Khả năng sinh trưởng của nấm Isaria javanica trên môi trường PDA

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học, sinh thái học nấm isaria javanica và đánh giá khả năng sử dụng trong phòng trừ sâu khoang, rệp muội và sâu xanh bướm trắng luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 41 - 45)

Chương II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

3.1.2.Khả năng sinh trưởng của nấm Isaria javanica trên môi trường PDA

Sau khi đã phân lập thành công, cấy chuyển nấm từ các đĩa phân lập không bị nhiễm sang môi trường nuôi cấy PDA. Tiến hành nuôi cấy nấm Isaria javanica trên môi trường PDA trong các đĩa petri có đường kính 90mm. Mỗi đĩa petri cấy thành 5 điểm đều nhau. Mỗi đợt cấy tiến hành theo dõi 6 đĩa.

Thực nghiệm nuôi cấy giống thuần chủng Isaria javanica (sau khi đã được phân lập) trong tủ định ôn ở điều kiện nhiệt độ 24 - 25oC. Kết quả theo dõi sinh trưởng của nấm được thể hiện ở bảng 3.2 và hình 3.2; 3..3; 3.4.

Hình 3.1. a-b vật chủ; c-e cấu trúc sinh bào tử; f bào tử đính; g-I khuẩn lạc trên PDA

Từ kết quả theo dõi sự sinh trưởng của nấm Isaria javanica cho thấy loài nấm này có tốc độ sinh trưởng rất nhanh, đặc biệt trong vòng 10 ngày đầu sau cấy. Đến ngày thứ 16 khuẩn lạc đã đạt đường kính tối đa, có đường kính 40,01mm, sau 16 ngày nuôi cấy tốc độ sinh trưởng của sợi nấm dừng lại do các khuẩn lạc đã chạm nhau.

Trong 2 đến 3 ngày sau khi cấy, sợi nấm có màu trắng, mọc dạng bông xốp, khuẩn lạc có hình tròn; Sau 4 đến 5 ngày sau cấy sợi nấm chuyển dần sang màu vàng kem.

Chiều cao khuẩn lạc tương đối lớn, sau 16 ngày nuôi cấy trong môi trường PDA, khuẩn lạc đạt chiều cao cực đại là 4,96mm, sau đó chiều cao khuẩn lạc dừng lại và có xu hướng giảm nhẹ đến ngày thứ 19 chiều cao khuẩn lạc giảm xuống còn 4,90 mm và hầu như không giảm nữa. Từ kết quả theo dõi cho thấy nấm Isaria javanica phát triển hệ sợi nấm mạnh, tốc độ phát triển nhanh.

Hình 3.2. Đường kính khuẩn lạc nấm

Isaria javanica trên môi trường PDA

Hình 3.3. Độ dày khuẩn lạc nấm

Isaria javanica trên môi trường PDA

Bảng 3.2. Khả năng tăng trưởng đường kính và độ dày khuẩn lạc nấm

Isaria javanica trên môi trường PDA

Sợi nấm Sau cấy 2 ngày Sau cấy 5 ngày

Sau cấy 10 ngày Mặt trước khuẩn lạc Mặt sau khuẩn lạc

Ngày theo dõi ĐKKL(mm) ĐDKL(mm) 1 3,01+ 0,34 0,99 + 0,20 2 7,06 +0,72 1,67 + 0,17 3 13,17+ 0,52 1,79+ 0,18 4 17,25+ 0,95 1,92+0,25 5 21,12+ 0,98 2,14+0,28 6 24,57+ 0,93 2,78 + 0,35 7 27,38+ 0,95 3,21 + 0,35 8 30,08+ 1,07 3,35 + 0,35 9 31,47+ 1,00 3,44 + 0,34 10 33,12+ 1,46 3,63 + 0,39 11 34,73+ 1,02 4,15 + 0,51 12 36,04+ 1,14 4,41 + 0,56 13 36,94+ 1,44 4,80 +0,44 14 37,66+ 1,35 4.91+0,38 15 39,76+ 1,35 4,95 +0,35 16 40,01+ 1,29 4,96 +0,36 17 40,01+ 1,29 4,94+0,24 18 40,01+ 1,28 4,91+0,26 19 40,01+ 1,28 4,90+0,31 20 40,01+ 1,28 4,90+0,17

Sau khi nuôi cấy 7 - 8 ngày trên môi trường PDA, nấm này bắt đầu xuất hiện bào tử. Tiến hành đo mật độ bào tử của nấm Isaria javanica trên đĩa petri 2 ngày một lần kể từ khi thấy xuất hiện bào tử. Kết quả đo mật độ bào tử được thể hiện ở bảng 3.

Tốc độ hình thành bào tử khá nhanh, đặc biệt từ ngày thứ 10 đến ngày16, sau 10 ngày theo dõi mật độ bào tử đạt 5,61x106 bt/cm2 đến ngày thứ 14 nồng độ bào tử tăng lên đến 3,44x108 bt/cm2 và đến ngày thứ 16 nồng độ bào tử đạt 5,74x108 bt/cm2, sau đó mật độ bào tử tiếp tục tăng nhẹ và đến 24 ngày sau nuôi cấy số lượng bào tử đạt tối đa (đạt 6.45x108 bt/cm2) sau đó dừng lại và nếu để lâu bào tử có xu hướng giảm nhẹ do sợi nấm bị tàn lụi dần.

Ngày theo dõi MĐBT (bt/cm 2) Ngày theo dõi MĐBT (bt/cm 2) 10 5,61 x 106 22 6,42 x 108 12 3,72 x 107 24 6,45 x 108 14 3,44 x 108 26 6,44 x 108 16 5,74 x 108 28 6,39 x 108 18 6,18 x 108 30 6,4 x 108 20 6,35 x 108

Việc theo dõi khả năng hình thành bào tử trên môi trường PDA có thể giúp ta lựa chọn thời điểm cấy chuyển nấm từ môi trường PDA sang môi trường rắn hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất. Theo kết quả đếm mật độ bào tử ta thấy thời gian cấy chuyển nấm từ môi trường PDA để nhân sinh khối tốt nhất là vào khoảng thời gian từ 22 – 24 ngày sau cấy.

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học, sinh thái học nấm isaria javanica và đánh giá khả năng sử dụng trong phòng trừ sâu khoang, rệp muội và sâu xanh bướm trắng luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 41 - 45)