Kỹ thuật sản xuất chế phẩm nấm Isaria javanica

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học, sinh thái học nấm isaria javanica và đánh giá khả năng sử dụng trong phòng trừ sâu khoang, rệp muội và sâu xanh bướm trắng luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 47 - 50)

Chương II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

3.3.Kỹ thuật sản xuất chế phẩm nấm Isaria javanica

Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học từ nấm Isaria javanica để phòng trừ sâu hại cây trồng

Thu thập mẫu nấm

Phân loại, phân lập, nuôi cấy nấm

Nuôi cấy nấm trên môi trường PDA

Cấy chuyển nấm từ môi trường PDA sang môi trường rắn

Sau khi thử nghiệm nhân sinh khối nấm Isaria javanica trên môi trường rắn, chọn được môi trường được phối trộn theo công thức 2 gồm bốn thành phần cám gạo, bột ngô, nước và trấu theo tỉ lệ 3:1:2:1 là thích hợp nhất, tiến hành nhân sinh khối trên môi trường đó. Sau 15 ngày cho lượng bào tử lớn nhất, thu hồi sinh khối ở giai đoạn này , hoạt hóa, gia công, đóng gói và bảo quản.

Phương pháp bảo quản

Có thể bảo quản chế phẩm theo hai phương pháp sau

+ Bảo quản tươi: để nguyên chế phẩm ở trong bình nhân nuôi, bảo quản trong điều kiện phòng thí nghiệm.

+ Bảo quản khô: Sau khi quá trình nhân sinh khối nấm Isaria javanica trên môi trường rắn hoàn thành, tiến hành sấy khô chế phẩm ở nhiệt độ 38oC trong 8 giờ liên tục, xay nấm thành bột và trộn lẫn với chất mang theo tỉ lệ 3:2, đóng gói và để nơi khô thoáng..

Kết quả đếm nồng độ bào tử của chế phẩm theo 2 cách bảo quản trên được thể hiện ở bảng 3.5 và hình 3.6.

Bảng 3.5. Nồng độ bào tử của chế phẩm nấm Isaria javanica theo 2 cách bảo quản: khô và tươi

Cách bảo quản

Nồng độ bào tử qua các tháng bảo quản(x108 bt/g)

1 tháng 2 tháng 3 tháng

Bảo quản tươi 4,227a 4,155a 4,020b

Bảo quản khô 4,183a 4,163a 4,117a

CV (%) 2,08 1,39 0,27

LSD0,05 0,31 0,20 0,38

Từ kết quả thực nghiệm cho thấy:

Sau 1 tháng bảo quản nồng độ bào tử ở phương pháp bảo quản tươi cao hơn so với phương pháp bảo quản khô, do trong quá trình đưa chế phẩm sấy để bảo quản thì có một phần bào tử bị bay ra ngoài.

Hình 3.5. Nồng độ bào tử của chế phẩm nấm Isaria javanica sau 3 tháng bảo quản bằng hai phương pháp

Sau 2 tháng bảo quản nồng độ bào tử của chế phẩm ở 2 phương pháp bảo quản là tương đương nhau. Đến tháng thứ 3 sau bảo quản, nồng độ bào tử ở chế phẩm tươi giảm mạnh do sợi nấm có xu hướng tàn lụi nhanh. Nồng độ bào tử của chế phẩm ở phương pháp bảo quản khô ổn định hơn so với phương pháp bảo quản tươi.

Như vậy, sau khi thu hồi sinh khối, nên bảo quản chế phẩm theo phương pháp bảo quản khô.

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học, sinh thái học nấm isaria javanica và đánh giá khả năng sử dụng trong phòng trừ sâu khoang, rệp muội và sâu xanh bướm trắng luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 47 - 50)