5. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1.6. Quy trình công nghệ
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ thể hiện quy trình công nghệ
(Nguồn: Tài liệu phòng kế toán công ty TNHH Gia Công và Dịch Vụ Thép Sài Gòn)
Kiểm tra nguyên liệu đầu vào Đưa nguyên liệu vào máy Chạy máy Thành phẩm
Quy trình sản xuất
KIỂM TRA NGUYÊN LIỆU
Người làm giám định kiểm tra độ dày, kích thước, chủng loại, mã số, trọng lượng. Nếu đã phù hợp với yêu cầu sản xuất sản phẩm thì tổ trưởng sẽ kiểm tra lại để chuẩn bị đưa vào quy trình sản xuất
ĐƢA NGUYÊN LIỆU VÀO MÁY
Công nhân xếp giao, xếp đúng quy cách sản phẩm khách hàng yêu cầu. Sau đó tổ trưởng đưa nguyên liệu vào máy.
Cắt mẫu thử, đưa mẫu vào trục dao, cắt qua dao kiểm tra mẫu có đúng khớp với độ dày, khổ rộng như lệnh sản xuất chưa, nếu đúng được lệnh chạy. Nếu không yêu cầu kiểm tra lại toàn bộ.
CHẠY MÁY
Công nhân đầu vào bấm cuộn nguyên liệu lên qua trục dao chạy lên đầu ra kẹp cuộn nguyên liệu lại, kiểm tra độ căng của dãi thép đã căng chưa nếu căng cho chạy đồng bộ, nếu chưa căng làm lại.
Công nhân vận hành bàn máy chính chạy tự động, chạy đúng theo lệnh sản xuất đúng với sản phẩm mà khách hàng yêu cầu.
Trong quá trình tổ phó kiểm tra chất lượng, kiểm tra hai mặt trên và dưới nếu có phát hiện lỗi gì ví dụ: trầy, xước, bạc màu, gỉ sét... thì yêu cầu dừng không cho máy tiếp tục hoạt động, nếu tổ phó có thể giải quyết được thì tự làm, còn không phải báo cho phòng QC xuống giải quyết.
THÀNH PHẨM
Chạy hết nguyên liệu công nhân đầu ra cho ra cuộn nguyên liệu thành phẩm, công nhân đầu ra đóng gói theo yêu cầu khách hàng.
Công nhân tổ cẩu có trách nhiệm cẩu ra máy, lưu kho đúng nới quy định. Phòng giao nhận có nhiệm vụ giao hàng tận nơi cho khách hàng.
Một số chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh
Bảng 2.5: Bảng thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch
Doanh
thu 615.100.086.938 830.030.027.515 214.929.940.577 34.94% Lợi
nhuận 6.736.698.924 9.119.923.515 2.383.224.591 35.38%
(Nguồn: Tài liệu phòng kế toán công ty TNHH Gia Công và Dịch Vụ Thép Sài Gòn)
Năm 2010 Năm 2011 East 615,100,086,938 830,030,027,515 0 200,000,000,000 400,000,000,000 600,000,000,000 800,000,000,000 1,000,000,000,00 0 Doanh Thu 2010 - 2011
Biểu đồ 2.5: Biểu đồ thể hiện doanh thu
Nhận xét: Biểu đồ đã cho ta thấy được doanh thu năm 2011 tăng một lượng so
với năm 2010 là 214.929.240.577 (830.303.027.515 - 615.100.086.938), tương đương 34.94%.
6,736,698,924 9,191,923,515 0 2,000,000,000 4,000,000,000 6,000,000,000 8,000,000,000 10,000,000,000 Năm 2010 Năm 2011 Lợi Nhuận Năm 2010 - 2011
Biểu đồ 2.6: Biểu đồ thể hiện lợi nhuận
Nhận xét: Biểu đồ đã cho ta thấy được lợi nhuận năm 2011 tăng một lượng so
với năm 2010 là 2.383.224.591 (9.119.923.515-6.736.698.924), tương đương 35.38%.
