Đối với UBND huyện Long Thành:

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực tại UBND huyện long thành, tỉnh đồng nai đến năm 2020 (Trang 75 - 79)

- Cần cố gắng hơn: Khả năng ứng xử yếu, trình bày dài dòng, không rõ ràng, không mạch lạc, thường gây hiểu lầm.

3.3.2. Đối với UBND huyện Long Thành:

- Quán triệt đến tất cả CBCC trong các phòng ban về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác quản lý nguồn nhân lực có ảnh hưởng rất lớn đối với sự thành, bại của tổ chức; Triển khai thực hiện một cách sâu rộng các giải pháp hoàn thiện

công tác quản lý NNL đến từng phòng ban chuyên môn, định kỳ có kiểm tra kết quả để từ đó hoàn thiện dần các giải pháp ngày càng tốt hơn.

- Quan tâm, tạo điều kiện cho CBCC, đặc biệt là CBCC phụ trách công tác quản lý NNL được học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng để áp dụng một cách hiệu quả nhất các chức năng quản lý NNL, góp phần nâng cao chất lượng quản lý đội ngũ CBCC phục vụ cho những mục tiêu lâu dài của tổ chức.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển giáo dục đào tạo và dạy nghề, các cơ sở đào tạo tư thục, dân lập, đầu tư nước ngoài, mở rộng mạng lưới giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện, tạo điều kiện cho tất cả tầng lớp nhân dân tham gia học tập bằng nhiều hình thức. Từ đó chọn lọc các thanh niên sinh viên ưu tú, định hướng các em vào các mục tiêu nêu trên, bồi dưỡng thêm về chính trị, cùng với kiến thức chuyên môn vững vàng sẽ là nguồn lực kế thừa vững chắc để bổ sung vào hệ thống chính trị tại địa phương.

- Khảo sát nhu cầu, khả năng đào tạo cho các ngành chuyên môn theo từng giai đoạn, theo từng lĩnh vực chuyên môn cần đào tạo để có kế hoạch phối hợp với các cơ sở đào tạo lên kế hoạch đưa các CBCC đi đào tạo về lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ. Lập danh sách các CBCC có năng lực để đưa đi đào tạo sau đại học và bồi dưỡng lý luận chính trị là cử nhân hoặc cao cấp.

- Liên hệ các cơ sở đào tạo, các Trường Đại học có uy tín để ký hợp đồng mở các lớp đào tạo theo các chỉ tiêu đã đề ra, nhằm đảm bảo được nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện

- Chỉ đạo Thủ trưởng các phòng ban chuyên môn chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo ngay từ đầu năm; chọn lọc CBCC diện quy hoạch, theo các tiêu chí đào tạo, ưu tiên CBCC trẻ, có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, đào tạo theo chuyên ngành, bồi dưỡng về trình độ chính trị, đảm bảo sau đào tạo đủ tiêu chuẩn bố trí vào các chức danh còn khuyết, củng cố, bổ sung vào lực lượng CBCC kế thừa tại đơn vị. - Kịp thời có những động thái khuyến khích, động viên CBCC thực sự có năng lực, có đóng góp xứng đáng cho sự thành công của đơn vị, nhằm giữ chân họ không “nhảy việc” sang khu vực kinh tế tư nhân trong thời gian chờ đợi những sự thay đổi tích cực về chính sách quản lý vĩ mô từ phía Chính phủ.

- Cuối năm 2011, UBND huyện Long Thành đã ký hợp đồng với Chi Cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai để thực hiện tiêu chuẩn ISO 9001:2008 đối với cơ quan hành chính Nhà nước (còn gọi là ISO hành chính công) nhưng tiến độ thực hiện còn quá chậm (đến nay vẫn chưa ký hợp đồng đơn vị tư vấn). Đề nghị Lãnh đạo UBND huyện Long Thành khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện hoàn thành vì việc triển khai thực hiện tốt ISO hành chính công sẽ giải quyết được rất nhiều tồn tại của đơn vị trong công tác quản lý NNL, chẳng hạn như: Chính sách của tổ chức, Thủ tục công việc, Bảng mô tả công việc, Tiêu chuẩn đánh giá năng lực CBCC, Tiêu chuẩn đánh giá công việc,…

