Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực phục vụ hệ thống chính trị của huyện Long Thành đến năm 2020.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực tại UBND huyện long thành, tỉnh đồng nai đến năm 2020 (Trang 59 - 60)

Phó Chủ tịch Kinh tế Phó Chủ tịch Nông nghiệp Phó Chủ tịch Văn xã

3.1.2. Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực phục vụ hệ thống chính trị của huyện Long Thành đến năm 2020.

của huyện Long Thành đến năm 2020.

Căn cứ Quyết định số 2361/QĐ-UBND ngày 21/9/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt Chương trình Tổng thể đào tạo phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến năm 2020; UBND huyện Long Thành đã ban hành Quyết định số 1533/QĐ-UBND ngày 30/3/2012 về việc ban hành Chương trình đào tạo nguồn nhân lực giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2020. Bao gồm một số nội dung chính sau:

3.1.2.1. Quan điểm:

Phát triển nhân lực gắn với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế. Muốn vậy, phải tập trung phát triển nhanh lực lượng lao động được đào tạo ở các cấp độ khác nhau; bồi dưỡng xuyên suốt trong công tác quy hoạch phát triển nhân lực..

Phát triển nhân lực phải kết hợp đồng bộ giữa đào tạo, bồi dưỡng với đổi mới tuyển dụng, đánh giá, sử dụng và xây dựng chính sách đối với CBCC. Chính sách đào tạo phải tạo ra động lực kích thích CBCC tham gia học tập, khuyến khích CBCC không ngừng học tập nâng cao năng lực công tác.

Đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng CBCC là đầu tư cho phát triển; là nhiệm vụ quan trọng của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền và các đoàn thể. Đào tạo phải theo quy hoạch, kế hoạch và chiến lược công tác quản lý CBCC trong từng thời kỳ; gắn với sử dụng, đảm bảo đồng bộ, kế thừa và phát triển.

3.1.2.2. Mục tiêu:

* Mục tiêu chung:

Bổ sung nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị ở các cấp, đào tạo bổ sung nhằm tạo nguồn vững chắc cho các ban đảng, cơ quan quản lý nhà nước, đoàn thể các cấp. Trang bị, nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho đội ngũ công chức hành chính và CBCC cấp huyện, xã.

Xây dựng đội ngũ CBCC chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có đủ năng lực thi hành công vụ, tận tụy phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của huyện Long Thành, đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển để huyện Long Thành trở thành một huyện năng động nhất của tỉnh.

Tạo bước chuyển biến căn bản trong việc nâng cao năng lực, chất lượng hiêu quả đào tạo, bồi dưỡng CBCC; góp phần xây dựng đội ngũ CBCC chuyên nghiệp, vững vàng về nghiệp vụ, chính trị, có đủ năng lực và vận hành hệ thống chính trị hiệu quả.

* Mục tiêu cụ thể như sau:

- Tập trung đào tạo nguồn nhân lực có trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ để bổ sung cho các cán bộ lãnh đạo của các cơ quan chuyên môn thuộc huyện, các ban đảng, đoàn thể; phấn đấu đến năm 2020 toàn huyện có khoảng từ 15-20 Thạc sĩ, 5-7 Tiến sĩ và tất cả cán bộ lãnh đạo của các cơ quan hành chính cấp huyện phải có trình độ tối thiểu là Thạc sĩ.

- Yêu cầu đặt ra cho đội ngũ CBCC trong hệ thống chính trị phải hội đủ hai yêu tố, đó là phẩm chất đạo đức tốt và năng lực nghiệp vụ cao nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của huyện nói riêng, của tỉnh nói chung.

- Xây dựng các phải pháp một cách đồng bộ, xuyên suốt từ cấp xã đến cấp huyện, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC trong hệ thống chính trị.

- Quy hoạch CBCC trẻ tạo nguồn lực bổ sung vào các chức vụ, công việc đang thiếu hoặc sẽ thay thế các trường hợp CBCC không đáp ứng trình độ chuyên môn.

- Đối với CBCC cấp xã tập trung đào tạo trung cấp lý luận chính trị, đai học chuyên môn và bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, kỹ năng quản lý, điều hành cho đội ngũ cán bộ chủ chốt.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực tại UBND huyện long thành, tỉnh đồng nai đến năm 2020 (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)