Đảm bảo tính toàn diện

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học theo phòng học bộ môn ở các trường trung học cơ sở huyện cao lãnh tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 80)

Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục – đào tạo của xã hội, đặc biệt phải đáp ứng yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

Thực tế, chúng ta hoàn toàn không có gì ngạc nhiên khi 100% CBQL cho rằng việc đổi mới phương pháp dạy học theo PHBM, vận dụng linh hoạt việc tổ chức học tập theo PHBM nhằm nâng cao chất lượng hoạt động học cho học sinh là hết sức cần thiết. Tất cả những điều đó thể hiện sự băn khoăn, trăn trở của những nhà giáo chân chính, đó là lòng yêu nghề, là tinh thần trách nhiệm trước thế hệ trẻ. Trước yêu cầu đổi mới của đất nước, xu thế hội nhập toàn cầu đòi hỏi ngành GD phải đào tạo ra nguồn nhân lực không chỉ có phẩm chất đạo đức là đủ mà phải biết năng động, sáng tạo, linh hoạt, tự khám phá tìm tòi cái mới. Những phẩm chất này có được hay không phụ thuộc rất nhiều vào PPDH của giáo viên ở trường phổ thông nói chung và cấp THCS nói riêng. Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng dạy học cấp THCS ở huyện Cao Lãnh chúng tôi đề xuất các nhóm biện pháp.

3.2. Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học theo phòng học bộ môn ở các trường THCS huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

3.2.1. Biện pháp 1: Tăng cường chỉ dạo cải tiến phòng học truyền thống thành phòng học bộ môn thành phòng học bộ môn

* Mục tiêu:

Quán triệt chính trị tư tưởng xây dựng, kế hoạch chỉ đạo, quản lý cải tiến các phòng học truyền thống thành phòng học bộ môn.

- Tuyên truyền, giáo dục

Năm học mới được ngành Giáo dục và Ðào tạo (GD-ÐT) xác định là "Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục". Toàn ngành GD - ÐT thực hiện năm nhiệm vụ trọng tâm: Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục; chăm lo, đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tiếp tục đổi mới công tác tài chính giáo dục; phát triển mạng lưới trường, lớp học và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đồ chơi trẻ em. Thực hiện nhiệm vụ năm học ngành giáo dục một số tỉnh lẻ, miền núi khó khăn vẫn tìm mọi cách nâng cao chất lượng. Tiêu biểu như tỉnh Hòa Bình đã chuẩn bị mọi điều kiện xây dựng 394 phòng thí nghiệm và phòng học bộ môn. Lạng Sơn trang bị thêm 55 phòng học bộ môn Vật lý, 53 phòng bộ môn Hóa học và 50 phòng bộ môn Sinh học cho các trường THCS[18] là tỉnh đồng bằng chúng ta không thể xây dựng hoặc cải tạo phòng học bộ môn nào cho con em chúng ta?!

Với những vấn đề mới ít người hiểu biết đễ gây tâm lý ngán ngại đòi hỏi CBQL nhà trường hết sức kiên trì. Tổ chức tuyên truyền trong các cuộc họp của nhà trường. Tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng thông qua việc xây dựng nghị quyết của Chi bộ về cải tiến phòng học bộ môn. Xây dựng nòng cốt, thực hiện có trọng điểm từng bước nhân rộng. Việc dạy-học theo phòng học bộ môn rất thuận tiện cho việc nhân rộng. Vì thực hiện không đồng bộ sẽ rất khó khăn: học sinh sẽ có sự so sánh giữa môn này với môn khác, thầy này với thầy khác. Cách dạy hoàn toàn không giống nhau, việc tạo hứng thú học tập không giống nhau…đến lúc nào đó cũng phải thực hiện đủ 12 bộ môn.

Khi có những ý kiến trái ngược nhau CBQL nhà trường hết sức bình tỉnh, trao đổi qua văn bản, qua hình ảnh những cơ sở giáo dục đã thực hiện có hiệu quả. Những tranh chấp nhỏ như cách thức xếp bàn ghế giáo viên, bàn ghế học sinh có thể giao cho tổ chuyên môn, cho giáo viên nhóm bộ môn quyết định, không nóng vội. Từng bước những ý kiến trái xu thế sẽ bị triệt tiêu theo qui luật.

