Đối với học sinh

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học theo phòng học bộ môn ở các trường trung học cơ sở huyện cao lãnh tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 97 - 99)

Nâng cao nhận thức học tập theo phòng học bộ môn là xu thế tất yếu của các nền giáo dục tiên tiến, phù hợp tâm sinh ly lứa tuổi, nâng cao hiệu quả học tập. Học tập theo phòng học bộ môn sẽ phá vỡ không khí căng thẳng thầy đọc trò chép, học sinh ngồi một chổ suốt buổi học. Tâm ly sợ sệt luôn đè nặng lên học sinh, nhất là HS trung bình yếu. Học tập theo PHBM là thời gian học tập trong môi trường thân thiện, học sinh được tự do học bạn, học thầy nhiều hơn, được tiếp cận thực tiễn, được trực tiếp thực hành, hạn chế tình trạng “mất căn bản” vì chỉ nghe giảng suôn và liên tưởng, tưởng tượng quá nhiều. Tiết học theo PHBM khá sôi nổi. nó tạo cơ hội cho học sinh được sử dụng các phương pháp, kiến thức và kỹ năng được học. Những học sinh nhút nhát,

thường ít phát biểu trong lớp, ít tham gia thực hành sẽ có môi trường động viên để tham gia thực hành, tham gia xây dựng bài. Hơn thế nữa, hầu hết các hoạt động học tập theo phòng học bộ môn đều mang trong đó cơ chế tự sửa lỗi và học sinh dạy lẫn nhau, theo đó các lỗi hiểu sai, các thao tác thực hành không đúng, các vấn đề chưa tìm ra đều được hướng dẫn và giải đáp, mà thường lại là trong bầu không khí rất thoải mái. Học sinh có thể cùng nhau đạt được những điều mà các em không thể đạt được khi còn học ở phòng học truyền thống, bằng cách là mỗi người đóng góp một phần hiểu biết để rồi tất cả kết hợp lại được một kết quả tốt hơn nhiều lần.

Khi học tập theo phòng học bộ môn, học sinh sẽ được trực quan và thực hành xoay quanh từng vấn đề cụ thể. Hoạt động này không những lý thú má còn tạo nhiều cơ hội cho các em khám phá, tìm tòi, học hỏi. Người học sẽ phải xử lý các tài liệu mới, sau đó tự mình tìm hiểu nó. Phương pháp học tập này đã chuyển trách nhiệm phải hiểu được bài sang cho người học. Nếu xét các thành tố giáo dục, có tính đến yếu tố "dạy lẫn nhau", học tập theo phòng học bộ môn bao gồm tất cả những họat động học sinh cần. Học sinh có cơ hội thực hành các kỹ năng trí tuệ bậc cao như kỹ năng sáng tạo, đánh giá, tổng hợp vá phân tích. Các em cũng thực hành các "kỹ năng thông thường" như khả năng cùng làm việc và giao tiếp với nhau.

Ngoài ra, học tập theo phòng học bộ môn mang lại cho học sinh một cơ hội thuận lợi để làm quen với việc thực hành nhiều hơn. Nó cũng khơi dậy sự tự tìm tòi khám phá cái mới, đây thực sự là một động cơ rất mạnh thúc đẩy các em học tập. Thực tế cho thấy đã có những vấn đề nảy sinh trong quá trình học tập theo PHBM thường liên quan đến nhiệm vụ được giao, quá trình triển khai, thời gian và phương tiện thực hành. Nếu có sự quan tâm đầy đủ đến các yếu tố trên và quản lý phù hợp, mô hình học tập theo PHBM sẽ đạt hiệu quả gấp nhiều lần so với những gì mà học tập theo phòng học truyền thống có thể

làm được. Đây chính là lý do giải thích việc tại sao việc học tập theo PHBM lại có sức hấp dẫn đến vậy, mặc dù quá trình vận dụng phương pháp học tập theo PHBM luôn gặp nhiều khó khăn và đòi hỏi không ít thời gian. Tổ chức học tập theo PHBM có thể thúc đẩy tinh thần hợp tác chia sẽ, sự phối hợp, hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên, từ đó tạo ra những giải pháp mới cho mọi vấn đề cá nhân gặp khó khăn. Tuy nhiên, lợi ích lớn nhất của phương pháp học tập theo PHBM là tận dụng mọi nguồn lực chung của tất cả học sinh trong lớp. Kỹ năng của mỗi cá nhân và sự giám sát của giáo viên sẽ tạo điều kiện cho việc hoàn thành mục tiêu một cách tốt nhất. Tuy nhiên việc dạy học theo PHBM không thể phủ nhận vai trò hợp tác nhóm của học sinh. Với những vấn đề có thể được xử lý bởi một học sinh thì việc giao cho nhóm giải quyết vẫn có những ích lợi riêng: thứ nhất là việc tham gia của nhóm sẽ tăng khả năng quyết định và thực hiện, thứ hai là có những vấn đề mà nhóm sẽ có khả năng phân tích rõ hơn một học sinh riêng lẻ: Ích lợi của phương pháp học tập nhóm theo PHBM còn được thể hiện qua sự hoàn thiện bản thân của mỗi học sinh tham gia. Qua việc tham gia thực hành, thảo luận và quyết định của nhóm, mỗi học sinh sẽ có khả năng giải quyết những vấn đề liên quan đến việc học. Từ góc độ cá nhân, mỗi học sinh có thể phát huy được khả năng tiềm tàng của mình. Bởi vì, nhóm tạo môi trường làm việc tập thể - nơi mỗi cá nhân đều được giao trách nhiệm và có quyền hạn, nơi mà sự tin tưởng và sẽ chia được đặt lên hàng đầu - nên có thể khuyến khích học sinh làm việc nhiệt tình hơn. Vì những lợi ích như vậy, nên việc xác định động cơ học tập đúng đắn là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với học sinh trong quá trình học tập theo phòng học bộ môn.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học theo phòng học bộ môn ở các trường trung học cơ sở huyện cao lãnh tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 97 - 99)