2.1.1.7Thuận lợi, khó khăn và phƣơng hƣớng phát triển Thuận lợi
-Công ty có năng lực sản xuất lớn, máy móc thiết bị luôn được quan tâm đúng mức với dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
-Ban lãnh đạo công ty là những người có đầy đủ năng lực, trình độ và cả kinh nghiệm,có sư nhiệt huyết, tận tình với công việc.Đội ngũ công nhân, cán bộ kỹ thuật là những người có tay nghề, trình dộ cao,năng động sáng tạo giúp công ty ngày một vững mạnh hơn.
-Công ty có những chính sách bảo vệ người lao động,luôn chăm lo và không ngừng cải thiện đời sống vật chất lẫn tinh thần,bồi dưỡng và nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cho toàn bộ công nhân viên chức.
-Sản phẩm của công ty được người tiêu dùng tín nhiệm và ưa chuộng.Đó là chỗ dựa vững chắc cho công ty tồn tại và phát triển.
-Tiền lương được tính trên sản phẩm hoàn thành đã kích thích cán bộ công nhân làm việc tích cực hơn.
Khó khăn
-Giá nguyên vật liệu không ổn định, biến động nhiều.
-Tỉ giá giữa đồng USD và đồng việt nam luôn biến động và tăng cao.
-Do sự cạnh tranh với những mặt hàng cùng loại của các công ty khác như thép Miền Nam, thép Hòa Phát, thép Việt Đức, thép Việt Hàn...nên công ty luôn gặp khó khăn trong việc đề ra những giải pháp làm cho mặt hàng của công ty sản xuất được tiêu thụ mạnh hơn.
-Trình độ tay nghề công nhân chưa đồng đều ảnh hưởng đến sản xuất và chất lượng sản phầm.
Phƣơng hƣớng phát triển của công ty
-Thường xuyên cải tiến máy móc thiết bị,nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, thường xuyên bồi dưỡng trình độ tay nghề cho công nhân.
-Đầu tư thêm máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất hiện đại.
-Thăm dò và mở rộng thị trường, tiếp cận khách hàng,tăng khả năng tiêu thụ những mặt hàng chủ lực của công ty.
-Đứng trước những thách thức và cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi toàn bộ cán bô CNV của công ty phải trên dưới một lòng,thống nhất mới có thể thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
2.1.2Tình hình tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH gia công và dịch vụ thép Sài Gòn
2.1.2.1 Các chính sách hiện hành đang đƣợc áp dụng tại công ty[1] -Kỳ kế toán năm: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12. -Đơn vị tiền tệ dùng để hạch toán (VNĐ).
-Đơn vị tiền tệ công ty sử dụng: USD và VNĐ.
-Kế toán áp dụng chế độ kế toán theo quyết địng 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của bộ trưởng bộ tài chính.
-Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ.
-Phương pháp kế toán tài sản cố định: gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.
+Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định: theo nguyên giá và khấu hao lũy kế. +Phương pháp khấu hao được áp dụng: Khấu hao tài sản cố dịnh hữu hình theo phương pháp đường thẳng.
-Phương pháp áp dụng thuế: Phương pháp khấu trừ trong đó Thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu 0%, Thuế giá trị gia tăng hàng nội địa 10%, Thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ quy định của nhà nước, các loại thuế khác theo quy định hiện hành.
-Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho được tính theo giá gốc và được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
-Trả lương nhân viên thoe số giờ lao động.
-Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành.
2.1.2.2 Hệ thống sổ sách kế toán[1]
-Hình thức tổ chức hệ thống kế toán của công ty là hình thức nhật ký chung.
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức hệ thống kế toán[1] Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Chứng từ kế toán Sổ nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký chung Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối phát sinh
Báo cáo tài chính
Trình tự ghi sổ kế toán theohình thức kế toán nhật ký chung
- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. nếu đơn vị có mở sổ thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung phải ghi vào sổ thẻ kế toán chi tiết liên quan. Trường hợp đơn vị có mở sổ nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán dùng để ghi sổ, ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các sổ nhật ký đặc biệt có liên quan. Định kỳ (3,5,10… ngày) hoặc cuối tháng, tùy khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tổng hợp từng sổ nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào tài khoản phù hợp trên số cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ nhật ký đặc biệt (nếu có).
- Cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm, cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập các báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên số nhật ký chung (hoặc sổ nhật ký chung và sổ nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ nhật ký đặc biệt cùng kỳ).