Để vận động hiệu quả tốt nhất là dùng phương pháp so sánh những điều hơn, điều thiệt cho giáo viên nắm với tầm nhìn xa hơn. Có thể trong những năm đầu còn bở ngỡ, chuẩn bị có phần vất vã nhưng sẽ thuận lợi nhiều trong những năm tiếp theo. Cần thiết có thể so sánh:

Phòng học Truyền thống Phòng học Bộ môn

- Là phòng học bình thường. - Không chứa các thiết bị dùng để phục vụ việc học và dạy.

- Học sinh ngồi tại chỗ, giáo viên di chuyển đến phòng để dạy.

- Được gán cố định cho một lớp học. - ĐDDH trông chờ vào trên cấp xuống

- Là phòng học bình thường. - Chứa các dụng cụ, thí nghiệm, thiết bị hỗ trợ giảng dạy môn học. - Giáo viên ngồi tại chỗ, học sinh di chuyển đến phòng để học.

- Không được gán cố định cho một lớp học.

- ĐDDH, mẫu vật, mô hình được bổ sung từ nhiều nguồn, phong phú.

* Tổ chức thực hiện:

- Huy động mọi nguồn lực để cải tiến xây dựng phòng học bộ môn

+ Muốn vận động sự đồng tình ủng hộ từ nhiều nguồn trước hết CBQL phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Làm sẳn vài mô hình mời các

Hình 3. Sào tranh, ảnh nhà khoa học do CMHS tặng

nhà mạnh thường quân. CMHS xem, trao đổi ý kiến. Mỗi khi nhân dân thấy được hiệu quả sẽ sẳn sàng ủng hộ.

+ Điều cần lưu ý nhất trong vận động là việc sử dụng tiền của nhân dân. Tốt nhất là kêu gọi ủng hộ bằng hiện vật, việc mua bán giao cho phía CMHS thực hiện sẽ không tạo ra nghi kỵ. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn về kinh phí nhà trường có thể tận dụng nguồn học phí để lại cho trường, tiết kiệm từ nguồn ngân

sách, nguồn từ cha mẹ học sinh hổ trợ tự nguyện. Những năm đầu cải tiến PHTT thành PHBM đồ dùng, mẫu vật có thể huy động từ học sinh. Học sinh mang vào lớp để học.

Khi có kinh phí nhà trường cần thực hiện tập trung như xây dựng Vườn trường để ươm giống cây, mỗi học sinh không phải mang vào. Các đồ dùng học tập như dây điện, công tắc, cầu dao, chì…khi tổ chức lễ tri ân, ra trường cho HS cần động viên những học sinh không còn em đi học để lại nhà trường cho HS nghèo mượn học, sau vài năm có thể tất cả HS sẽ không phải mua thêm thiết bị điện. Với nhiều hình thức vận động sẽ làm phong phú nguồn đồ dùng học tập.

- Xây dựng quy chế làm việc, qui chế chi tiêu nội bộ, khen thưởng kỷ luật kịp thời tạo điều kiện cho việc dạy học theo phòng học bộ môn phát triển

Thực tế cho thấy việc tổ chức dạy học theo PHBM chưa được tổ chức thường xuyên đồng bộ giữa các trường trong huyện, giữa các bộ môn, chưa được động viên khuyến khích bằng những quy định cụ thể. Do đó, hiệu trưởng nhà trường cần đưa vào qui chế hoạt động cơ quan, những quy định cụ thể thiết thực về tổ chức dạy học theo phòng học bộ môn. Việc đổi mới phương pháp dạy học đã được ngành chỉ đạo bằng những văn bản pháp qui. Tuy nhiên, với từng phương pháp dạy học cụ thể, chi tiết như phương pháp dạy học theo PHBM thì mỗi trường cần có những quy định cụ thể.

Ví dụ: Để khuyến khích giáo viên thực hiện có hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học theo PHBM nói riêng, tránh những biểu hiện lệch lạc. Hiệu trưởng cần thông qua các qui chế của cơ quan

để phát triển hình thức dạy học theo PHBM của nhà trường. Đưa vào qui chế chi tiêu nội bộ những quy định hỗ trợ giáo viên về tài chính khi tổ chức dạy học theo phòng học bộ môn. Với những học sinh tích cực làm dụng cụ học tập nộp vào PHBM cần có chế độ khen thưởng thích đáng, vừa động viên tinh thần học sinh, vừa giải quyết một phần kinh phí để học sinh tiếp tục làm ĐDHT mới, vừa cổ vũ phong trào chung.

