Nội dung phiếu khảo nghiệm có 3 yêu cầu: - Đánh giá tầm quan trọng.
- Đánh giá tính cấp thiết. - Đánh giá tính khả thi.
Người được trưng cầu đánh giá vào phiếu theo các mức sau: - Rất quan trọng, rất cấp thiết, rất khả thi : 5 điểm - Khá quan trọng, khá cấp thiết, khá khả thi : 4 điểm
- Mức độ trung bình : 3 điểm
- Ít quan trọng, ít cấp thiết, ít khả thi : 2 điểm - Không quan trọng, không cấp thiết, không khả thi : 1 điểm
Người khảo sát tổng hợp điểm các ý kiến trưng cầu và xếp thứ tự từng giải pháp.
Bảng 20. Kết quả điểm trung bình cộng trưng cầu khảo nghiệm.
T
T Tên các biện pháp Quan trọng Cấp thiếtĐiểm Khả thi TB ThứXếp ĐiểmTB ThứXếp ĐiểmTB ThứXếp
1 Tăng cường chỉ đạo cải tiến phòng học
truyền thống truyền học bộ môn 48 1 46 2 41 5 2 Đổi mới công tác quản lý về chuyên
môn 41 5 40 5 44 3
3 Tăng cường quản lý CSVC phục vụ
dạy học. 46 3 45 3 40 6
4 Thường xuyên chỉ đạo quản lý giáo viên rèn luyện kỹ năng học tập cho học sinh theo phòng học bộ môn.
47 2 47 1 46 1
5 Tăng cường chỉ đạo tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo hướng phát triển hình thức học tập với phòng học bộ môn
44 4 43 4 45 2
6 Tích cực phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và các đoàn thể giáo
dục ý thức học tập theo PHBM cho học sinh
Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp đề xuất đều hợp lý (đa số ý kiến tán thành) về tầm quan trọng, tính cấp thiết, tính khả thi của biện pháp. Kết quả cho chúng ta thấy mức độ của từng biện pháp có chênh lệch khác nhau, giúp các nhà quản lý trường học suy nghĩ thêm: muốn tổ chức học thành công cần thực hiện đồng bộ các biện pháp đề xuất từ việc chỉ đạo điều hành, các biện pháp quản lý chuyên môn, chỉ đạo tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hướng vào việc học tập, sinh hoạt biện pháp chỉ đạo giáo viên rèn luyện kỹ năng dạy học theo PHBM, đến việc tăng cường phối hợp cha mẹ học sinh các đoàn thể, giáo dục ý thức quản lý PHBM cho học sinh, tạo điều kiện để các em tham gia học tập theo PHBM tốt hơn. Qua kết quả khảo nghiệm cũng đặt ra cho các nhà quản lý phải ý thức rằng sẽ có biện pháp thực hiện rất khó khăn, tính khả thi không cao như: nhóm biện pháp phối hợp cha mẹ học sinh các đoàn thể giáo dục ý thức quản lý PHBM, nhóm biện pháp chỉ đạo giáo viên rèn luyện kỹ năng dạy học theo PHBM và tổ chức học tập hợp tác theo PHBM cho học sinh. Do vậy, trong quá trình tổ chức thực hiện phải tập trung cao độ để các biện pháp được tiến hành đồng bộ có như vậy mới thành công.
Kết luận chương 3
Tổ chức dạy-học theo PHBM cấp THCS ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, góp phần đào tạo nguồn nhân lực là một việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Để việc dạy-học theo PHBM thật sự đi vào chiều sâu, vấn đề đầu tiên là nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh. Hiệu trưởng các trường THCS cần làm tốt công tác chính trị tư tưởng cho tập thể sư phạm thấy được tầm quan trọng của việc dạy học theo PHBM, tổ chức có hiệu quả các hoạt động học tập hợp tác theo PHBM tránh hình thức, chiếu lệ, chạy theo thành tích.
Việc giáo dục cho học sinh về cách thức, phương pháp học tập theo PHBM, các kỹ năng thực hành là rất cần thiết. Đầu tư cơ sở vật chất hợp lý, bổ sung tranh thiết bị dạy học đồng bộ cho việc học tập theo PHBM là vô cùng quan trọng. Hiệu trưởng cần xây dựng các cơ chế chính sách động viên khuyến khích các cá nhân tập thể có thành tích trong việc tổ chức dạy-học theo PHBM. Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, Ban đại diện cha mẹ học sinh tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tham gia học tập theo phòng học bộ môn.