2.1.2.3 Tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
(Nguồn: Tài liệu phòng kế toán công ty TNHH Gia Công và Dịch Vụ Thép Sài Gòn)
Kế Toán Tổng Hợp Kế toán nguyên vật liệu Kế toán tiền Kế toán tài sản cố định Kế toán công nợ Kế toán chi phí giá thành Kế Toán Trưởng Kế toán tiêu thụ thành phẩm
Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận
KẾ TOÁN TRƢỞNG:
- Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc công ty về các công việc thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của kế toán trưởng như hạch toán kế toán, thống kê…..
- Thực hiện việc tổ chức và điều hành hoạt động, phân công và chỉ đạo trực tiếp cho các phần hành kế toán,kiểm tra việc bảo quản lưu trữ các tài liệu hồ sơ sổ sách trong công ty.Tổ chức thi hành cũng cố và hoàn thiện chế độ hạch toán trong công ty theo kịp yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý hiện nay.
- Thực hiện kế hoạch đào tạo,bồi dưỡng nâng cao trình độ,xây dựng đội ngũ nhân viên kế toán trong công ty.
- Trực tiếp duyệt các chứng từ chi trong mức quy định.kiểm tra tính chính xác của từng thành phần kế toán.theo dõi cân đối nguồn tài chính kế toán trong công ty,trực tiếp hỗ trợ giám đốc trong việc lên kế hoạch sử dụng hiệu quả nguồn vốn tự có,nguồn vốn vay.thẩm dịnh các dự án đầu tư mở rộng sản xuất.
- Kế toán trưởng không được lập, ký duyệt các báo cáo, chứng từ, tài liệu khi không có ý kiến của giám đốc, hoặc không phù hợp với các quy định hiện hành của nhà nước.
- Tham mưu cho giám đốc trong việc xử lý các hoạt động kinh tế, kiểm tra việc tính toán và có trách nhiệm nộp kịp thời các khoản nộp ngân sách.
KẾ TOÁN TỔNG HỢP:
- Phân tích tài chính hoạt động SXKD của công ty trong từng thời kỳ để báo cáo tổng hợp về hiệu quả cho trưởng bộ phận.
- Hạch toán tổng hợp chi phí trong kỳ, tính giá thành và lập ra báo cáo tài chính trong kỳ.
- Kiểm tra và lập báo cáo thuế hàng tháng, lập hồ sơ khai thuế và hoàn thuế của công ty, lập báo cáo quyết toán thuế hàng năm với cơ quan thuế. Chịu trách nhiệm lưu trữ, bảo quản hồ sơ khai thuế và quyết toán thuế.
- Chịu trách nhiệm hạch toán chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liêu phụ, công cụ, dụng cụ và theo dõi vật liệu tồn kho, kiểm tra và ghi vào sổ chi tiết nguyên vật liệu, lập bảng tổng hợp nhập xuất, tồn vật liệu.
KẾ TOÁN TIỀN:
- Lập phiếu thu, phiếu chi tiền. Theo dõi tình hình thu chi tiến hành ghi vào sổ hàng ngày và thường xuyên đối chiếu với số liệu với thủ quỹ.
- Theo dõi việc tạm ứng và quá trình tạm ứng của công ty.
- Chịu trách nhiệm quản lý nhập, xuất tiền mặt căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi,hóa đơn, phiếu thanh toán để tiến hành kiểm kê quỹ định kỳ.
- Theo dõi các khoản tiền thu chi qua ngân hàng, các khoản nợ vay và thanh toán nợ vay đến hạn của ngân hàng.Định kỳ kiểm tra, đối chiếu số liệu chi tiết tiền gửi với sổ cái và sổ phụ ngân hàng.
- Lập báo cáo số dư tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền ký quỹ ở các ngân hàng vào cuối mỗi tháng.
- Bảo quản lưu trữ sổ sách,chứng từ lien quan đến việc thi chi và quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH:
- Chịu trách nhiệm theo dõi, ghi chép và lập hồ sơ liên quan dến việc tăng giảm tài sản cố định trong toàn công ty.
- Ghi chép cập nhật việc trích khấu hao tài sản cố định hàng tháng, quý, năm. - Chịu trách nhiệm lưu trữ bảo quản hồ sơ lien quan đến việc tăng giảm tài sản cố định và sữa chữa lớn tài sản cố định trong công ty.
