Phương pháp bố trí, phân tích và xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học, sinh thái học nấm isaria javanica và đánh giá khả năng sử dụng trong phòng trừ sâu khoang, rệp muội và sâu xanh bướm trắng luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 38 - 39)

Chương II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.3.6. Phương pháp bố trí, phân tích và xử lý số liệu

Các số liệu được xử lý bằng công thức thống kê toán học và xử lý trên phần mềm Excel 2003, Statistix 9.0. SPSS 16. với phép kiểm định Tukey và LSD.

* Các chỉ tiêu theo dõi:

- Xác định khả năng phát triển về độ dày và đường kính khuẩn lạc nấm

Isaria javanica trên môi trường PDA. Mỗi đĩa petri tiến hành cấy 5 điểm, mỗi đợt cấy tiến hành theo dõi 5 đĩa.

N X ... X X X = 1+ 2 + + n

Trong đó: X: Khả năng phát triển chiều cao, đường kính của khuẩn lạc (mm)

X1, X2,…, Xn: Chiều cao, đường kính của từng điểm N: Tổng số điểm theo dõi

- Theo dõi khả năng hình thành bào tử của nấm Isaria javanica trên môi trường PDA và trên môi trường rắn. Tiến hành đếm nồng độ bào tử của nấm

Isaria javanica trên môi trường PDA 2 ngày/ lần và trên môi trường rắn 5 ngày / lần kể từ khi nấm hình thành bào tử [21], [31].

* Tính hiệu lực diệt sâu - Thí nghiệm trong phòng:

+ Mỗi công thức lặp lại 3 lần, mỗi lần nhắc lại 30 sâu khoang, 200 con rệp + Chỉ tiêu theo dõi hàng ngày: Số sâu chết, thay thức ăn mới

+ Hiệu quả phòng trừ của chế phẩm từ nấm Isaria javanica đối với các đối tượng sâu hại trong phòng thí nghiệm được tính theo công thức Aboott (1925):

Hiệu quả phòng trừ (%) = x100%

Ca Ta Ca

Trong đó:

Ta là số cá thể sống ở công thức thí nghiệm sau khi xử lý Ca là số cá thể sống ở công thức đối chứng sau khi xử lý

- Thí nghiệm đồng ruộng: Chọn nồng độ có hiệu lực cao nhất từ thí nghiệm trong phòng, để ứng dụng ra ngoài đồng.

+ Chọn ruộng thí nghiệm, có đối chứng, tuỳ loại cây trồng nên chọn diện tích mỗi ruộng thích hợp, có nhắc lại.

+ Điều tra trước và sau phun khi phun thuốc 2, 4, 6, 8, 10,... ngày thí nghiệm.

+ Hiệu lực của thuốc trừ sâu vi sinh vật ngoài đồng ruộng được tính theo công thức của Henderson Tilton (1955).

Độ hữu hiệu (%) = ( 1- )x100% xT C xT C b a a b Trong đó :

Ta: Số sâu sống ở công thức thí nghiệm sau phun

Tb: Số sâu sống ở công thức thí nghiệm trước khi phun Ca: Số sâu sống ở công thức đối chứng sau khi phun Cb: Số sâu sống ở công thức đối chứng trước khi phun

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học, sinh thái học nấm isaria javanica và đánh giá khả năng sử dụng trong phòng trừ sâu khoang, rệp muội và sâu xanh bướm trắng luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 38 - 39)

w