Hiện trạng của các di tích

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hoá ở huyện nông cống thanh hoá (Trang 87 - 88)

Trải qua thời gian tồn tại hàng trăm năm của các khu di tích lịch sử văn hoá, điều kiện tự nhiên, ma nắng, bão lụt, là những di tích lộ thiên nên khó tránh khỏi sự xuống cấp. Thêm vào đó nhân dân ta phải đối mặt với hai cuộc kháng chiến ác liệt chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ nên không có thời gian chăm lo bảo vệ, chiến tranh tàn phá cũng làm cho các di tích h hỏng nhiều, ngày nay cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, xuất hiện những nhu cầu hiện đại hoá, các giá trị văn hoá truyền thống đang đứng trớc nguy cơ xuống cấp, với tốc độ đô thị hóa, kinh tế, giao thông đã ảnh hởng tới các di tích.

Là một di tích lịch sử văn hoá quốc gia, đền Vũ Uy là ngôi đền thờ vị anh hùng dân tộc có công với nớc, nhng hiện nay qua thực tế điền dã đã cho thấy quy mô công trình còn rất nhỏ bé, do thời tiết nên một số hạng mục công

trình làm bằng chất liệu gỗ đã bị mục mại, xuống cấp. Hai mái cong hình đao đã bị sụt lở và hệ thống cửa thì cha đợc kiên cố. Mặc dù nhân dân ta từ ngày giành độc lập đến nay đã chú tâm bảo vệ, giữ gìn và có những biện pháp chống xuống cấp, nhng do di tích đền Vũ Uy đợc xây dựng và trùng tu khá lâu nên đã bị h hỏng nhiều chỗ.

Cũng giống nh đền Vũ Uy, đền Lê Hiểm, Lê Hu cũng là một di tích lịch sử văn hoá quốc gia. Nhng đền Lê Hiểm, Lê Hu đã đợc trùng tu tôn tạo nhiều lần, với sự đóng góp của dòng tộc cũng nh nhân dân thì đền Lê Hiểm, Lê Hu đ- ợc tu sửa một cách chắc chắn và đẹp hơn.

Đối với di tích nhà thờ ba đời tiến sĩ, do đợc tôn tạo nhiều lần, gần đây nhất là năm 2008 nên những nét kiến trúc trong nhà nhà thờ đợc làm lại một cách chắc chắn hơn. Điều đó xuất phát từ tấm lòng thành kính, biết ơn của con cháu đối với tổ tiên có một truyền thống khoa bảng rực rỡ.

Khu di tích chùa Vĩnh Thái, cũng nằm trong những nguyên nhân chung đó là do thời gian chiến tranh lâu dài, đặc biệt năm 1946 do chủ trơng tiêu thổ kháng chiến của Đảng và Nhà nớc thì ngôi chùa đã bị phá, sau đó đã đợc khôi phục lại. Năm 2008 do không gian của ngôi chùa hơi chật hẹp, nên chùa đã xây thêm cung Tam Bảo bằng xi măng cốt thép để bài trí các tợng Phật trong chùa.

Đối với đình làng Xa Lý - là một ngôi đình cổ nhất Nông Cống, tuy nhiên nhìn tổng thể đình làng Xa Lý vẫn còn nguyên vẹn, nhng hai tàu mái cong hình đao đã có hiện tợng sụp, nhiều viên ngói đã bị h, một số nét điêu khắc trong đình làm bằng gỗ đã phai mờ.

Nhìn chung đối với các di sản văn hoá vật thể ở huyện Nông Cống đang ngày càng xuống cấp, cho nên đã trở thành mối quan tâm của mọi ngành, mọi cấp.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hoá ở huyện nông cống thanh hoá (Trang 87 - 88)