Nguyên tắc thống nhất giữa sự tổ chức quản lý sư phạm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học theo phòng học bộ môn ở các trường trung học cơ sở huyện cao lãnh tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 35)

sở vật chất

- Quản lý việc dạy học gắn liền với quản lý thiết bị đồ dùng, cơ sở vật chất nhà trường. Dạy học theo phòng học bộ môn là hình thức dạy học tiên tiến theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Việc tiếp cận tri thức của học sinh gắn liền với thực tiễn với việc thực hành. Học tập theo PHBM không thể thực hiện nếu thiếu các thiết bị dạy học cần thiết.

- Hoạt động sư phạm trong PHBM phát triển gắn liền với sự phát triển CSVC (ngành cấp, GV tự làm, HS tham gia làm đồ dùng học tập theo sự hướng dẫn của giáo viên,....). Như vậy, thông qua việc dạy học theo phòng học bộ môn năng lực sư phạm của giáo viên ngày càng phát triển. Cách tiếp cận tri thức của HS cũng được phát triển ngày một tốt hơn. Vì vậy việc quản

lý dạy-học theo phòng học bộ môn cần được thực hiện thống nhất giữa quản lý hoạt động sư phạm và quản lý sự phát triển cơ sở vật chất thiết bị dạy học.

1.5.2. Nguyên tắc về sự thân thiện trong việc tổ chức dạy học

Dạy-học thông qua PHBM tạo điều kiện giao lưu thầy-trò, trò-trò nhiều hơn, thân thiện hơn. Thông qua PHBM giáo viên giao việc, học sinh thực hành nhiều hơn, việc giao lưu trao đổi cùng bạn bè, thầy, cô giáo thuận lợi hơn so với dạy học ở phòng học truyền thống chủ yếu HS ngồi nghe thuyết giảng và tiếp cận tri thức một chiều. Hoạt động học tập ấy tạo nên bầu không khí thân thiện tích cực. Nhà quản lý cần ý thức điều này để có kế hoạch định hướng cho việc quản lý tổ chức dạy học theo đúng tính chất của phòng học bộ môn.

1.5.3. Nguyên tắc về tính hiệu quả

Dạy học theo phòng học bộ môn là lối dạy học kết hợp lý thuyết-thực hành (giảm lý thuyết suôn, tăng thực hành, liên hệ thực tiễn giáo dục theo chủ trương của ngành). Từng bước giúp người học có thể trực quan tri thức (nhìn thấy, sờ mó, tiếp cận) dễ khắc sâu kiến thức. Bước đầu tổ chức dạy học theo phòng học bộ môn có thể sẽ gây khó khăn cho giáo viên về thời gian công sức chuẩn bị thiết kế bài dạy, đồ dùng mẫu vật. Nhưng một khi đã đi vào nền nếp thì công việc chuẩn bị không chỉ dừng lại ở chổ giáo viên chuẩn bị, thông qua hướng dẫn của giáo viên học sinh sẽ tham gia chuẩn bị đồ dùng mẫu vật, rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho việc học tập theo PHBM sẽ góp phần giảm áp lực cho người dạy, người học.

Trong điều kiện kinh phí, ngân sách giáo dục còn nhiều hạn chế, việc dạy học theo phòng học bộ môn như đã trình bày không chỉ mang lại hiệu quả về giáo dục, ngoài ra còn bổ sung nhiều thiết bị dạy học cần thiết cho nhà trường, tạo nên hiệu quả kinh tế, giảm gánh nặng cho ngân sách.

Như vậy, dạy học theo phòng học bộ môn là cách thức tổ chức DH tích cực, phát huy được tính tự giác, chủ động, sáng tạo của HS đồng thời khắc phục được thói quen dạy học thụ động một chiều theo kiểu thầy giảng - trò nghe; thầy hỏi - trò trả lời. Vận dụng việc dạy học theo phòng học bộ môn là góp phần đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của HS, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập.

Tổ chức dạy học theo PHBM với sự học tập tích cực đòi hỏi sự cố gắng trí tuệ và nghị lực cao của mỗi HS trong quá trình tự lực giành lấy kiến thức mới. Ý chí và năng lực của HS trong một lớp không thể đồng đều tuyệt đối, vì vậy buộc phải chấp nhận sự phân hoá về cường độ và tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập. Áp dụng phương pháp tích cực ở trình độ càng cao thì sự phân hoá này càng lớn. Việc sử dụng các phương tiện nghe nhìn, máy vi tính, đồ dùng, mẫu vật ngày càng rộng rãi trong nhà trường sẽ đáp ứng yêu cầu cá thể hoá hoạt động học tập theo nhu cầu và năng lực của mỗi học sinh.

Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kỹ năng, thái độ đều được hình thành bằng con đường hoạt động thuần tuý cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy-trò, trò-trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường đi tới chân lý. Trong kiểu dạy học thông báo, giải thích- minh hoạ, thông tin đi từ thầy đến trò, quan hệ giao tiếp chủ yếu là thầy-trò. Tổ chức dạy học theo PHBM nổi lên mối quan hệ giao tiếp trò-trò. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến của mỗi cá nhân được điều chỉnh, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới, bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi cá nhân và của cả lớp. Từ xưa cha ông ta đã có câu “Trăm nghe không bằng một thấy”, việc tổ chức dạy học theo PHBM không chỉ dừng lại cho học sinh thấy mà còn cho các em được thực hành cụ thể những vấn đề cần nghiên cứu trao đổi. Trong

giáo dục việc tạo điều kiện cho HS tiếp cận đồ dùng mẫu vật là hết sức quan trọng, khắc phục được tình trạng học vẹt, lý luận suôn, học thì tốt nhưng ra công tác, lao động rất hạn chế.

Kết luận chương 1

Trong chương một, chúng tôi đề cập đến khái niệm cơ bản về quản lý, quản lý giáo dục, phòng học truyền thống, phòng học bộ môn, dạy-học theo phòng học bộ môn, phòng học bộ môn tạo môi trường học tập đa dạng, năng động, sáng tạo, tự chủ cho giáo viên và học sinh; phòng học bộ môn tạo được niềm hứng thú, tích cực, say mê khám phá khoa học; nâng cao kỷ năng thực hành của giáo viên và học sinh. Đó là cơ sở để chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng việc tổ chức day-học theo phòng học bộ môn, việc quản lý dạy-học theo phòng học bộ môn. Tổ chức dạy học, quản lý giáo dục, quản lý hoạt động dạy học là hoạt động then chốt đảm bảo sự thành công của giáo dục. Với quan điểm “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người mới xã hội chủ nghĩa”, nhân dân Việt Nam xác định “giáo dục là quốc sách” và “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”. Để nguồn nhân lực Việt Nam có thể sánh vai cùng các nguồn nhân lực khác trên thế giới đòi hỏi ngành giáo dục phải có sự chuẩn bị thích ứng. Đó là việc chuyển từ dạy học truyền thụ một chiều dựa trên trí nhớ, tái hiện, bắt chước sang dạy học tự khám phá, tự phát hiện, tự giải quyết, tự chiếm lĩnh tri thức nhằm tạo cho người học có những tố chất của người lao động mới. Tổ chức dạy-học theo phòng học bộ môn theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay là một vấn đề cấp thiết, người cán bộ quản lý phải được trang bị những tri thức về khoa học quản lý, về khoa học giáo dục, về những phương pháp giáo dục hiện đại. Quá trình dạy học luôn có sự tác động qua lại hữu cơ giữa lý luận và thực tiễn, nhà quản lý cần tìm ra giải pháp khả thi để quản lý việc tổ chức dạy học theo phòng học bộ môn, góp phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

Chương 2

THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC THEO PHÒNG HỌC BỘ MÔN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC

CƠ SỞ HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

2.1. Khái quát về kinh tế, văn hóa xã hội ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

2.1.1. Về vị trí địa lý, dân cư huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Cao Lãnh là huyện cửa ngõ của tỉnh Đồng Tháp: phía Bắc giáp với huyện Tháp Mười và Tam Nông, phía Nam giáp với sông Tiền, phía đông giáp huyện Tháp Mười và huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang), phía Tây giáp với huyện Thanh Bình và thành phố Cao Lãnh. Diện tích tự nhiên là 462 km2, tổng số hộ là 43.600 với dân số 2006 là 207.556 người, mật độ trung bình 477 người/km2. Huyện có 17 xã và 01 thị trấn, trong đó 06 xã vùng sâu, đời sống thuần nông còn nhiều khó khăn.

Huyện nằm dọc theo Quốc lộ 30 và là dãy đất ven sông Tiền, bao quanh phía Tây-Nam Đồng Tháp Mười, với sông rạch chằng chịt, thuận tiện cho việc phát triển nông nghiệp và lưu thông đường thuỷ; nhưng đây cũng là trở ngại rất lớn trong việc đi lại (chủ yếu bằng phương tiện bộ), xây dựng trường lớp học, nhất là đối với các xã vùng sâu khi vào mùa mưa lũ.

