lý và kiểm soát rủi ro thị trường, đồng thời đưa ra dấu hiệu chỉ dẫn định hướng rõ ràng và tập trung. Lợi nhuận là chỉ số quan trọng để đánh giá công tác quản lý và các hoạt động chiến lược của nhà quản lý thành công hay thất bại. Lợi nhuận sẽ dẫn đến hình thành thêm vốn, đây là điều hết sức cần thiết để thu hút thêm vốn và sự hỗ trợ phát triển trong tương lai từ phía các nhà đầu tư. Lợi nhuận còn cần thiết để bù đắp các khoản cho vay bị tổn thất và trích lập dự phòng đầy đủ.
Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường và lợi nhuận lên 1 lần trong điều kiện các nhân tố khác như năng lực quản lý của ngân hàng, mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản có, mức chênh tài sản nợ và tài sản có không thay đổi thì hoạt động đánh giá thanh khoản của ngân hàng sẽ tăng lên 0,422 lần.
Về nhân tố năng lực quản lý của ngân hàng : Quản lý đóng vai trò đến thành công trong hoạt động của ngân hàng. Quản lý còn ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản có, tài sản nợ, lợi nhuận… Vì vậy quản lý đóng vai trò rất quan trọng, làm tốt công tác này sẽ làm giảm khả năng rủi ro thanh khoản cho ngân hàng
Nếu ta không xét đến các nhân tố mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường và lợi nhuận, mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản có, mức chênh tài sản nợ và tài sản có thì nếu nhân tố năng lực quản lý của ngân hàng tăng lên 1 đơn vị thì việc đánh giá thanh khoản của ngân tăng lên 0,090 lần.
Xét nhân tố: Mức độ an toàn vốn
Mức độ an toàn vốn thể hiện số vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro thì càng đòi hỏi phải có nhiều vốn tự có để hỗ trợ hoạt động của ngân hàng và bù đắp tổn thất tiềm năng liên quan đến mức độ rủi ro cao hơn.
Khi không quan tâm đến các nhân tố khác như: mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường và lợi nhuận, năng lực quản lý của ngân hàng, chất lượng tài sản có, mức chênh tài sản nợ và tài sản có thì khi mức độ an toàn vốn tăng lên 1 đơn vị thì việc đánh giá rủi ro thanh khoản sẽ hiệu quả hơn và tăng lên 0,245 đơn vị.
Xét nhân tố chất lượng tài sản có: Chất lượng tài sản có là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các vụ đỗ vỡ ngân hàng. Thông thường điều này xuất phát từ quản lý không đầy đủ trong chính sách cho vay, nếu thị trường biết rằng chất lượng tài sản kém sẽ tạo áp lực lên nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng, và điều này có thể dẫn tới khủng hoảng thanh khoản hoặc dẫn đến tình trạng đổ xô đi rút tiền ở ngân hàng.
Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì nếu chất lượng tài sản có của ngân hàng tăng lên 1 lần thì hoạt động đánh giá thanh khoản tăng lên 0,100 lần.
Xét nhân tố mức chênh tài sản nợ và tài sản có: Trong điều kiện không có nhiều tỷ lệ thanh khoản khác nhau thì có một cách hữu hiệu để đánh giá thanh khoản là xây dựng bản mô tả tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng ( theo kỳ hạn) để tính toán mức chênh giữa tài sản có đến hạn và tài sản nợ đến hạn. Việc phân tích mức chênh nhằm định lượng sự mất cân đối về kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ. Tình trạng mất cân đối này phát sinh khi kỳ hạn của bên nguồn vốn khác với kỳ hạn của bên sử dụng vốn. Việc phân tích mức chênh còn giúp lượng hóa được ảnh hưởng của những thay đổi về lãi suất thị trường đến lợi nhuận và giá trị tài sản có ròng của ngân hàng.
Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì nếu mức chênh tài sản nợ và tài sản có hàng tăng lên 1 lần thì hoạt động đánh giá thanh khoản tăng lên 0,311 lần.
Qua đó ta thấy các nhân tố tác động đến đánh giá rủi ro thanh khoản đã được xác định từ các bước như trên, tuy nhiên kết quả trên chỉ có thể đại diện cho một bộ
phận nhỏ trên tổng thể mà chưa đánh giá dược chính xác với kết quả nghiên cứu trên có đại diện cho toàn bộ tổng thể hay không, để biết được điều này tác giả tiến hành kiểm định T – test đối với các nhân tố tác động đến việc đánh giá rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Và đã được thể hiện trong phương trình hồi quy tuyến tính trên.
- Thang đo được sử dụng trong mô hình là thang đo likert 5 điểm, vậy mức điểm 3 sẽ được dùng làm giá trị trung bình.
- Giả thuyết Ho : µn < 3 : Tất cả các nhân viên đều chưa chấp nhận những yếu tố n đưa ra ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro thanh khoản.
- Giả thuyết H1 : µn >= 3 : Tất cả các nhân viên đều chấp nhận những yếu tố n đưa ra ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro thanh khoản.
Trong đó : µn = mean + lower
Với mức test value = 3 kết quả kiểm định được tác giả tổng hợp qua bảng sau :
Chỉ tiêu Mean Lower µ = mean +
lower Giả thuyết chấp nhận được M19.1 3,6169 0,4879 4,1048 H1 M19.2 3,7987 0,6695 4,4682 H1 M19.3 3,8377 0,6938 4,5315 H1 M17.1 3,5974 0,4719 4,0693 H1 M17.2 3,5 0,3803 3,8803 H1 M16.1 4,0649 0,9232 4,9881 H1 M16.2 4,2532 1,1317 5,3849 H1 M16.3 3,8831 0,7214 4,6045 H1 M16.4 4,2662 1,1454 5,4116 H1 M16.5 4,4805 1,3891 5,8696 H1 M14.1 3,539 0,373 3,912 H1 M14.2 3,4481 0,3193 3,7674 H1 M14.3 3,7532 0,6335 4,3867 H1 M15.1 3,6688 0,544 4,2128 H1 M15.3 3,8052 0,6584 4,4636 H1 M15.4 4,1688 1,0526 5,2214 H1 M18.1 3,8442 0,7179 4,5621 H1 M20.1 4,2338 1,1219 5,3557 H1 M20.2 3,9935 0,8655 4,859 H1 M20.3 3,7922 0,6576 4,4498 H1
Nhìn vào kết quả bảng trên ta thấy tất cả các giả thuyết H đều được chấp nhận tức là tất cả các yếu tố đều tác động đến việc đánh giá rủi ro thanh khoản trong ngân hàng. Điều này có nghĩa là không chỉ có một bộ phận nhỏ các nhân viên thuộc mẫu dữ liệu nghiên cứu chấp nhận việc đánh giá rủi ro thanh khoản là do các yếu tố trên, mà là hầu hết tất cả các nhân viên đều cảm thấy như vậy.
Như vậy, với kết quả mô hình hồi quy tuyến tính và phần kiểm định sự phù hợp của mẫu nghiên cứu đối với tổng thể là toàn bộ nhân viên ngân hàng trên địa bàn thành phố Biên Hòa. Vì vậy tác giả cho rằng ban lãnh đạo chi nhánh ngân hàng cần tập trung xem xét các nhân tố tác động đến việc đánh giá rủi ro thanh khoản, từ đó có biện pháp phòng ngừa và quản trị rủi ro thanh khoản được tố hơn.