Khả năng phòng trừ sâu xanh bướm trắng Pieris rapae của Isaria javanica

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học, sinh thái học nấm isaria javanica và đánh giá khả năng sử dụng trong phòng trừ sâu khoang, rệp muội và sâu xanh bướm trắng luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 62 - 66)

Chương II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

3.4.3.Khả năng phòng trừ sâu xanh bướm trắng Pieris rapae của Isaria javanica

3.4.3. Khả năng phòng trừ sâu xanh bướm trắng Pieris rapae của Isaria javanica javanica

Sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae) là loài sâu hại nghiêm trọng ở các vùng trồng rau trong cả nước nói chung và ở Nghệ An nói riêng. Sử dụng chế phẩm nấm Isaria javanica phòng trừ sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae) trở nên rất có ý nghĩa. Phòng trừ sâu xanh bướm trắng trong phòng thí nghiệm được thực hiện như sau.

Sâu khoang sạch: không nhiễm nấm, không bị kí sinh, không nhiễm thuốc trừ sâu, được nuôi trong hộp nhựa 25 cm x 20 cm x 15 cm và thay lá hàng ngày.

Thí nghiệm : Sử dụng chế phẩm Isaria javanica ở dạng dịch nấm để phòng trừ sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae) ở các độ tuổi khác nhau.

Pha chế phẩm thành dạng dịch lỏng để phun. Pha dịch bào tử nấm ở nồng độ 108. Pha dịch bào tử với chất bám dính (Tween 20) để tăng độ bám dính của bào tử lên sâu hại. Dùng chế phẩm phun lên sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae).

Bảng 3.11. Hiệu lực phòng trừ sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae) của Isaria javanica ở các tuổi sâu khác nhau

Công thức Nồng độ bào tử Hiệu lực phòng trừ của Isaria javanica

2 ngày 4 ngày 6 ngày 8 ngày

CT1

(Sâu tuổi 1,2) 10

CT2 (Sâu tuổi 3) 10 8 0,00a 14,94b 41,66a 51,85a CT3 (Sâu tuổi 4,5) 10 8 0,00a 4,44c 14,29b 13,58b LSD 0.05 0,00 2,54 6,64 11,34 CV (%) 0,00 10,64 8.97 11,14

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau ở sau giá trị trung bình trong cùng một cột có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa 0.05.

Hình 3.14. Hiệu lực phòng trừ sâu non sâu xanh bướm trắng của nấm

Isaria javanica

Thí nghiệm phòng trừ theo tuổi sâu, công thức 1 tuôi 1- 2, công thức 2 tuổi 3, công thức 3 tuổi 4 - 5 với 3 lần lặp lại sử dụng chế phẩm bào tử nấm

Isaria javanica nồng độ 108 bào tử/ml, 2 ml/hộp nhựa.

Phân tích thống kê sinh học ở bảng 3.11 cho thấy vào ngày thứ 4 hiệu lực phòng trừ các công thức bắt đầu có mức ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 0.05, hiệu lực phòng trừ ở công thức 2 đạt cao nhất (14.94%), cao thứ 2 là công thức

1(12.22%), thấp nhất là công thức 3 (4.44%). Hiệu lực phòng trừ ở các công thức khác nhau thì khác nhau với mức ý nghĩa 0.05.

Ngày thứ 6 hiệu lực phòng trừ giữa các công thức khác nhau là không giống nhau. Hiệu lực phòng trừ công thức 1 đạt cao nhất (41.97%), cao thứ 2 là công thức 2 (41.66%), thấp nhất là công thức 3 (14.29%). Hiệu lực phòng trừ ở công thức 1 và công thức 2 có cùng mức ý nghĩa thống kê so với công thức 3 với mức ý nghĩa 0.05.

Ngày thứ 8 hiệu lực phòng trừ các công thức đều có mức ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 0.05. Hiệu lực phòng trừ ở công thức 1 và công thức 2 có cùng mức ý nghĩa thống kê so với công thức 3 với mức ý nghĩa 0.05. Hiệu lực phòng trừ ở công thức 1 đạt cao nhất (69.23%), cao thứ 2 là công thức 2 (51.85%), thấp nhất là công thức 3 (13.58%). Điều này có nghĩa là sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae) ở tuổi 1 và 2 dễ bị nhiễm nấm nhất ở nồng độ 108.

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học, sinh thái học nấm isaria javanica và đánh giá khả năng sử dụng trong phòng trừ sâu khoang, rệp muội và sâu xanh bướm trắng luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 62 - 66)