Hình 5. Tiết học môn Công nghệ THCS Ng V Đừng
Đổi mới công tác quản lý hoạt động dạy học, phương pháp dạy học theo phòng học bộ môn để nâng cao chất lượng dạy học THCS.
* Nội dung:
- Đổi mới quản lý về chuyên môn của hiệu trưởng bao gồm việc đổi mới quản lý quá trình dạy và học. Trong đó phải tính đến các hoạt động hội thảo để nhằm định hướng cho các hoạt động dạy học. Hội thảo là nơi giáo viên trao đổi thống nhất các biện pháp dạy học theo từng đặc thù bộ môn. Quán triệt tư tưởng, có sự thống nhất trong bộ môn về đổi mới PPDH, tăng cường ứng dụng cộng nghệ thông tin là rất cần thiết.
* Thực hiện các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học theo phòng học bộ môn nói riêng.
Đối với nhà trường có thể xây dựng các chuyên đề theo bộ môn theo từng lĩnh vực góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức dạy học theo phòng học bộ môn, nâng cao chất lượng học tập, thúc đẩy hoạt động tự học, tự chiếm lĩnh tri thức, giáo dục ý thức, phổ biến kinh nghiệm dạy học, … Thống nhất chủ trương trong lãnh đạo trường: lãnh đạo chính quyền, chi bộ, công đoàn, chi đoàn. Lập kế hoạch cho năm học,
học kỳ, tháng luân phiên thực hiện theo kế hoạch đã định sẵn. Trong quá trình kiểm tra hoạt động dạy - học có thể bổ sung các chuyên đề mang tính thiết thực trong từng thời điểm cần thiết. Trao đổi thống nhất về quan điểm, nội dung chuyên đề trong hội nghị cán bộ công chức, viên chức đầu năm. Và nhắc lại
với tổ chuyên môn vào dịp họp liên tịch đầu tháng, triển khai cho cả Hội đồng sư phạm quán triệt.
Ví dụ: Về hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên dạy học theo phòng học bộ môn của tổ Hoá học, Sinh học, Vật lý trường THCS Nguyễn Văn Đừng huyện Cao Lãnh
- Hiệu trưởng thông báo kế hoạch dự giờ, đánh giá tiết dạy.
- Giáo viên xây dựng giáo án theo phương án dạy học theo PHBM. - Lập kế hoạch dạy học thông báo cho tổ chuyên môn tham dự.
- Giáo viên chia nhóm cho học sinh chuẩn bị đồ dùng học tập và dự kiến kế hoạch thảo luận, thực hành nhóm.
- Tổ chức rút kinh nghiệm qua so sánh tiết dạy học truyền thống với tiết dạy học hợp tác theo phòng học bộ môn. Giải quyết các yêu cầu cụ thể nhằm thực hiện có hiệu quả các chuyên đề. Tổ chuyên môn tiếp tục nghiên cứu, phát huy việc trao đổi, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn, đối chiếu lý luận. Thực hiện những chuyên đề không cao xa, phải gắn liền với thực tiễn dạy học của đơn vị. Phạm vi chuyên đề càng nhỏ, càng dễ giải quyết trọn vẹn. Hiệu trưởng cần định hướng các chuyên đề theo yêu cầu nhằm giải quyết những khó khăn kịp thời cho giáo viên, tránh tổ chức chuyên đề theo ý chí chủ quan.
- Phát huy vai trò của tổ chuyên môn
Sinh hoạt tổ chuyên môn là một hoạt động không thể thiếu trong HĐDH ở các trường phổ thông. Hoạt động này được tiến hành 2 tuần 1 lần với các nhiệm vụ mà khoản 3, điều 14, chương II trong "Điều lệ trường trung học đã quy định" [4] Hiệu trưởng hướng dẫn nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn phải xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ, xây dựng quy chế làm việc, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các quy định của Bộ GD&ĐT; hiệu trưởng duyệt kế hoạch của tổ. Chỉ đạo việc thực hiện kỷ cương, tình thương, trách nhiệm trong dạy học. Hiệu trưởng cần lưu ý từ việc thành lập các Tổ
chuyên môn (ghép, do thiếu GV theo qui định của Điều lệ). Trong 13 PHBM của nhà trường, cần cân nhắc để chia đều cho mỗi tổ số lượng PHBM được quản lý, có tính đến những môn nhiều tiết/ tuần. Tổ chuyên môn sẽ có kế hoạch khai thác PHBM hiệu quả với những họat động bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém.
- Quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học.
Phương pháp dạy học là tổ hợp các cách thức hoạt động của thầy và trò trong quá trình dạy học, dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học. Để thực hiện tốt nội dung SGK mới, nhất là chương trình khung do Bộ GD&ĐT ban hành, cần "đặc biệt coi trọng phương pháp dạy học".
Quản lý đổi mới PPDH - Hiệu trưởng cần tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, thảo luận để nhận thức sâu sắc, nắm vững yêu cầu đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng dạy học, theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức. Việc đổi mới cách dạy, cách học theo hình thức học tập hợp tác theo PHBM phải được thực hiện thường xuyên tránh thực hiện hình thức, đối phó.
Ngoài ra, hiệu trưởng cần chỉ đạo và kiểm tra việc GV đổi mới cách kiểm tra, đánh giá học sinh vì đây là một bước quan trọng trong đổi mới cách dạy, cách học, giúp học sinh học sinh phát triển toàn diện. Để có thể đánh giá đúng trình độ nhận thức, kỹ năng của học sinh trong quá trình học tập hợp tác theo phòng học bộ môn đòi hỏi giáo viên trong quá trình phân công giao việc cần theo dõi giúp đỡ, tư vấn kịp thời cho nhóm qua đó kiểm tra, giám sát từng đối tượng. Đánh giá chung chung, không động viên sự sáng tạo và công sức đóng góp của từng cá nhân.
- Quản lý công tác tự bồi dưỡng, bồi dưỡng giáo viên
Muốn có trò giỏi trước hết thầy phải giỏi. Muốn có thầy giỏi, trước hết hiệu trưởng phải coi trọng công tác bồi dưỡng giáo viên. Đây là yêu cầu thường xuyên, liên tục và là giải pháp then chốt trong trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên là quá trình chỉ
đạo, tổ chức, động viên, tạo điều kiện về tinh thần lẫn vật chất để lực lượng giáo viên được nghiên cứu, học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công tác giảng dạy nói chung và dạy học theo phòng học bộ môn nói riêng.
Để thực hiện tốt công tác này, hiệu trưởng phải chỉ đạo tốt các nội dung: tổ chức thường xuyên các chuyên đề về dạy học theo phòng học bộ môn, phân tích sư phạm sau các tiết dạy, bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ; tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tự bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Với các trường vùng ven hiệu trưởng khuyến khích kết nối net để truy cập thông tin về đổi mới PPDH, về cách thức tổ chức dạy-học theo phòng học bộ môn. Với các trường vùng sâu không thể kết nối net, khuyến khích tổ chuyên môn học tập kinh nghiệm và các chuyên đề, các kiến thức thao giảng, hội thảo của các trường có phong trào mạnh.
Tất cả nội dung trên được thực hiện thông qua các hình thức: sinh hoạt tổ chuyên môn, hội thảo, phổ biến sáng kiến kinh nghiệm, cử giáo viên giỏi, giàu kinh nghiệm về dạy học hợp tác theo phòng học bộ môn giúp đỡ giáo viên mới vào nghề, giáo viên chưa vững về chuyên môn, còn non về nghiệp vụ sư phạm; động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên học tập, … Hiệu trưởng cần chú ý xếp thời khóa biểu tạo điều kiện cho giáo viên học đại học từ xa, đại học hóa, tại chức có thể tham gia học tập vào các ngày cuối tuần (thứ bảy, chủ nhật). Xét đề nghị ngân hàng cho vay vốn để đi học đại học, mua sắm máy móc phương tiện phục vụ việc dạy học.
* Phối hợp các tổ, các bộ phận trong nhà trường thực hiện thi đua hai tốt.
Thông qua việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công để tổ chuyên môn đánh giá, ghi nhận những đóng góp của từng thành viên. Việc giáo dục ý thức hợp tác cho học sinh được biểu hiện khá phong phú trong mọi hoạt động của nhà trường. Vì vậy, tổ chuyên
Hình 6. Tiết Ngữ Văn, THCS Nguyễn Văn Đừng
môn cần phối hợp với các bộ phận khác trong nhà trường để phát động phong trào thi đua "hai tốt". Tổ chức thi đua trong học sinh theo tháng điểm, thi đua trong giáo viên theo học kỳ, có tính đến nâng lương trước hạn, đề bạt, bổ nhiệm giáo viên làm tốt.