KẾ TOÁN CÔNG NỢ:
- Ghi chép, cập nhật, kiểm tra và đối chiếu các số liệu liên quan đến công nợ, thanh toán tiền mua hàng,tiền bán hàng.
- Chịu trách nhiệm lập báo cáo phân tích các khoản phải thu,báo cáo doanh thu bán hàng chịu cho khách hàng.Theo dõi các khách hàng mua hàng của công ty thường xuyên để có chế độ chiết khấu bán hàng hợp lý, đồng thời theo dõi các khách hàng thanh toán nợ trễ hạn để lập mức dự phòng khỏi thu khó đòi.
- Chịu trách nhiệm lưu trữ và bảo quản hồ sơ lien quan đến công nợ của công ty.
- Xác định chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, chi phí sản xuát dở dang phát sinh trong kỳ và chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ để tính giá thành thực tế sản phầm.
KẾ TOÁN THÀNH PHẨM:
- Theo dõi tình hình xuất nhập hàng hóa trong công ty .
- Theo dõi hàng hóa tồn kho,tổ chức kiểm kê hàng hóa và lập bảng báo cáo hàng tồn kho kịp thời theo dung quy định của công ty.
- Ghi chép và phản ánh kịp thời về tình hình tiêu thụ hàng hóa, ghi nhận giá vốn hàng bán và phát hành hóa đơn khi bán hàng.
2.2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT QUY TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH GIA CÔNG VÀ DỊCH VỤ THÉP SÁI GÕN TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH GIA CÔNG VÀ DỊCH VỤ THÉP SÁI GÕN
2.2.1 Quy trình mua hàng và thanh toán tiền ại công ty tnhh gia công và dịch vụ thép sài gòn vụ thép sài gòn
CHỨC NĂNG VÀ MỤC TIÊU CỦA QUY TRÌNH:
-Chức năng:Đặt hàng và mua hàng từ nhà cung ứng, nhận hàng, nhập kho và thanh toán tiền cho nhà cung ứng.
-Mục tiêu:Nhằm đảm bảo khối lượng, chất lượng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất luôn phù hợp với yêu cầu của khách hàng.Mua hàng với giá cả hợp lý và thanh toán đủ số tiền, đúng thời hạn cho nhà cung cấp.
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ thể hiện quy trình mua hàng và thanh toán tiền
(Nguồn: Tài liệu phòng kế toán công ty TNHH Gia Công và Dịch Vụ Thép Sài Gòn)
Nhận hàng
Ghi nhận nợ phải trả
Thanh toán MS
Yêu cầu nguyên liệu
MS Lựa chọn nhà cung cấp MS Lập hợp đồng/đơn hàng FA.PL Xét duyệt BOD Duyệt BOD Ký hợp đồng
2.2.1.1Thực trạng quy trình mua hàng-thanh toán nội địa Hoạt động yêu cầu nguyên vật liệu
Chứng từ sử dụng
Phiếu xin mua vật tư
Mô tả hoạt động
Bộ phận MS sẽ lập “ giấy đề nghị mua nguyên liệu ”khi các bộ phận có nhu cấu về nguyên vật liệudựa vào:
+Nhu cầu thực tế và kế hoạch sản xuất. +Lượng hàng tồn kho và hàng trên đường đi.
Sau khi lập “ giấy đề nghị mua nguyên liệu “ bộ phận MS trình các phòng ban liên quan xem xét.
Nếu nguyên liệu được mua từ các nhà cung cấp đã được BOD duyệt trong bảng “ danh sách nhà cung cấp “ thì bước này sẽ được bỏ qua và MS có thể gửi đặt hàng đến nhà cung cấp và chỉ trình BOD ký hợp đồng chính thức.
Lựa chọn nhà cung cấp Chứng từ sử dụng
Bảng đánh giá nhà cung cấp
Mô tả hoạt động
Trên cơ sở “ giấy đề nghị mua nguyên liệu “ đã được lập, MS sẽ trình cho các bộ phận liên quan xét duyệt và lựa chọn nhà cung cấp theo các tiêu chí
sau:
Tiêu chuẩn:
Đơn giá: Phải đảm bảo đơn giá hợp lý so với sản phẩm cùng loại, so với nhà