Từng bước trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho giáo viên trong việc tổ chức dạy học theo PHBM. Có thầy giỏi ắt sẽ có trò giỏi, thầy chưa am tường về lý luận thì khó có thể tổ chức đạt hiệu quả các hoạt động dạy - học. Hiệu trưởng tích cực chỉ đạo giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm giáo dục ý thức học tập, trang bị phương pháp học tập, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thực hành cho học sinh để các em ý thức được ý nghĩa của việc học tập theo PHBM không chỉ cho hôm nay mà cho cả quá trình học tập, làm việc sau này.
PHẦN KẾT LUẬN 1. Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu được trình bày ở chương 1, chương 2 và chương 3, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Đổi mới phương pháp dạy học không phải là giải pháp tình thế, mà là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục. Việc tổ chức dạy - học theo phòng học bộ môn là một trong những phương pháp dạy học tích cực mang lại hiệu quả.
Đề tài nghiên cứu đã đạt được những kết quả có tính khả thi về việc tổ chức dạy học theo PHBM cho học sinh trung học cơ sở. Về mặt lý luận đề tài đã bổ sung những tính chất cơ bản của sự hợp tác học tập theo PHBM: sự phụ thuộc vào nhau một cách tích cực, sự tương tác hỗ trợ giữa các cá nhân trong học tập, trách nhiệm của từng cá nhân trong, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng thực hành. Đề tài cũng đã bổ sung một số lý luận về ý nghĩa của hình thức dạy - học theo PHBM. Những nguyên tắc về giáo dục trong thực hành:
- Nguyên tắc thống nhất giữa sự tổ chức lãnh đạo sư phạm của giáo viên với việc phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, độc lập, tự giáo dục của học sinh.
- Nguyên tắc chú ý đến đặc điểm của từng đối tượng giáo dục.
Những kết quả nghiên cứu cho thấy việc tổ chức dạy học theo phòng học bộ môn cấp trung học cơ sở ở huyện Cao Lãnh trong thời gian qua còn nhiều bấp cập như:
+ Chỉ đạo dạy học theo PHBM còn lúng túng, chỉ đạo rèn luyện kỹ năng hợp tác thực hành cho học sinh chưa tốt.
+ Nội dung, hình thức dạy - học theo PHBM chưa được nghiên cứu ứng dụng sinh động. Tổ chức dạy học chưa đồng bộ giữa các bộ môn. Trao đổi kinh nghiệm: trò - trò, thầy - thầy, thầy - trò, cán bộ quản lý - cán bộ quản lý
chưa có hiệu quả cao. Một bộ phận học sinh nhất là học sinh trung bình, yếu chưa hứng thú với hình thức học tập theo PHBM. Số lượng HS/lớp chưa thuận lợi cho việc dạy học theo PHBM. Thời gian 45 phút/ tiết khá nhanh, chuẩn bị không tốt sẽ không thể tổ chức dạy học theo PHBM. Tổ chức dạy học theo PHBM còn mang tính đối phó, hình thức dạy học theo PHBM nghèo nàn ( học sinh học lý thuyết là chủ yếu trên lớp)
+ Chuẩn bị bài ở nhà, sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, mẫu vật tổ chức học tập theo PHBM, thực hành, tự học ở nhà chưa tốt.
+ Đồ dùng sẵn có vừa thiếu lại vừa kém hiệu quả, dụng cụ học tập để từng nhóm học tập còn thiếu nhiều, bàn ghế, thiết bị chưa đồng bộ, chưa đúng chuẩn với PHBM. Giáo viên vừa chuẩn bị đồ dùng dạy học vừa chuẩn bị dụng cụ học tập cho học sinh. Nguyên nhân cơ bản của những bất cập vừa nêu là nhiều, song cơ bản vẫn là:
- Nhận thức về lý luận dạy học theo PHBM còn nhiều hạn chế nhưng chưa có ý thức tự học, chưa cập nhật kiến thức hiện đại. Một bộ phận giáo viên còn có thói quen dạy học theo phương pháp cũ, chậm đổi mới.
- Ý thức phấn đấu vươn lên của học sinh còn hạn chế, tư tưởng làm ăn nhỏ lẽ ít hợp tác đã ảnh hưởng không nhỏ đến học sinh.
