Đánh giá hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh BiênHòa 1 Hoạt động huy động vốn và cho vay của NHNo & PTNT Biên Hòa

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO THANH KHOẢN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BIÊN hòa (Trang 47 - 50)

b. Các loại hình sản phẩm dịch vụ[11]

4.1.4 Đánh giá hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh BiênHòa 1 Hoạt động huy động vốn và cho vay của NHNo & PTNT Biên Hòa

Tình hình huy động vốn:

Bảng 4.1: Tình hình huy động vốn của Agribank Biên Hòa giai đoạn 2009-2011

Đơn vị: Tỷ đồng, ngàn USD Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 % % Nguồn vốn huy động 1.005 938 1.024 -67 -7% 86 9%

Trong đó:TG dân cư 468 639 783 171 36,65% 144 23%

I/Nguồn vốn nội tệ 966 884 981 -82 -8,49% 97 11%

Trong đó:TG dân cư 436 589 747 153 35,09% 158 27%

II/Nguồn vốn ngoại tệ 2.164 2.866 2.062 702 32,44% -804 -28,05%

Trong đó:TG dân cư 1.756 2.663 1.729 907 51,65% -934 -35,07%

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD năm 2009,2010,2011 Agribank Biên Hòa)[1],[2]

Nhìn vào bảng ta thấy tổng nguồn vốn huy động đến cuối năm 2010 đạt 938 tỷ đồng giảm so với năm 2009 là 67 tỷ đồng tương đương với giảm 7%. Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng tài chính 2008, 2009 vẫn còn tiếp tục gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, hoạt động ngân hàng do đó cũng chịu ảnh hưởng, giá cả thị trường thế giới tăng cao gây áp lực đối với thị trường trong nước như giá vàng giá dollar tăng mạnh và không ổn định, sự sa sút của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản…gây ảnh hưởng lớn đến thị trường tiền tệ. Năm 2011 tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới đã tạm lắng nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều biến động xấu, giá

cả thị trường vẫn biến động bất ổn, chỉ số lạm phát gia tăng, chênh lệch lãi suất đầu ra – vào… Vì vậy nguồn vốn huy động có tăng nhưng không nhiều, cụ thể năm 2011 huy động được 1.024 tỷ đồng tăng so với năm 2010 là 86 tỷ với mức tăng trưởng là 9%.

 Phân tích cơ cấu nguồn vốn theo tính chất nguồn vốn:

Năm 2010 tổng nguồn vốn là 938 tỷ đồng thì tiền gửi dân cư đạt 639 tỷ đồng tăng so với năm 2009 là 171 tỷ đồng với mức tăng trưởng 36,65% chiếm tỷ trọng 68% trên tổng nguồn vốn huy động. Còn lại tiền gửi của các TCTD khác, TCKT chiếm 32% trên tổng nguồn vốn huy động.

Năm 2011 tổng nguồn vốn huy động được là 1.024 tỷ đồng, trong đó tiền gửi dân cư là 783 tỷ đồng tăng 144 tỷ(+23%) so với năm 2010 chiếm 76% trong cơ cấu nguồn vốn huy động. Tiền gửi dân cư bằng ngoại tệ là 1.729 ngàn USD giảm 934 ngàn USD(-35,07%) so với năm 2010.Tiền gửi các TCKT, TCTD quy đổi là 241 tỷ đồng giảm 58 tỷ (-19%) so với năm 2010, chiếm tỷ trọng 24% cơ cấu nguồn vốn

 Phân tích cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền tệ:

Năm 2010 tổng nguồn vốn là 938 tỷ đồng thì nguồn vốn nội tệ là 884 tỷ giảm 82 tỷ so với năm 2009 tương ứng với giảm 8,49%, nguồn ngoại tệ đạt 2.866 ngàn USD tăng 702 ngàn USD so với năm 2009 với mức tăng trưởng là 32,44%.

Năm 2011 nguồn vốn nội tệ là 981 tỷ đồng tăng so với năm 2010 là 97 tỷ (+11%) chiếm tỷ trọng 95,8% cơ cấu nguồn vốn. Nguồn vốn ngoại tệ là 2.062 ngàn USD giảm so với năm 2010 là 804 ngàn USD (-28,5%) và chiếm tỷ trọng 4,2% cơ cấu nguồn vốn.

