b. Các loại hình sản phẩm dịch vụ[11]
4.2.3 Nhận định công tác quản trị rủi ro thanh khoản của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, chi nhánh Biên Hòa.
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, chi nhánh Biên Hòa.
4.2.3.1Những mặt tích cực
Nhìn chung, kết quả của việc quản trị rủi ro thanh khoản của Agribank biên Hòa là khá tốt. Thanh khoản của ngân hàng trong thời gian qua rất khả quan do khả năng huy động vốn tốt với mức tăng trưởng vốn ổn định, ngân hàng luôn đảm bảo dư nợ cho vay ở mức hợp lý với nguồn vốn huy động được. Cụ thể các thành tựu của NHNo & PTNT Biên Hòa trong việc triển khai QTRRTK như sau:
Bảng 4.8: Tình hình huy động vốn và dư nợ cho vay của NHNo & PTNT Biên Hòa
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
Tỷ lệ Tỷ lệ Tổng huy động vốn 1.005 938 1.024 -67 -7% 86 9%
Tổng dƣ nợ cho vay 735 797 816 62 8% 19 2%
( Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD năm 2010, 2111 NHNo & PTNT BiênHòa)[1],[2]
Xét về tổng huy động và tổng cho vay của Agribank Biên Hòa thì ta thấy tổng vốn huy động của ngân hàng năm 2010 giảm so với năm 2009 là 67 tỷ đồng tương ứng giảm 7%, nhưng đến năm 2011 thì có xu hướng tăng lên so với năm 2010 là 86 tỷ đồng tương ứng tăng 9% và tương đối ổn định. Tuy tổng cho vay luôn luôn tăng qua các năm nhưng tổng huy động vốn qua các năm đều lớn hơn mức tăng tín dụng.
Khe hở giữa cung và cầu thanh khoản dương và tương đối ổn định trong những năm qua là dấu hiệu về khả năng đảm bảo thanh khoản tốt của ngân hàng.
Trong năm 2010, tốc độ tăng trưởng của tín dụng cao hơn tốc độ tăng trưởng của huy động vốn, là dấu hiệu báo động nguy cơ rủi ro thanh khoản ngày càng tăng do tăng trưởng tín dụng nóng. Tuy nhiên đến năm 2011 thì tốc độ tăng trưởng của tín dụng thấp hơn tốc độ tăng trưởng của huy động vốn cho thấy khả năng thanh khoản của ngân hàng tốt. Điều này cho thấy nỗ lực của Agribank Biên Hòa trong việc cân đối tốc độ tăng trưởng tín dụng sao cho phù hợp với tốc độ tăng huy động để đảm bảo thanh khoản tốt nhất.
Bảng 4.9: Vốn tiền gửi và cho vay khách hàng của ngân hàng giai đoạn 2009 –2011
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
Tỷ lệ Tỷ lệ
Tiền gửi khách hàng 964.8 868.588 947.2 -96.21 -10% 78.612 9%
Cho vay khách hàng 732 795 813 63 9% 18 2%
( Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD năm 2010, 2111 NHNo & PTNT BiênHòa)[1],[2]
Xét về tiền gửi huy động và cho vay khách hàng có thể thấy lượng tiền gửi cũng luôn lớn hơn mức cho vay, có nghĩa là Agribank Biên Hòa cho vay trong giới hạn huy động được, đảm bảo khả năng chi trả hợp lý cho các khoản vay này. Lượng tiền gửi tăng lên hàng năm luôn lớn hơn lượng tiền cho vay tăng thêm, khe hở thanh khoản thặng dư.
Xét về tốc độ tăng trưởng ta thấy tốc độ tăng trưởng cho vay trong năm 2010 lớn hơn tốc độ tăng trưởng tiền gửi, do vốn tiền gửi khách hàng năm 2010 giảm so với năm 2009 là 96.21 triệu đồng, làm tăng nguy cơ rủi ro thanh khoản của ngân hàng trong năm. Nhưng đến năm 2011 thì tình hình đã được cải thiện, tăng trưởng tiền gửi lớn hơn tăng trưởng cho vay. Như vậy dựa trên tiền gửi khách hàng kết hợp với tổng nguồn vốn huy động Agribank Biên Hòa vẫn đảm bảo một khe hở thanh khoản an toàn cho đến cuối năm 2011.
Bảng 4.10: Cấu trúc huy động vốn giai đoạn 2009 – 2011 của Agribank Biên Hòa
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tiền gửi, vay của các TCTD 1,2 1,7 1,5
Tiền gửi của khách hàng 96 92,6 92,5
Vốn tài trợ ủy thác đầu tư 0,3 0,8 0,8
Phát hành giấy tờ có giá 2,5 5 5,2
(Nguồn: Báo cáo tài chính của NHNo & PTNT Biên Hòa năm 2010, 2011)[3],[4]
Biểu đồ 4.7: Cấu trúc huy động vốn giai đoạn 2009 – 2011 của Agribank Biên Hòa
(Nguồn: Báo cáo tài chính của NHNo & PTNT Biên Hòa năm 2010, 2011)[3],[4]
Qua bảng trên ta thấy nguồn cung vốn huy động chủ yếu của ngân hàng vẫn là tiền gửi của khách hàng. Lượng tiền gửi của khách hàng chiếm trên 90% tổng vốn huy động, giữ vai trò quyết định trong ổn định dòng vốn trong hoạt động kinh doanh của Agribank Biên Hòa, tuy nhiên đang có xu hướng giảm tỉ trọng. Tỉ trọng tiền vay và tiền gửi của các TCTD và phát hành giấy tờ có giá khác lại đang có xu hướng tăng thể hiện sự phụ thuộc vào thị trường 2 đang tăng lên, và cũng thể hiện nỗ lực đa dạng hóa nguồn vốn huy động của Agribank Biên Hòa.