Kết luận Chương 3

Trong chương này, căn cứ vào tình hình thực tế và định hướng phát triển của huyện, tác giả đã trình bày những giải pháp cơ bản nhất để hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại UBND huyện Long Thành như nâng cao nhận thức, kỹ năng của lãnh đạo, hoàn thiện quy trình tuyển dụng, xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực CBCC, xây dựng giải pháp đánh giá kết quả thực hiện công việc tại mỗi phòng ban, chức năng…

Đồng thời, tác giả cũng đã có những kiến nghị đối với Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai và Lãnh đạo UBND huyện Long Thành nhằm hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực CBCC của UBND tỉnh Đồng Nai nói chung và UBND huyện Long Thành nói riêng; tất cả vì mục tiêu xây dựng đội ngũ CBCC giỏi chuyên môn, giàu nhiệt huyết, sẵn sàng cống hiến cho sự thành công lâu dài của huyện. Điều này cũng có nghĩa là góp phần hạn chế tình trạng “chảy máu chất xám” sang các khu vực kinh tế khác trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

UBND huyện Long Thành là cơ quan hành chính Nhà nước cấp cao nhất tại địa phương, có nhiệm vụ thực hiện việc quản lý, điều hành các lĩnh vực KT – XH, QP – AN nên tất cả hoạt động của UBND huyện đều có sức ảnh hưởng to lớn đến tình hình phát triển KT – XH tại địa phương. Do vậy, việc xây dựng một đội ngũ CBCC của UBND huyện đảm bảo đủ về số lượng và có trình độ năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt để hoàn thành xuất sắc công việc được giao là một nhu cầu hết sức cấp thiết.

Do đặc thù là một cơ quan hành chính Nhà nước nên UBND huyện Long Thành phải chấp hành những quy định của cấp trên nên công tác quản lý nguồn nhân lực tại UBND huyện vẫn còn những hạn chế nhất định. Vì thế trong Luận văn này, tác giả đã phân tích thực trạng công tác quản lý NNL tại UBND huyện Long Thành nhằm xác định những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của tồn tại hạn chế và đề xuất một số giải pháp thiết thực, có thể áp dụng vào trong thực tế đối với đơn vị trong thời gian chờ đợi những sự thay đổi tích cực về chính sách quản lý vĩ mô từ phía Chính phủ.

Từ những kết quả nghiên cứu có được, đồng thời với tâm huyết cũng là một CBCC của UBND huyện Long Thành; tác giả mong muốn góp một phần công sức vào sự nghiệp phát triển của huyện nhà.

Hạn chế của đề tài: Qua quá trình nghiên cứu, tác giả đã gặp một số khó khăn nhất định do các mô hình nghiên cứu theo lý thuyết thường được áp dụng cho loại hình doanh nghiệp, nay lại được tác giả áp dụng cho mô hình cơ quan hành chính Nhà nước. Vì vậy phần cơ sở lý luận và giải pháp có thể có một số điểm chưa phù hợp.

Hướng nghiên cứu tiếp theo: Dựa vào kết quả nghiên cứu này, những nhà nghiên cứu tiếp theo sẽ nghiên cứu sâu hơn về cơ sở lý luận quản lý NNL để áp dụng nghiên cứu cho mô hình cơ quan hành chính Nhà nước; phân tích rõ hơn về thực trạng và xác định các nhân tố tác động, các mối quan hệ của nó để xây dựng các giải pháp thiết thực và có tính khả thi cao trong thực tế.

Do kiến thức và thời gian nghiên cứu còn hạn chế, Luận văn này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết; tác giả rất mong nhận được sự thông cảm và những ý kiến đóng góp hết sức quý báu của Quý thầy cô trong Hội đồng xét duyệt, Quý thầy cô của trường, bạn bè và các đọc giả./.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực tại UBND huyện long thành, tỉnh đồng nai đến năm 2020 (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)