- Phần lớn học sinh chưa được hướng dẫn bài bản về phương pháp học tập theo PHBM, kỹ năng thực hành. Đời sống học sinh thuần nông, kinh tế khó khăn, giao thông nông thôn chưa tốt, trình độ học vấn cha mẹ học sinh chưa cao, thời gian học tập ở nhà của học sinh chưa nhiều. Cán bộ quản lý, giáo viên ít có giải pháp khắc phục yếu kém về thiết bị dạy học còn trông chờ sự trang bị của cấp trên…
Để góp phần hạn chế những bất cập nêu trên chúng tôi đã đề ra sáu nhóm biện pháp: cải tiến phòng học truyền thống thành phòng học bộ môn, quản lý chuyên môn, chỉ đạo giáo viên rèn luyện kỷ năng dạy học theo phòng
học bộ môn, chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất phục vụ dạy - học, phối hợp với các đoàn thể tổ chức các hoạt động vui chơi, thân thiện giáo dục ý thức hợp tác nhóm, phối hợp với cha mẹ học sinh, các đoàn thể giáo dục ý thức quản lý phòng học bộ môn, tạo điều kiện cho học sinh tham gia học tập theo PHBM đạt hiệu quả. Trong quá trình triển khai áp dụng cần thực hiện linh hoạt vào từng hoàn cảnh thực tiễn với những điều chỉnh thích hợp. Xin được khẳng định, trong dạy - học không có phương pháp nào là tối ưu, nếu biết phát huy tối đa các ưu điểm của phương pháp này để khắc phục nhược điểm của phương pháp khác đó chính là nghệ thuật của những người làm công tác giáo dục.
Các biện pháp đề ra là những đút kết kinh nghiệm, những trăn trở suy nghĩ của bản thân trong quá trình giảng dạy, công tác ở trường THCS huyện Cao Lãnh. Những biện pháp này không chỉ có tính khả thi trong phạm vi huyện Cao Lãnh mà còn có thể triển khai rộng khắp trong tỉnh Đồng Tháp cũng như vận dụng vào dạy học ở các trường THCS nói chung.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Chính phủ và cơ quan Trung ương
- Chính phủ sớm có chỉ đạo đưa ngành giáo dục vận hành theo cơ chế thị trường. Tránh những bất cập trong dạy học như hiện nay: người dạy tốt có khi lương thấp hơn người dạy không tốt. Viết sách giáo khoa giao cho tư nhân thực hiện, các cơ sở giáo dục có quyền lựa chọn sách giáo khoa để dạy học đảm bảo thực hiện đạt các yêu cầu kiến thức, kỹ năng quy định trong khung chuẩn kiến thức.
- Bộ Giáo dục & Đào tạo sớm ban hành các quy định chuẩn về phương pháp cần vận dụng trong giai đoạn hiện nay.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống lý luận về phương pháp dạy học nói chung và dạy học theo PHBM nói riêng phục vụ cho giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
- Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ nội vụ, Bộ tài chính cần điều chỉnh thông tư số: 35/TTLT-BNV-BTC về việc định mức cán bộ, giáo viên, công chức, viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập. Với định mức giáo viên kiêm nhiệm thiết bị như hiện nay là không đảm bảo phục vụ cho việc dạy học theo phòng học bộ môn. Điều chỉnh định biên học sinh THCS không quá 30HS/lớp, thay vì không quá 45HS/ lớp như hiện nay.
2.2. Đối với tỉnh Đồng Tháp
- Cần triển khai các chương trình kiên cố hóa trường học trong huyện Cao Lãnh tạo điều kiện học tập cho con em nông dân vùng sâu.
- Hoàn thiện các lộ giao thông nông thôn tạo điều kiện thuận tiện cho HS vùng sâu đi học trong mùa mưa lũ.
- Chỉ đạo các đoàn thể giáo dục hội viên về ý thức học tập.
2.3. Đối với Sở Giáo dục & Đào tạo Đồng Tháp
- Chấn chỉnh việc chỉ đạo chuyên môn về thực hiện phân phối chương trình, mỗi Sở GD&ĐT có cách thực hiện riêng - mỗi học kỳ có khi thay thời khóa biểu bảy lần gây khó khăn cho giáo viên, học sinh.
- Tổ chức học tập chuyên môn hè cần thiết thực hơn nhằm nâng cao tay nghề cho giáo viên.
