Khả năng phòng trừ rệp muội của nấm Isaria javanica

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học, sinh thái học nấm isaria javanica và đánh giá khả năng sử dụng trong phòng trừ sâu khoang, rệp muội và sâu xanh bướm trắng luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 55 - 62)

Chương II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

3.4.2.Khả năng phòng trừ rệp muội của nấm Isaria javanica

3.4.2.1. Hiệu quả phòng trừ rệp muội trong phòng thí nghiệm

Kết quả thử nghiệm hiệu quả phòng trừ rệp hại lạc bằng chế phẩm của chủng nấm Isaria javanica đối với rệp hại lạc trong phòng thí nghiệm ở 3 nồng độ 3,11x108, 3,11x107 và 3,11x106 tương ứng với 3 công thức (CT1, CT2, CT3) được thể hiện ở bảng 3.8 và hình 3.11.

Bảng 3.8. Hiệu quả phòng trừ của chế phẩm nấm Isaria javanica đối với rệp hại lạc trong phòng thí nghiêm ở 3 nồng độ.

Ở ngày đầu sau phun, hiệu quả phòng trừ của các công thức thí nghiệm đang thấp và giữa các công thức không có sai khác có ý nghĩa thống kê.

Hai ngày sau phun, giữa các công thức đã có sai khác rõ ràng hơn, hiệu quả phòng trừ cao nhất ở công thức 1 (3,11x 108 bt/ml) đạt 9,74%, tiếp theo là đến công thức 2 3,11x107 bt/ml) đạt 7,82% và thấp nhất là công thức 3 (3,11x106

bt/ml) đạt 2,55%.

Ngày thứ 3 sau phun, các công thức khác nhau cho hiệu quả phòng trừ khác nhau, với mức ý nghĩa 0.05. Nồng độ 3,11x106 bào tử/ml cho hiệu quả phòng trừ thấp nhất đạt 5,07% và cao nhất là ở nồng độ 3,11x108 đạt 25,41%.

Tương tự từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 12 sau phun, hiệu quả phòng trừ giữa các công thức thí nghiệm có sự khác biệt rất lớn. Công thức 1 (3,11x108 bt/ml) cho hiệu quả phòng trừ cao nhất, tiếp theo là đến công thức 2 (3,11x107 bt/ml)

Thời gian theo dõi

Nồng độ xử lý (bt/ml)

LSD0,05

3,11x108 3,11x107 3,11x106

1 2,36a 1,67a -0,68a 3,05

2 9,74a 7,82ab 2,55b 5,67 3 25,41a 16,94b 5,07c 7,20 4 75,14a 32,19b 10,37c 2,51 5 81,61a 43,08b 11,11c 3,38 6 88,25a 61,70b 20,21c 8,07 7 88,63a 71,69b 28,27c 5,54 8 91,00a 78,68b 41,29c 3,27 9 91,29a 82,05b 53,42c 4,81 10 91,14a 81,84b 52,16c 4,86 11 92,25a 82,09b 54,32c 3,34 12 92,25a 82,09b 54,32c 3,34

Cả 3 công thức thí nghiệm đều đạt hiệu quả phòng trừ cao nhất ở ngày thứ 11 sau phun, hiệu quả phòng trừ của công thức 1 đạt 92,25%, công thức 2 đạt 82,09% và công thức 3 cho hiệu quả phòng trừ là 54,32%. Đến ngày 12 sau phun thì hiệu quả phòng trừ của 3 công thức thí nghiệm không tăng nữa. So với hiệu quả phòng trừ sâu khoang thì hiệu quả phòng trừ rệp của chế phẩm này thấp hơn hiệu quả phòng trừ sâu khoang cùng thời điểm.

Như vậy, từ kết quả thực nghiệm (thể hiện ở bảng 3.8 và hình 3.9) cho thấy chế phẩm sản xuất từ chủng nấm Isaria javanica cho hiệu quả phòng trừ rệp hại lạc cao nhất ở nồng độ 3,11x108 bào tử/ml sau 11 ngày phun dịch chiết bào tử chế phẩm.

Tiến hành theo dõi tỷ lệ mọc nấm hàng ngày sau khi phun chế phẩm nấm

Isaria javanica ở các công thức thí nghiệm, kết quả thực nghiệm thể hiện ở bảng 3.9 và hình 3.12.

Bảng 3.9. Tỷ lệ rệp mọc nấm sau khi xử chế phẩm nấm Isaria javanica

NTD (sp) Nồng độ xử lý (bt/ml)

3,11x108 3,11x107 3,11x106

1 0 0 0 -

Hình 3.9. Hiệu quả phòng trừ rệp trong phòng thí nghiệm

của chế phẩm nấm Isaria javanica trên ba nồng độ A(3,11x108), B(3,11x107), C(3,11x106)

2 4,00a 0,33b 0,50b 1,19 3 11,67a 8,17b 5,17c 2,53 4 20,33a 16,17b 8,00c 2,17 5 24,00a 20,83a 9,50b 4,47 6 15,17a 13,33b 9,17c 1,65 7 7,17ab 9,50a 6,83b 2,62

