b. Đồ thị phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận:
1.2.2 Ứng dụng phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí trong định giá
giá
giá và được bán cho khách hàng trong hoạt động kinh doanh hàng ngày.
Trong quá trình định giá cho các sản phẩm sản xuất hàng loạt, tất cả các chi phí đều thích hợp cho việc định giá. Nhưng phải được cân nhắc một cách thích hợp bởi người lập giá, dựa trên cơ sở là giá bán phải đủ để bù đắp cho tất cả chi phí đã bỏ ra và đảm bảo được mục tiêu về lợi nhuận lâu dài. Điều này có nghĩa là cả chi phí khả biến và chi phí bất biến, cùng với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều phải được tính tới khi xác định giá bán sản phẩm.
Định giá bán theo phương pháp trực tiếp (đảm phí) là dựa vào cách phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí, giá bán của sản phẩm được xác định như sau:
Trong đó:
- Chi phí nền là biến phí để sản xuất và tiêu thụ một sản phẩm, bao gồm biến phí nguyên vật liệu trực tiếp, biến phí nhân công trực tiếp và biến phí sản xuất chung, biến phí bán hàng và biến phí quản lí doanh nghiệp. - Số tiền tăng thêm phải đủ để bù đắp định phí sản xuất chung, định phí
bán hàng, định phí quản lí doanh nghiệp va phải đảm bảo cho Công ty mức hòa vốn thỏa đáng.
Số tiền tăng thêm được tình như sau:
Số tiền tăng thêm = Chi phí nền × Tỷ lệ (%) số tiền tăng thêm
Để xác định tỷ lệ số tiền tăng thêm, các Công ty thường sử dụng tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) để tính toán. Đầu tiên là xác định một tỷ lệ hòa vốn đầu tư (ROI) mà Công ty mong muốn đạt được và sau đó tỷ lệ số tiền tăng thêm sẽ được xác định để có thể đạt được (ROI) nói trên.