Đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài sâu hạ

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học, sinh thái học nấm isaria javanica và đánh giá khả năng sử dụng trong phòng trừ sâu khoang, rệp muội và sâu xanh bướm trắng luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 28 - 33)

Chương II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.2.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài sâu hạ

2.2.2. 1. Đặc điểm sinh học, sinh thái sâu khoang (Spodoptera litura F.)

Sâu khoang (Spodoptera litura Fabricius) thuộc họ Ngài đêm (Noctuidae) bộ Cánh vảy (Lepidoptera). Đây là loài phân bố rộng ở các nước Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á, Bắc Phi.

Để hoàn thành vòng đời, sâu khoang trải qua 4 pha phát triển:

Ngài thân dài 16 – 21 mm, sải cánh 37 – 42 mm, cánh trước màu nâu vàng, phần giữa từ mép cánh trước tới mép cánh sau có một vân ngang rộng màu trắng, trong đường vân trắng có hai đường vân màu nâu, cánh sau màu nâu loáng, phản quang màu tím.

Trứng hình bán cầu, đường kính 0,5 mm bề mặt trứng có những đường khía dọc từ đỉnh xuống đáy trứng và những đường khía ngang tạo nên những ô nhỏ. Trứng mới đẻ có màu vàng sau chuyển sang màu xám, sắp nở có màu xám. Trứng đẻ thành từng ổ, bên ngoài được phủ bằng lớp lông màu nâu vàng.

Sâu non đẩy sức dài 38 - 51 mm, có màu nâu đen hoặc nâu tối, một số ít có màu xanh lục. Vạch lưng và vạch phụ lưng có màu vàng, trên mỗi đốt dọc theo vạch lưng có vệt đen hình bán nguyệt, vệt ở đốt bụng thứ nhất và thứ tám lớn nhất.

Nhộng dài 18 - 20 mm hình ống tròn, màu nâu tươi hoặc nâu tối. Mép trước đốt bụng thứ tư và vòng quanh các đốt bụng thứ năm, sáu, bảy có nhiều chấm lõm, cuối bụng có một đôi gai ngắn.

Trong 4 pha phát triển của sâu khoang thì ở pha sâu non chúng gây hại mạnh nhất. Sâu non tuổi nhỏ tập trung thành từng đám gặm ăn lá, chừa lại biểu bì trên và gân lá. Khi sâu lớn thì ăn phân tán, ăn thủng lá chỉ trừ lại gân lá, có thể cắn trụi hết lá, cành, hoa, chui vào đục khoét trong quả, nụ hoa,… Khi sâu khoang phát sinh thành dịch chúng gây thiệt hại đáng kể cho cây trồng. Rau ăn lá thì bị giảm sút sản lượng và giá trị sản phẩm, với cây lấy quả như cà chua thì

hoa nụ bị hại sẽ rụng, quả cũng sẽ rụng sớm hoặc bị thối khi trời mưa. Sâu khoang phát sinh thành dịch gây nhiều thệt hại đáng kể cho cây trồng, nó có thể làm cho cây trồng bị chết (khi cây còn nhỏ) ảnh hưởng tới mât độ cây trồng trên một đơn vị diện tích. Cây bị sâu khoang cắn phá lá không những làm giảm khả năng quang hợp cho cây mà còn làm mất đi một khối lượng sản phẩm có giá trị (những cây thu hoạch lá). Đối với những cây bị sâu khoang cắn phá nụ hoặc đục phá quả cũng gây nhiều tác hại tương tự. Hoa, nụ bị hại thì quả cũng bị rụng sớm hoặc không đậu quả, thối, kém phẩm chất.

Ở Việt Nam thời tiết khí hậu rất thuận lợi cho sự phát triển của sâu khoang. Song sâu khoang thường phát sinh phổ biến, gây hại nặng vào các tháng 4-10 (tháng nóng ẩm), dịch sâu khoang thường xuất hiện từ tháng 5-6, ở các tháng khác có thể gây hại tuỳ mức độ nặng nhẹ khác nhau, tuỳ thuộc vào thời tiết, cây trồng của từng địa phương. Sâu khoang có phạm vi ký chủ rộng nhưng sâu thường xuyên xuất hiện và gây hại nặng trên cây lạc [17].

Ở Nghệ An, sâu khoang phát sinh ngay từ đầu tháng 3 (20-30 ngày sau gieo) trên trà lạc xuân ra hoa với mật độ tương đối cao, trung bình 9-12 con/m2, nơi cao đến 40 con/m2. Sau đó tiếp tục phát sinh lứa mới gây hại trên nhiều diện tích rộng hơn ở hầu khắp các vùng trồng lạc khắp toàn tỉnh. Tổng diện tích nhiễm trong tháng 4 là 3000 ha với mật độ trung bình từ 5-7 con/m2, nơi cao 10- 15 con/m2, cục bộ tại huyện diễn Châu Nghệ An, Nghi Lộc lên đến 50 con/m2. Vụ đông xuân 2002, ở Nghệ An có 4129 ha lạc bị sâu khoang gây hại (chiếm 21%), trong đó có 1520 ha bị hại nặng. Vụ Đông Xuân 2003, tỷ lệ này tương ứng là 4880 (24,78%) và 1285 ha. Vụ hè thu diện tích trồng lạc ít hơn (khoảng 3317 ha/cả tỉnh) nhưng tỷ lệ bị hại trung bình 24 - 25% [17].

