Khả năng sinh bào tử của nấm Isaria javanica trên các môi trường rắn

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học, sinh thái học nấm isaria javanica và đánh giá khả năng sử dụng trong phòng trừ sâu khoang, rệp muội và sâu xanh bướm trắng luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 45 - 47)

Chương II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

3.2.Khả năng sinh bào tử của nấm Isaria javanica trên các môi trường rắn

Thí nghiệm nuôi nấm Isaria javanica trên môi trường rắn được tiến hành trong điều kiện phòng thí nghiêm. Kết qủa thực nghiệm cho thấy, chỉ sau 2 ngày nuôi cấy bào tử của nấm Isariajavanica ở công thức 1 và công thức 2 đã bắt đầu nảy mầm và sợi nấm mọc lan trên môi trường. Đến ngày thứ 3 thì xảy ra hiện tượng tương tự đối với công thức 3.

Bảng 3.4. Số lượng bào tử nấm Isaria javanica nuôi cấy trên môi trường rắn theo thời gian

Thời gian nuôi Công thức thực nghiệm

CT1 CT2 CT3

5 ngày 0,25 x 109 ± 0,17b 0,32 x 109 ± 0,19a 0,22 x 109 ± 0,20c

15 ngày 1,22 x 109 ± 0,15b 1,52 x 109 ± 0,03a 1,00 x 109 ± 0,10c

20 ngày 1,1 x 109 ± 0,05b 1,25 x 109 ± 0,07a 0,91 x 109 ± 0,08 25 ngày 1,02 x 109 ± 0,04b 1,1 x 109 ± 0,05a 0,84 x 109 ± 0,10c

30 ngày 0,86 x 109 ± 0,05b 0,98 x 109 ± 0,04a 0,77 x 109 ± 0,06c

Số liệu trong cùng một dòng có ký hiệu số mũ khác nhau thể hiện mức sai khác có ý nghĩa thống kê với P < 0,05

Theo kết quả đếm nồng độ bào tử ở bảng 3 ta thấy ở tất cả các thời gian đếm thì ở công thức 2 đều có nồng độ bào tử đạt cao nhất.

Ở công thức 1, từ ngày 5 đến ngày 15 sau khi cấy nồng độ bào tử tăng nhanh, từ 0,25 x109 ở ngày thứ 5 tăng lên đến 1,22x109 ở ngày thứ 15 sau khi nuôi. Nhưng trong giai đoạn nuôi từ 20 đến 30 ngày thì tốc độ tăng bào tử chậm lại (đạt 0,86x109 bt/g sau 30 ngày nuôi cấy).

Ở công thức 2, tốc độ tăng bào tử đạt nhanh nhất, từ nồng độ 0,32x109 bt/g sau 15 ngày nuôi tăng lên 1,52x109. Và cung tương tự như ở công thức 1 thì giai đoạn từ 20 đến 30 ngày sau nuôi thì tốc độ tăng bào tử chững lại (nồng độ bào tử đạt 0,98x109 bt/g sau 30 ngày nhân nuôi).

Nồng độ bào tử ở công thức 3 là thấp nhất so với 2 công thức còn lại ở tất cả các thời gian theo dõi và tốc độ tăng bào tử cũng chậm hơn.

Từ bảng trên cho thấy: số bào tử đạt lớn nhất ở thời gian là 15 ngày và ở công thức 2 là lớn nhất và ít nhất ở công thức 3 ở tất cả các thời gian xác định, sai khác giữa CT1 và CT2 với CT3 có ý nghĩa thống kê với P < 0,05.

Từ kết quả thực nghiệm cho thấy, ở công thức 2 có khả năng cho bào tử lớn nhất sau 15 ngày nuôi cấy. Vậy môi trường được phối trộn các thành phần Cám gạo, bột ngô, nước và trấu theo tỷ lệ 3:1:2:1 là môi trường thích hợp nhất cho việc nhân sinh khối nấm Isaria javanica trên môi trường rắn.

Xác định được môi trường nuôi cấy để nhân sinh khối là yếu tố quan trọng cho nấm sinh trưởng và phát triển. Nếu môi trường không tốt, nấm mọc yếu hoặc không mọc sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của bào tử. Trong quá trình nảy mầm, chúng cần các nguồn C, N, sự phát triển của nấm còn phụ thuộc vào các nguyên tố vi lượng như C++, Zn++, K+, Mg++,… có tác dụng kích thích sự phát triển của nấm đồng thời duy trì độ pH, tuỳ từng loại nấm mà chọn môi trường nuôi cấy cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học, sinh thái học nấm isaria javanica và đánh giá khả năng sử dụng trong phòng trừ sâu khoang, rệp muội và sâu xanh bướm trắng luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 45 - 47)