- Kiên trì thực hiện, hết sức tiết kiệm

Quá trình thể nghiệm cái mới bao giờ cũng vấp phải những khó khăn nhất định. Ai cũng biết rằng đổi mới là hiệu quả nhiều mặt: khai thác tốt ĐDDH, huy động từ học sinh mẫu vật, mô hình làm phong phú thiết bị dạy-

học, giáo viên làm việc ít hơn, học sinh di chuyển sau mỗi tiết được thỏa mái, có điều kiện bổ sung 5% oxy não để cân bằng tâm lý…Nhưng giữa cái cũ ăn sâu bén rễ hàng chục năm, rất “nhẹ nhàng”, tới giờ cắp cặp lên lớp vui, khỏe thì giảng nhiều, mệt thì giảng ít thậm chí cho chép bài , hết tiết về so với việc chuẩn bị mẫu vật đồ dùng, có tiết phải dặn học sinh chuẩn bị trước hàng tháng, thầy đến từng HS, từng nhóm tâm tình to nhỏ xem ra sẽ cực hơn thì ít ai chịu đổi mới.

Theo mô hình chuẩn thì ngay cả diện tích phòng cũng rộng hơn, có chiều dài 1.87m để GV chuẩn bị [8]. Nhưng khắc phục việc này, nhà trường có thể cho tháo dở bục giảng phòng học sẽ rộng hơn gần đạt chuẩn.

Ý thức tiết kiệm thể hiện trong nguồn thu và nguồn chi. Khi tổ chức chi cần tính toán chi tiết như chính việc nhà, có thể ráp từng chi tiết nếu rẻ hơn, bền hơn. Giao cho CMHS thực hiện sẽ rất hiệu quả, dân giám sát, dân kiểm tra, góp ý.

- Cải tiến từng bước, không cầu toàn

Kinh nghiệm cho thấy nếu chờ đợi khi nào đủ điều kiện: kinh phí, thiết bị, trình độ quản lý của giáo viên, mô hình mẫu của ngành thì sẽ không thể có phòng học bộ môn cho việc dạy-học. Khi đủ điền kiện thực hiện từ 3 phòng thì có thể chuyển ĐDDH về cho 3 phòng, tránh áp lực ở phòng thiết bị dùng chung. Mỗi khi giáo viên thấy thuận lợi hơn việc đăng ký mược ĐDDH từ cán bộ thiết bị mất thời gian, chưa kể khi trả không người để trả, rất phiền hơn là mỗi GV trong bộ môn đều có chìa khóa riêng để sử dụng bất cứ ĐDDH nào khi cần, rất thuận tiện.

Mỗi phòng bộ môn tùy theo mức độ ĐDDH có thể đóng tủ chứa phía sau vách phòng học với kinh phí từ 4.000.000đ đến 10.000.000đ tủ sườn sắt, mâm sắt, cửa nhôm kính. Các thiết bị đi kèm tùy theo năng lực để trang bị

đồng bộ như: projector, laptop, màn hình. Chúng ta có thể thay thế những thiết bị đắt tiền ấy bẳng những thiết bị rẻ tiền nhưng tiện ích hơn.

VD: Phòng học môn địa lý, ngoài bộ thiết bị quy định có thể trang bị 01 màn hình LCD khoảng 50 inch với giá 25.000.000 đ và 01 đầu CD sử dụng đĩa và cổng USB trị giá khoảng 600.000đ thì Gv có thể minh họa cho HS những video clip các sự kiện về thiên nhiên như: thiên tai lũ lụt, sự phun trào của núi lửa vô cùng sinh động, hứng thú dễ khắc ghi kiến thức. Không cần phải mất bốn năm chục triệu mua sắm thiết bị.

- Giải quyết bài toán về thời khóa biểu

Để có thể tổ chức dạy học theo phòng học bộ môn CBQL phải có trình độ tin học nhất định, ít nhất cũng phải có giáo viên có trình độ tin học để ứng dụng các phần mềm hổ trợ xếp thời khóa biểu. Thực tế cho thấy thời khóa biểu không phải là không thể giải quyết vì hiện nay trên thị trường có rất nhiều phần mềm thời khóa biểu với giá cả khác nhau. Thậm chí có những chương trình cho sử dụng miễn phí.

Xin giới thiệu một số phần mềm theo các địa chỉ: phần mềm miễn phí tại: http//:truonghoc.com.vn, daotao.srem.com.vn phân hệ TPS. Riêng phần mềm sử dụng khá tốt cho việc xếp thời khóa biểu cả phòng học truyền thống và phòng học bộ môn của school.net đã có phiên bản TKB 6.5, 7.0 với giá từ 6.500.000 đ đến 7.000.000 đ. Hiệu trưởng cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện, nhắc nhở, khen thưởng, xử lý kịp thời những biểu hiện chưa tốt trong việc vận dụng phương pháp dạy học theo phòng học bộ môn.