2.1.2. Tình hình kinh tế, xã hội của huyện Cao Lãnh

Năm 1980, tỉnh Đồng Tháp chia tách huyện Cao Lãnh ra thành huyện Cao Lãnh và thành phố Cao Lãnh, nhất là sau thời kỳ đổi mới kinh tế - xã hội, huyện Cao Lãnh bước vào thời kỳ phát triển. Trong lĩnh vực kinh tế bước đầu có sự chuyển đổi về cơ cấu. Cảnh quan và đời sống nhân dân có bước cải tiến vươn lên. Huyện có tiềm năng lớn về nông nghiệp, nông dân hầu hết sống thuần nông. Các khu công nghiệp Cần Lố, Phong Mỹ đang tiến hành xây

dựng, chợ đầu mối trái cây Mỹ Hiệp đang phát huy hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao cho nông dân. Trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch huyện có 2 khu du lịch Gáo Giồng và Xẻo Quýt đang trên đà phát triển. Đó chính là những điều kiện và cơ sở cho GD phát triển vững chắc.

2.2. Vài nét về giáo dục và đào tạo của huyện Cao Lãnh

Giáo dục và đào tạo huyện Cao Lãnh đã có những chuyển biến nhất định trong những năm gần đây cả về số lượng và chất lượng, nguồn lực tập trung cho GD ngày càng lớn và có sự quan tâm của cộng đồng. Đến nay, việc huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, đạt chuẩn quốc gia về phổ cập THCS năm 2007, đang tiến hành phổ cập trung học phổ thông. Trường lớp được xây mới khang trang cơ sở vật chất, trang thiết bị ngày càng hoàn thiện - 15 trường THCS có phòng thiết bị. Riêng 07 trường Tiểu học-THCS mới tách năm 2008 còn nhiều khó khăn, 21 trường có laptop, Projector để giảng dạy 95% GV có máy vi tính, 70% GV kết nối nét để tìm tài liệu soạn giảng, 09 trường có tủ dùng chung bảo quan ĐDHT cho học sinh. Mạng lưới các trường Tiểu học, THCS đã và đang sắp xếp lại phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và Nghị định 90/CP của chính phủ, 100% xã, thị trấn đều có trường mầm non, tiểu học, THCS hoặc Tiểu học - Trung học cơ sở. Huyện Cao Lãnh hiện có 24 trường mầm non, 31 trường tiểu học, 07 trường TH- THCS, 14 trường THCS, một bộ phận THCS trong trường THCS-THPT Nguyễn Văn Khải, 05 trường THPT. Huyện Cao Lãnh có 08 trường đã đạt chuẩn quốc gia – 03 THCS, 03 TH, 02 Mầm non[18]. Chất lượng giáo dục và đào tạo không ngừng tiến bộ và nâng cao, nhiều năm ngành giáo dục huyện Cao Lãnh đã nhận được cờ thị đua của UBND tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo và bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ.

Thực hiện chi thị 40CT/TW của Ban bí thư TW Đảng về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý. Phòng Giáo dục và

Đào tạo huyện Cao Lãnh đã đưa đi đào tạo các lớp bồi dưỡng trình độ chuyên môn về quản lý trường học đạt tỷ lệ 99%. Đưa đi đào tạo trình độ lý luận chính trị trung cấp 6,1%. Trình độ tay nghề của GV và cán bộ quản lý ở các ngành học, bậc học được trao dồi thông qua các hội thi GV dạy giỏi cấp huyện, tỉnh. Hiện có 254 GV dạy giỏi, 14 GV đạt danh hiệu viên phấn vàng và 02 GV dạy giỏi cấp quốc gia. Công tác phát triển Đảng trong giáo viên THCS những năm gần đây đã có sự chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiện nay các đơn vị thuộc phòng GD&ĐT huyện Cao Lãnh có 833 Đảng viên chiếm tỷ lệ 46.3% Trong đó, giáo viên THCS có 272 Đảng viên (chiếm tỷ lệ 51,4% GV, so với năm 2005 là 11,3%). [19]