- Tổng kết phong trào đổi mới phương pháp dạy học một cách thiết thực nhằm nhân rộng những mô hình làm tốt. Tôn vinh những giáo viên dạy giỏi có những sáng tạo hiệu quả trong việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và tổ chức dạy học theo phòng học bộ môn nói riêng.
2.4. Đối với hiệu trưởng các trường trung học cơ sở, tiểu học - trung học cơ sở huyện Cao Lãnh
- Hiệu trưởng các trường cần nâng cao nhận thức về đổi mới phương
pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học theo phòng học bộ môn nói riêng.
- Hiệu trưởng thực sự là hạt nhân đoàn kết tạo nên sức mạnh tổng hợp trong và ngoài nhà trường phục vụ tốt việc đổi mới phương pháp góp phần đào tạo nguồn nhân lực thích ứng với giai đoạn hiện nay cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
- Thường xuyên chủ động tổ chức kiểm tra nội bộ hoạt động dạy học theo phòng học bộ môn của nhà trường, chú trọng việc tổ chức dạy học theo phòng học bộ môn trong và ngoài nhà trường, từng bước nâng cao chất lượng dạy học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành trung ương Đảng CSVN, Văn kiện nghị quyết Đại hội VIII, Hà Nội, 1996.
2. Ban chấp hành trung ương Đảng CSVN (2006), Văn kiện nghị quyết Đại hội IX, Hà Nội.
3. Ban chấp hành trung ương Đảng CSVN (2011), Văn kiện nghị quyết Đại hội X, Hà Nội.
4. Ban chấp hành TW Đảng, Kết luận của Hội nghị lần thứ 6 (khóa IX) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW2
5. Nguyễn Ngọc Bảo, Hà Thị Đức, (2001) Hoạt động dạy học ở Trường Trung học cơ sở. NXB Giáo dục, Hà nội
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Điều lệ trường trung học, Hà Nội, 2000.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), số 32/2004/QĐ-BGDĐT, ngày 24/9/2004, Về việc ban hành Quy chế công nhận phòng học bộ môn trường trung học đạt chuẩn quốc gia, Hà Nội.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo(2008), số: 37/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 16/7/2008, Về việc ban hành Quy định về phòng học bộ môn, Hà Nội. 9. Bộ Giáo dục và Đào tạo(1995) Kỷ yếu hội thảo khoa học. Đổi mới
PPDH theo hướng hoạt động hóa người học. Chương trình KHCN cấp Bộ. Hà nội.
10. Việt Báo(2005), Hàng năm, ngành giáo dục phải bỏ ra cả nghìn tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị dạy học. Tuy nhiên, nghịch lý là giáo viên và học sinh vẫn phải dạy chay, học chay trong khi các đồ dùng giảng dạy lại nằm... đắp chiếu, trùm mền,Thứ năm, 17 Tháng mười một 2005, 09:00 GMT+7]
11.Nguyễn Hữu Châu(2005), “Dạy học kiến tạo, vai trò của người học và quan điểm kiến tạo trong dạy học”, T/c Dạy và học ngày nay số 5/2005. 12. Phạm Minh Hạc(1986), “Phương pháp tiếp cận hoạt động – nhân cách
và lý luận chung vê PPDH” T/c Nghiên cứu GD số 173, tháng 10/1986. 13. Phạm Minh Hạc(1997), “Tâm lý học Vgôtxki”. NXB Giáo dục, Hà nội. 14. Trần Bá Hoành(2000), Đổi mới PPDH ở Trung học cơ sở. Tài liệu
dùng trong các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý GD THCS, Hà nội.
15. Hội Tâm lý – Giáo dục Viêt Nam, “ J Piagie – nhà tâm lý học vĩ đại thế kỷ XX” (1896 – 1996)”, Kỷ yếu khoa học tổ chức tại Hà nội 11/12/1996 và TP Hồ Chí Minh 27/12/1996
16. Trần Kiều(chủ biên), (1997), Đổi mới PPDH ở trường THCS. Viện khoa học giáo dục. Hà nội.
17. Hồ Chí Minh, (1962). Bàn về giáo dục. NXB Hà nội.
18.Nhân dân online(2010), Năm học 2010-2011 cả nước có gần 22 triệu học sinh, sinh viên. Cập nhật 02:30, ngày 04-9-2010.
19. Phòng GD&ĐT huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Báo cáo tổng kết năm học 2010 - 2011.
20. Phòng GD&ĐT huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, (2008). Quy hoạch