3.2.2. Biện pháp 2: Đổi mới công tác quản lý về chuyên môn* Mục tiêu: * Mục tiêu:

Hình 5. Tiết học môn Công nghệ THCS Ng V Đừng

Đổi mới công tác quản lý hoạt động dạy học, phương pháp dạy học theo phòng học bộ môn để nâng cao chất lượng dạy học THCS.

* Nội dung:

- Đổi mới quản lý về chuyên môn của hiệu trưởng bao gồm việc đổi mới quản lý quá trình dạy và học. Trong đó phải tính đến các hoạt động hội thảo để nhằm định hướng cho các hoạt động dạy học. Hội thảo là nơi giáo viên trao đổi thống nhất các biện pháp dạy học theo từng đặc thù bộ môn. Quán triệt tư tưởng, có sự thống nhất trong bộ môn về đổi mới PPDH, tăng cường ứng dụng cộng nghệ thông tin là rất cần thiết.

* Thực hiện các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học theo phòng học bộ môn nói riêng.

Đối với nhà trường có thể xây dựng các chuyên đề theo bộ môn theo từng lĩnh vực góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức dạy học theo phòng học bộ môn, nâng cao chất lượng học tập, thúc đẩy hoạt động tự học, tự chiếm lĩnh tri thức, giáo dục ý thức, phổ biến kinh nghiệm dạy học, … Thống nhất chủ trương trong lãnh đạo trường: lãnh đạo chính quyền, chi bộ, công đoàn, chi đoàn. Lập kế hoạch cho năm học,

học kỳ, tháng luân phiên thực hiện theo kế hoạch đã định sẵn. Trong quá trình kiểm tra hoạt động dạy - học có thể bổ sung các chuyên đề mang tính thiết thực trong từng thời điểm cần thiết. Trao đổi thống nhất về quan điểm, nội dung chuyên đề trong hội nghị cán bộ công chức, viên chức đầu năm. Và nhắc lại

với tổ chuyên môn vào dịp họp liên tịch đầu tháng, triển khai cho cả Hội đồng sư phạm quán triệt.

Ví dụ: Về hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên dạy học theo phòng học bộ môn của tổ Hoá học, Sinh học, Vật lý trường THCS Nguyễn Văn Đừng huyện Cao Lãnh

- Hiệu trưởng thông báo kế hoạch dự giờ, đánh giá tiết dạy.

- Giáo viên xây dựng giáo án theo phương án dạy học theo PHBM. - Lập kế hoạch dạy học thông báo cho tổ chuyên môn tham dự.

- Giáo viên chia nhóm cho học sinh chuẩn bị đồ dùng học tập và dự kiến kế hoạch thảo luận, thực hành nhóm.

- Tổ chức rút kinh nghiệm qua so sánh tiết dạy học truyền thống với tiết dạy học hợp tác theo phòng học bộ môn. Giải quyết các yêu cầu cụ thể nhằm thực hiện có hiệu quả các chuyên đề. Tổ chuyên môn tiếp tục nghiên cứu, phát huy việc trao đổi, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn, đối chiếu lý luận. Thực hiện những chuyên đề không cao xa, phải gắn liền với thực tiễn dạy học của đơn vị. Phạm vi chuyên đề càng nhỏ, càng dễ giải quyết trọn vẹn. Hiệu trưởng cần định hướng các chuyên đề theo yêu cầu nhằm giải quyết những khó khăn kịp thời cho giáo viên, tránh tổ chức chuyên đề theo ý chí chủ quan.

- Phát huy vai trò của tổ chuyên môn

Sinh hoạt tổ chuyên môn là một hoạt động không thể thiếu trong HĐDH ở các trường phổ thông. Hoạt động này được tiến hành 2 tuần 1 lần với các nhiệm vụ mà khoản 3, điều 14, chương II trong "Điều lệ trường trung học đã quy định" [4] Hiệu trưởng hướng dẫn nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn phải xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ, xây dựng quy chế làm việc, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các quy định của Bộ GD&ĐT; hiệu trưởng duyệt kế hoạch của tổ. Chỉ đạo việc thực hiện kỷ cương, tình thương, trách nhiệm trong dạy học. Hiệu trưởng cần lưu ý từ việc thành lập các Tổ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học theo phòng học bộ môn ở các trường trung học cơ sở huyện cao lãnh tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 80)