Tất cả các xã, thị trấn đều có trường THCS hoặc Tiểu học - Trung học cơ sở. huyện Cao Lãnh hiện có 14 trường THCS, 7 trường TH - THCS trên tổng số 18 xã, thị trấn. Tổng số phòng học của THCS là 160 phòng, 07 trường được xây mới theo hướng chuẩn quốc gia với phòng bộ môn đúng chuẩn. Tổng số học sinh cấp THCS có 22 trường (tính cả bộ phận THCS của trường THCS - THPT Nguyễn Văn Khải) là 11.049HS/307 lớp. Tỷ lệ Tốt nghiệp THCS hàng năm 99%. Mỗi năm cung cấp cho các trường THPT khoảng 80% HS có trình độ tốt nghiệp THCS số còn lại tham gia học nghề, lao động phổ thông. Trong cấp THCS được chia ra 2 tốp để thi đua dạy tốt học tốt. Nhóm A có 7 trường bao gồm: THCS Nguyễn Minh Trí, THCS Nguyễn Văn Đừng, THCS Mỹ Hiệp, THCS Mỹ Long, THCS TT Mỹ Thọ, THCS Phương Trà, THCS Mỹ Hội, Nhóm B có 14 trường bao gồm: THCS Tân Nghĩa, THCS Nhị Mỹ, THCS Bình Thạnh, THCS Bình Hàng Tây, THCS Tân Hội Trung, THCS Phương Thịnh, THCS Gáo Giồng, TH - THCS Đinh Công Bê, TH - THCS Phương Trà, TH - THCS Ba Sao, TH - THCS Thiện Mỹ, TH - THCS Mỹ Xương, TH - THCS Mỹ Thọ, TH - THCS Gáo Giồng.

Đến năm 2011 có 3 trường THCS đạt chuẩn Quốc gia. Thực hiện đổi mới nội dung chương trình thay sách giáo khoa, đổi mới nội dung phương pháp dạy học, vừa tạo điều kiện để phát triển năng lực của mỗi học sinh, nâng cao năng lực tư duy, kỹ năng thực hành, tăng tính thực tiễn, coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn; quan tâm đầy đủ đến giáo dục phẩm chất, đạo đức, ý thức công dân, giáo dục sức khỏe và thẩm mỹ cho học sinh [20].

Kết quả khảo sát (xem bảng 1 phụ lục 1) cho thấy 100% GV của 21 trường trung học cơ sở, TH-THCS trong huyện Cao Lãnh đã rất cố gắng tự vươn lên đạt chuẩn. Không những thế có 79.6% GV đã học tập nâng cao trình độ vượt chuẩn. Chất lượng của đội ngũ GV sẽ là điều kiện để thực hiện việc đổi mới PPDH nói chung và việc tổ chức dạy học theo phòng học bộ môn nói riêng. Tổng biên chế giáo viên và CBQL cấp THCS là 655 người.

Cường độ làm việc của GV khá ổn định đúng quy định mức theo thông tư liên tịch số 35/TTLT-BNV-BTC về việc định mức biên chế các đơn vị sự nghiệp công lập thì với 613 GV trên 307 lớp đảm bảo định mức 1.9 GV/lớp và các biên chế gián tiếp cho từng trường. Tuy nhiên, do chia tách trường tiểu học - trung học cơ sở nên việc thừa, thiếu giáo viên cục bộ của từng trường là khó tránh khỏi, nhất là các trường số lớp dưới 8 lớp. Vì thiếu giáo viên nên phải phân công dạy chéo ban, thỉnh giảng. Các trường hợp này ngành giáo dục không mong muốn, vì rất khó đổi mới phương pháp dạy học, bước đầu rất khó khăn trong việc nâng cao chất lượng.

Trong sự phát triển cấp trung học cơ sở huyện Cao Lãnh những năm qua bộc lộ những bất cập như: sự phân bố các trường trên địa bàn huyện Cao Lãnh chưa hợp lý. Đầu năm học 2008 - 2009, UBND huyện đã chia tách thêm 6 trường TH-THCS, nhưng bước đầu bộc lộ những bất cập về chuyên môn như đã phân tích ở phần trên. Chia tách trường tạo điều kiện học tập cho HS là tốt song các điều kiện, cơ sở vật chất tối thiểu để dạy-học ở những trường

mới chia tách rất hạn chế. Những năm đầu các em học ở trường này phải chịu nhiều thiệt thòi.

Kết quả thống kê về xếp loại học lực năm học 2010 - 2011 (xem bảng 3 phụ lục 1) cho thấy ở mỗi nhóm trường có chất lượng học lực khác nhau. Nhóm A gồm 7 trường (không tính bộ phận THCS của trường THCS-THPT

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học theo phòng học bộ môn ở các trường trung học cơ sở huyện cao lãnh tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w