8 5,17a 7,33a 5,67a 2,85

9 2,67a 3,00a 4,00a 1,36

10 0,17b 1,33b 2,67a 1,64

11 0,00a 0,00a 0,17a 0,37

12 0 0 0 -

Sau 2 ngày phun chế phẩm, ở các công thức ths nghiệm bắt đầu xuất hiện rệp mọc nấm. Ở các công thức thí nghiệm khác nhau có tỷ lệ mọc nấm khác nhau khá rõ rệt, cao nhất là ở công thức 1 (nồng độ 3,11x108 bào tử/ml) đạt 4,00%, tiếp theo là đến công thức 3 (nồng độ 3,11x106 bt/ml) đạt 0,50%, nhưng sai khác giữa công thức 2 và công thức 3 là không có ý nghĩa thống kê. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đến ngày thứ 3 sau phun, tỷ lệ mọc nấm của các công thức thí nghiệm có sự khác biệt rất rõ rệt. Tỷ lệ mọc nấm cao nhất ở công thức 1 đạt 11,67%, tiếp theo đến công thức 2 đạt 8,17%, công thức 3 có tỷ lệ mọc nấm thấp nhất, chỉ đạt 5,17%.

Hình 3.10. Tỷ lệ rệp mọc nấm sau khi xử lý chế phẩm

nấm Isaria javanica trong phòng thí nghiệm trên ba nồng độ A(3,11x108), B(3,11x107), C(3,11x106)

Tương tự đến ngày thứ 4 sau phun, tỷ lệ rệp mọc nấm ở các công thức thí nghiệm thể hiện rất rõ sự khác nhau. Tỷ lệ mọc rệp mọc nấm của cả 3 công thức ở ngày thứ 4 đều tăng hơn nhiều so với ngày thứ 3 sau phun. Công thức 1 có tỷ lệ rệp mọc nấm cao nhất đạt 20,33%, công thức 2 đạt 16,17%, công thức 3 có tỷ lệ rệp mọc nấm thấp nhất đạt 8,00%.

Ngày thứ 5 sau phun, ở cả 3 công thức thí nghiệm đều có tỷ lệ rệp mọc nấm cao nhất trong suốt quả trình theo dõi. Công thức 1 có tỷ lệ rệp mọc nấm cao nhất đạt 24,00%, công thức 2 đạt 20,83%, nhưng sai khác của 2 công thức này không có ý nghĩa thống kê. Công thức 3 có tỷ lệ mọc nấm thấp nhất đạt 9,50%.

Ngày thứ 6 sau phun, tỷ lệ rệp mọc nấm của các công thức đều giảm so với ngày thứ 5 sau phun, các công thức thí nghiệm khác nhau cho tỷ lệ rệp mọc nấm khác nhau, thấp nhất là công thức 3 đạt 9,17%, công thức 2 đạt 13,33%, công thức 1 cao nhất với tỷ lệ rệp mọc nấm đạt 15,17%.

Đến ngày thứ 7 sau phun, công thức 2 có tỷ lệ rệp mọc nấm cao nhất, đến công thưc1, thấp nhất là công thức 3 đạt 6,83%.

Từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 11 sau phun, tỷ lệ rệp mọc nấm của các công thức đều thấp, có chiều hướng giảm dần, và sai khác giữa các công thức không có ý nghĩa thống kê. Đến ngày thứ 12 sau phun không xuất hiện rệp mọc nấm ở các công thức nữa.

3.4.2.2 Thử nghiệm hiệu lực phòng trừ rệp của chế phẩm nấm Isaria javanica ngoài đồng ruộng

Trên cơ sở kết quả thí nghiệm trong phòng nghiệm, tiến hành chọn pha chế phẩm ở mức nồng độ 108 để phun phòng trừ rệp ngoài đồng ruộng, thử nghiệm hiệu quả phòng trừ rệp của chế phẩm Isaria javanica ở ngoài đồng.

Kết quả thực nghiệm được thể hiện ở bảng 3.10 và hình 3.13. Kết quả ở bảng 3.10 cho thấy: bước đầu thử nghiệm phun chế phẩm nấm Isaria javanica

ngày phun chế phẩm, hiệu quả phòng trừ cao nhất sau 8 ngày phun đạt 75,79%. Trong quá trình tiến hành thí nghiệm ngoài đồng, sau 3 đến 7 ngày phun chế phẩm, trời có mưa ẩm nên hiệu lực của chế phẩm tăng nhanh, tỷ lệ mọc nấm cũng tăng nhanh.

Bảng 3.10. Hiệu quả phòng trừ và tỷ lệ rệp muội nhiễm nấm sau khi phun chế phẩm Isaria javanica ở đồng lạc.

Ngày sau phun 2 4 6 8 10

Hiệu quả phòng

trừ (%) 22,23 54,68 71,24 75,19 68,92

Tỉ lệ nhiễm

nấm (%) 3,15 17,44 19,27 9,13 1,46

Hình 3.12. Hiệu quả phòng trừ rệp hại lạc và tỷ lệ rệp mọc nấm sau khi phun chế phẩm nấm Isaria javanica ngoài đồng ruộng.

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học, sinh thái học nấm isaria javanica và đánh giá khả năng sử dụng trong phòng trừ sâu khoang, rệp muội và sâu xanh bướm trắng luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 55 - 62)