Sâu khoang (Spodoptera litura F.) là một đối tượng gây hại chính, phổ biến và nguy hiểm trên các vùng trồng hoa màu ở Nghệ An cũng như trong cả nước. Đây cũng là loài sâu hại có khả năng quen thuốc rất cao. Theo Hồ Khắc

Tín sâu khoang là loài gây hại quan trọng nhất trên cây lạc chúng có thể gây hại từ 70-80% diện tích lá và phát triển thành dịch ở nhiều vùng trồng lạc ngoài cây lạc chúng cũng phá hại nhiều loài cây trồng khác. Là 1 trong 10 loài gây hại phổ biến trên đậu tương và đã gây hại thành dịch ở những vùng trồng đậu tương [22]. Để đảm bảo năng lực cây trồng bà con không ngừng sử dụng thuốc hoá học để phòng trừ sâu khoang.

2.2.2.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái của rệp muội (Aphis)

Rệp muội (Aphididae) là nhóm côn trùng chích hút có tác hại rất lớn và sâu xa đến năng lực và phẩm chất nhiều loại cây trồng thông qua việc gây hại trực thiếp cũng như vai trò là môi giới truyền bệnh virus của chúng.

Họ rệp muội là họ lớn nhất trong tổng họ Aphididae thuộc Bộ cánh giống (Homoptera) được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Theo Van Emden, H.E (1972) trên thế giới có 3805 loại rệp muội gây hại trên tất cả các loài cây trồng tự nhiên . Đến năm 1976 Ghosh A. K. đã công bố trên thế giới có hơn 4000 loài rệp muội đã được mô tả, trong đó vùng Đông Nam Á có hơn 1000 loài và có đầy đủ các nhóm trong tổng họ Aphidoide (Blackman và Eastop, 1984).

Theo kết quả điều tra có tới 2500 loài rầy xanh, rệp phá hoại lạc và trên hầu hết các loại cây trồng. Tại Ấn Độ loài Empoasca kerri (Pruthi) là loài sâu hại lạc và cây trồng nông nghiệp quan trọng. Ở Mỹ loài E. fabae là loài gây hại có vai trò kinh tế cho các vùng trồng lạc và cây trồng nói chung ở phía Nam. Ở Châu Phi là loài E. dolichi (Paoli), Orosius argentatus là loài có vai trò quan trọng bởi nó chính là vector truyền các bệnh virus cho cây trồng.

Ranga Rao và Wightman cho biết sâu chích hút họ bọ rầy (Jasidae) có thể truyền 14 loại virus khác nhau, họ rệp muội (Aphididae) truyền 48 loại virus khác nhau, họ Aleyrodidae truyền 18 loại... chúng gây các bệnh nguy hiểm cho

cây trồng nông nghiệp.Mỗi con rệp trung bình một ngày hút được lượng nhựa cây gấp 8 - 10 lần trọng lượng cơ thể chúng [4].

Theo kết quả nghiên cứu về thành phần rệp muội của Quách Thị Ngọ (2002), trong 5 năm 1996 - 2000 đã điều tra trên 30 loại cây trồng, thu thập được 45 loài rệp muộivà đã xác định tên được 32 loài thuộc 5 họ phụ. Trong số các loài đã xác định được tên thì hầu hết thuộc họ phụ Aphididae với 28 loài chiếm 90%, trong đó có 7 loài rất phổ biến: Aphis craccivora Koch, Aphis glycines

Mats trên cây họ Đậu; Aphis gossypii Glover trên nhiều loại cây như dưa chuột, bông, cam, quýt, bầu bí, hoa thược dược...; Maidis trên cây ngô; Brevicoryne brasiceae Linnaeus trên các cây rau hoa thập tự, rệp đào Myzus persicae Sulzer trên nhiều loại cây trồng như rau hoa thập tự, khoai tây, thuốc lá,…Trên cây rau họ Thập tự đã thu được nhiều loài như : Aphis craccivora Koch, Aphis gossypii

Glover, Brevicoryne brasiceae Linnaeus, Myzus persicae Sulzer. Trong 4 loài này thì Aphis craccivora Koch và Aphis gossypii Glover gây hại không đáng kể [13].

Nguyễn Quốc Cường, Bùi Tuấn Việt và ctv (2008) đã nghiên cứu về phòng trừ sinh học rệp muội trên cây rau thập tự trong 2 vụ liên tiếp: Vụ Đông và Vụ Đông Xuân. Qua nghiên cứu các tác giả cho biết: rệp muội có khả năng phát tán di chuyển và sinh trưởng phát triển nhanh trong một thời gian ngắn. Trong cùng 1 công thức, rệp muội xuất hiện sớm trên cây rau ngay từ giai đoạn cây con, sau đó mật độ rệp tăng dần và đạt đỉnh cao thứ nhất là 137 con/ m2. Mật độ rệp liên tục có sự biến động theo thời gian và đạt đỉnh cao thứ hai là 313,8 con/m2. Cuối vụ rau mật độ rệp tăng cao với 660.4 con/m2 [2].