Qua phân tích ta thấy NHNo & PTNT Biên Hòa đã bám sát chỉ đạo trong việc điều hành kinh doanh, nắm bắt quan hệ cung cầu thị trường vốn để có bước điều chỉnh phù hợp về lãi suất huy động vốn cũng như lãi suất cho vay. Chi nhánh đã tổ chức triển khai thực hiện tốt các sản phẩm về huy động vốn của NHNo & PTNT Việt Nam trong từng thời kỳ, đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi phù hợp với từng đối tượng khách hàng, góp phần tăng trưởng nguồn vốn từ các thành phần dân cư là nguồn vốn có tính ổn định cao, đưa tỷ trọng tiền gửi dân cư lên 76% tăng 8% so với

năn 2010 góp phần ổn định nguồn vốn, bớt phụ thuộc vào tiền gửi các tổ chức kinh tế là nguồn vốn có nhiều biến động. Chi nhánh luôn chấp hành nghiêm hạn mức dư có, dư nợ tài khoản điều chuyển vốn nội, ngoại trong kỳ kế hoạch hàng quý do NHNo & PTNT Việt Nam giao, đảm bảo an toàn thanh khoản thường xuyên.

Tình hình dƣ nợ cho vay

Bảng 4.2: Tình hình dư nợ cho vay của Agribank Biên Hòa giai đoạn 2009-2011

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 % % Tổng dư nợ 735 797 816 62 8% 19 2% Dư nợ trung hạn 195 203 156 8 4,1% -47 -23% Dư nợ dài hạn 16 11 61 -5 -31,25% 50 455% Tỷ trọng dư nợ TDH 27,6% 26,85% 26,62% -0,75% -2,72% -0,23% -1%

( Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD năm 2009,2010,2011 Agribank Biên Hòa)[1],[2]

Nhìn vào bảng ta thấy năm 2010 tổng dư nợ của NHNo & PTNT Biên Hòa đạt 797 tỷ đồng giảm so với kế hoạch ( 79 tỷ đồng) là 9% và tăng so với năm 2009 ( 62 tỷ đồng ) tương ứng tăng là 8%. Trong đó dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng 26,85% vào năm 2010, còn lại 73,15% là dư nợ ngắn hạn. Năm 2011 vừa qua tổng dư nợ cho vay của ngân hàng đạt 816 tỷ đồng giảm so với kế hoạch ( 119 tỷ đồng) là 23% và tăng so với năm 2010 ( 19 tỷ) tương đương mức tăng là 2%. Trong đó dư nợ trung dài hạn vào năm 2011 là 26,62%, còn lại 73,38% là dư nợ ngắn hạn.

Bảng 4.3: Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2009 – 2011

2009 2010 2011

Tỷ lệ nợ xấu 3,9 % 5,95% 9,13%

( Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD năm 2010, 2111 NHNo & PTNT BiênHòa)[1],[2]

Đến ngày 31/12/2011 nợ xấu là 74.462 triệu đồng, tăng 27.040 triệu đồng( + 57%) so với 31/12/2010, chiếm tỷ trọng 9,13% trên tổng dư nợ. Nợ xấu tăng nhanh so với năm 2010 tập trung vào một số doanh nghiệp lớn sản xuất kinh doanh thua lỗ hoặc phá sản do khủng hoảng kinh tế suy giảm khả năng trả nợ.

Chất lượng tín dụng chưa tốt và tiềm ẩn nhiều rủi ro, nợ xấu tăng cao, vượt tỷ lệ cho phép của NHNN & PTNT Việt Nam, nợ lãi tồn đọng nhiều ( 22 tỷ đồng), nợ đã

xử lý rủi ro thu hồi chậm và không đạt kế hoạch giao. Đã bộc lộ nhiều yếu kém trong công tác quản lý, thiếu kiểm tra sâu sát tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, việc phân tích đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng chưa được tiến hành thường xuyên để có hướng xử lý kịp thời, các biện pháp xử lý đã triển khai nhưng kém hiệu quả.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO THANH KHOẢN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BIÊN hòa (Trang 47 - 50)