Xét về cấu trúc nguồn vốn tiền gửi của Agribank Biên Hòa:
Xét về loại tiền tệ thì tiền được gửi vào NHNo & PTNT Biên Hòa chủ yếu ở dạng VND hoặc USD, EURO và các đồng ngoại tệ khác được sử dụng rất ít.
Bảng 4.11: Cấu trúc tiền gửi theo khách hàng và theo loại hình tiền gửi của ngân hàng giai đoạn 2009-2011.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Cấu trúc tiền gửi theo khách hàng 964.8 868.588 947.2
Tiền gửi của tổ chức kinh tế 501.696 260.5764 236.8
Tiền gửi của cá nhân 463.104 608.0116 710.4
Cấu trúc tiền gửi theo loại hình TG 1005.000 938.000 1.024.000
Ký quỹ 4.713 2.143 2.682
Có kỳ hạn 871.91 812.979 886.15
Không kỳ hạn 128.917 122.878 135.168
( Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank Biên Hòa năm 2010, 2011)[3],[4]
Biểu đồ 4.8: Cấu trúc tiền gửi theo khách hàng và theo loại hình tiền gửi giai đoạn 2009-2011
( Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank Biên Hòa năm 2010, 2011)[3],[4]
Nguồn tiền gửi khách hàng tại Agribank Biên Hòa có cấu trúc tương đối hài hòa giữa các tổ chức kinh tế và các cá nhân. Nó giao động qua từng năm. Cụ thể năm 2009 thì tiền gửi tổ chức kinh tế và cá nhân tương ứng với tỷ trọng 52% và 48%. Năm 2010 có tỷ trọng khoảng 30% và 70%, đến năm 2011 thì tỷ trọng giữa tiền gửi tổ chức kinh tế và cá nhân là 25% và 75%.
Cơ cấu tiền gửi khách hàng theo loại hình tiền gửi thay đổi không nhiều trong giai đoạn từ 2009-2011, với vốn tiền gửi không kì hạn, loại tiền gửi được xem là có khả năng cao bị rút khỏi ngân hàng, thường có tỉ trọng khoảng 13% tổng số tiền gửi. Tỉ trọng này là thấp nên ẩn chứa rủi ro thanh khoản thấp. Do đó có thể thấy
lượng vốn nóng dễ bị rút khỏi Agribank Biên Hòa thực chất có thể có tỉ trọng không cao nên khả năng gặp rủi ro thanh khoản của ngân hàng cũng được giảm bớt.
Nhƣ vậy nhìn chung, ngân hàng có lợi thế về huy động vốn. Các nguồn này chủ
yếu vẫn có cơ sở là nguồn vốn huy động từ dân cư tương đối ổn định. Là một trong những ngân hàng thu hút được sự tín nhiệm của khách hàng khá tốt. Lãi suất cho vay của ngân hàng thường thấp hơn các NHTM cùng địa bàn do có các chính sách cho vay ưu đãi, giải ngân nhanh chóng. Vì vậy thu hút được những nhà đầu tư lớn, cũng như những khách hàng cá nhân và hộ gia đình nhỏ lẻ, hoạt động kinh doanh khá ổn định, đảm bảo được khả năng sinh lợi của tài sản, làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng.
Cơ cấu vốn huy động của NHNo & PTNT Biên Hòa ngày càng được đa dạng hóa và chuyển dịch theo hướng mở rộng huy động từ nhiều nguồn khác, đặc biệt là khai thác thị trường liên ngân hàng, nhưng vẫn lấy nguồn vốn tiền gửi là cơ sở chính, chiếm đa số trong tổng vốn huy động. Lượng tiền gửi khách hàng này cũng được ngân hàng phát triển theo hướng đa dạng nhưng ổn định về đối tượng khách hàng lẫn loại hình tiền gửi, tạo ra một cơ sở vốn tiền gửi khá ổn định. Cơ cấu vốn như vậy giúp ngân hàng hạ thấp rủi ro thanh khoản trong những năm qua, tuy nhiên việc tăng sự phụ thuộc vào thị trường liên ngân hàng gần đây, nếu không có những giới hạn cụ thể, sẽ là nguy cơ tiềm ẩn rủi ro về thiếu vốn huy động khi thị trường này gặp vấn đề.
- Ngân hàng luôn chủ động thực hiện các quy định của NHNN và chính phủ để đảm bảo tính an toàn của ngân hàng nói chung và thanh khoản nói riêng.
- Ngân hàng được trang bị hệ thống thanh toán IPCAS II, đây được xem là một chương trình thanh toán hiện đại nhất được áp dụng tại NHTM Việt Nam. Hệ thống này hỗ trợ cho ngân hàng rất nhiều trong việc quản lý rủi ro và quản lý tài sản, đảm bảo việc giao dịch được thực hiện một cách nhanh chóng. Vì vậy có thể tăng thêm uy tín của ngân hàng đối với khách hàng trên địa bàn.
- Ngân hàng đã xây dựng được một hệ thống kiểm soát tốt gồm hai giai đoạn trong và sau khi giao dịch, giúp ngân hàng có thể xử lý kịp thời các tình huống khẩn
cấp, tránh được những rủi ro trong giao dịch, từ đó có thể tránh được những hậu quả xấu và góp phần hạn chế rủi ro thanh khoản cho ngân hàng.