2.2.2.3. Đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu xanh bướm trắng(Pieris rapae L.) Đặc điểm sinh học

Sâu xanh bướm trắng là loài côn trùng thuộc loại biến thái hoàn toàn trải qua 4 pha phát dục: Trứng, sâu non, nhộng và trưởng thành trong đó pha sâu non

có 5 tuổi. Trứng được đẻ rải rác rời rạc từng quả và thường ở mặt dưới của lá, so với trứng của các loài sâu hại khác thì trứng của sâu xanh bướm trắng khá lớn. Từ đỉnh có các khía hình quả khế kéo dài xuống cuối quả trứng, giữa các khía có các vân nối tạo thành các hình ô lưới.

Trứng mới đẻ có màu vàng nhạt, đến khi gần nở chuyển sang màu vàng đậm và phía trên đỉnh trứng xuất hiện chấm đen. Hình dạng của trứng đôi khi được mô tả như hình viên đạn.

Sâu non có màu xanh đặc trưng của màu xanh lá rau ( rau cải xanh, cải bắp, ...). Cơ thể sâu bao phủ nhiều lông , số lượng và màu sắc của lông phụ thuộc vào các giai đoạn phát dục của sâu non. Dọc sống lưng từ gáy kéo dài xuống hậu môn có một đường vân màu vàng mờ, cơ thể có 13 đốt, mỗi đốt thân có một chấm vàng và chấm đen xen lẫn ở dọc hai bên hông. Sâu non có 5 cặp chân giả, hoạt động chậm chạp và ít di chuyển nhưng bám rất chắc vào lá cây. Cấu tạo phần phụ miệng của sâu non theo kiểu gặm nhai. Nhộng sâu xanh bướm trắng thuộc nhộng màng, khi mới hoá nhộng có màu xanh lá cây sau đó chuyển sang màu xanh hơi vàng, gần vũ hoá có màu nâu xám hoặc màu xám đen lộ rõ 2 cánh và các vệt đen trên cánh. Hình dạng của nhộng được mô tả như chiếc tàu ngầm, phần đầu và phần cuối thuôn nhọn. Phía trên lưng nhô lên và nhọn, hai bên cánh xếp lại với nhau trông như mạn thuyền, phía dưới bụng nhộng có một đường vân kéo dài từ đầu nhộng đến cuối hậu môn, ở giữa phần bụng nhộng có hai mấu gai nhọn đối xứng hai bên qua đường vân. Trong quá trình hình thành nhộng, sâu nhả tơ mỏng để dính kết nhộng và thân (lá) cây.

Sâu xanh bướm trắng trưởng thành có kích thước khá lớn. Cơ thể hầu hết màu trắng, phía đỉnh cánh trước phủ phấn đen, phần lưng ngực màu đen. Trưởng thành có 3 cặp chân, mắt hình cầu nhô ra, râu đầu hình dùi đục có khoang đen trắng [9].

Bướm hoạt động ban ngày, thường bay lượn và hút mật hoa, giao phối và đẻ trứng vào buổi sáng. Hoạt động mạnh nhất vào buổi sáng (từ 7h - 10h) và buổi chiều (3h - 6h). Hoạt động giao phối và đẻ trứng thường diễn ra vào buổi sáng kéo dài khoảng 2 -3 h. Trứng đẻ rải rác ở mặt dưới lá rau. Mỗi bướm cái đẻ vào khoảng 120 - 140 trứng [15]. Sâu non có 5 tuổi, hoạt động rất chậm chạp, nhưng bám vào lá rất chắc.Thời gian hoá nhộng của sâu tuổi 5 thường kéo dài trong khoảng 12h - 24h còn hoạt động vũ hoá của nhộng thì diễn ra rất nhanh (2 -5 phút). Khi ruộng rau mới trồng sâu thường chui vào phần ngọn cây làm các lá khi lớn bị cong queo, thủng lỗ chỗ [8].

Trong năm, sâu xanh bướm trắng thường có 15 đỉnh cao mật độ. Quần thể sâu đạt đỉnh cao mật độ vào tháng 9 – 10 hại xu hào, bắp cải vụ Đông Xuân sớm và vào các tháng 2 – 5 hại rau vụ Xuân muôn. Mật độ sâu phát sinh trên đồng ruộng có liên quan chặt chẽ với nhiệt độ, độ ẩm không khí và lượng mưa. Mưa phùn nhẹ hoặc độ ẩm cao kết hợp với nhiệt độ 25 – 28 0C và có nắng nhẹ là điều kiện thuận lợi cho sâu xanh bướm trắng phát triển và gây hại nặng trên rau họ hoa Thập tự [23].

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học, sinh thái học nấm isaria javanica và đánh giá khả năng sử dụng trong phòng trừ sâu khoang, rệp muội và sâu xanh bướm trắng luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 28 - 33)

w