Đối với giáo viên

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học theo phòng học bộ môn ở các trường trung học cơ sở huyện cao lãnh tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 99 - 101)

Dạy học theo PHBM tuy không mới nhưng những kiến thức học được của giáo viên từ trường sư phạm, từ những đợt bồi dưỡng trong hè là quá ít. Giáo viên có tài giỏi đến đâu cũng không thể hoàn thành nhiệm vụ, với một công việc mà giáo viên biết quá ít về nó. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn như hiện nay bên cạnh việc chỉ đạo chuyên môn của hiệu trưởng, của tổ chuyên môn thì tự học của giáo viên vẫn là chính.

* Tích lũy kinh nghiệm dạy học theo phòng học bộ môn

Muốn tổ chức dạy-học theo PHBM đạt kết quả tốt, cần phải biết đặc điểm cá nhân của học sinh và tổ chức dạy-học cá biệt hóa đối tượng. Đặc điểm quan trọng nhất của một tập thể học sinh có tổ chức là tập thể biết tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện của từng thành viên. Vì vậy, giáo viên cần quan tâm chủ yếu đến hình thức học tập theo PHBM, chỉ có như vậy thì sự chú ý của giáo viên đến từng học sinh mới có kết quả. Trong dạy học theo PHBM điều quan trọng là tạo ra bầu không khí tìm tòi sáng tạo qua lao động của từng cá nhân. Vì vậy, chúng ta cần phải xem xét lại một số quan niệm quen thuộc trong lý luận dạy học. Chẳng hạn, trước đây người ta thừa nhận khi giảng tài liệu mới thì nhắc lại tài liệu cũ, tài liệu vừa học ở phần trước rồi từ đó chuyển sang giảng dạy tài liệu mới. Một nét nghĩ lâu đời mà một bộ phận giáo viên khó quên trước khi vào tiết dạy "hôm qua ta học bài a, hôm nay ta học bài b". Như vậy, mặc dù giáo viên có thông báo đề tài mới, song việc đó không có tác dụng - học sinh vẫn bị tài liệu cũ khống chế, khó dứt ra khỏi tài liệu cũ và điều quan trọng nhất là trước mắt học sinh không mở ra triển vọng của công việc sắp tới. Trong trường hợp này học sinh không thể tham gia tích cực vào việc tìm tòi cách giải quyết mới, chứng minh định lý mới…

Dạy học theo PHBM đòi hỏi sự sáng tạo của người dạy, đặc biệt việc phân bố thời gian. Nếu dạy học theo PHTT cho phép người dạy phân bố thời

gian tương đối và có thể xử lý “cháy tiết” bằng nhiều cách trong đó có đọc chép thì dạy học theo PHBM đòi hỏi người dạy thiết kế lượng thời gian mỗi tiết hoàn toàn khác nhau từ nêu vấn đề đến HS giải quyết vấn đề, GV củng cố kiến thức. Sự linh họat của người dạy cần tập trung vào việc học của HS hơn là giảng giải hết nội dung của GV cần truyền đạt như trước đây. Những kinh nghiệm ấy GV cần phải có quá trình tích lũy.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học theo phòng học bộ môn ở các trường trung học cơ sở huyện cao lãnh tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 99 - 101)