Giá trị lịch sử

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hoá ở huyện nông cống thanh hoá (Trang 74 - 76)

Những di tích lịch sử - văn hóa ở huyện Nông Cống đợc xây dựng và tồn tại lâu dài trải qua biến động thăng trầm của lịch sử, tồn tại cho đến ngày hôm nay đều bắt nguồn từ những sự kiện lịch sử, những công lao to lớn của những của những con ngời có thật trong lịch sử và gắn liền với một thời gian nhất định. Điều này nó cũng thể hiện mối quan hệ giữa tôn giáo ngoại nhập (sự du nhập của Phật giáo vào nớc ta với tín ngỡng bản địa của dân tộc nh tín ngỡng tổ tiên, thờ anh hùng dân tộc, thờ Thành hoàng làng). Một số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu của huyện Nông Cống đã đợc xếp hạng quốc gia nh đền thờ Vũ Uy, đền thờ Lê Hiểm, Lê Hu là minh chứng cho điều đó.

Xuất phát từ những đóng góp quan trọng của Vũ Uy trong lịc sử mà nhân dân địa phơng đã tởng nhớ, lập đền thờ để hơng khói, thờ phụng. Khi nhắc đến ngôi đền Vũ Uy mọi ngời đều có suy nghĩ về nhân vật Vũ Uy trong lịch sử, cuộc đời của Vũ Uy hiến dâng cho đất nớc. Vũ Uy có công lao to lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo, ông đã lập nên những chiến công lừng lẫy, góp phần vào việc đánh đuổi quân Minh giành lại độc lập tự chủ cho dân tộc. Và từ đó Vũ Uy đã đợc Lê Lợi phong là khai quốc công thần thời Lê.

Cũng từ những công lao mà Lê Hiểm, Lê Hu đã đóng góp cho triều Lê Trung Hng thế kỷ XVI, sau khi mất đợc nhân dân địa phơng lập đền thờ để thờ phụng. Khi mà đất nớc rơi vào giai đoạn khủng hoảng, trang chấp giữa các tập đoàn phong kiến, thì việc có những công thần nh Lê Hiểm, Lê Hu đã đóng góp

một phần nào đó vào sự tồn tại của triều Lê Trung Hng. Hai ông cũng đã đợc phong là bậc Khai Quốc Công thần.

Xuất phát từ truyền thống hiếu học của một dòng họ mà ba cha con ông cháu đều thi đỗ tiến sĩ và làm quan dới triều Lê Trung Hng đó là: Lê Nghĩa Trạch, Lê Sỹ Triệt và Lê Sỹ Cẩn. Từ quê hơng và dòng họ có truyền thống hiếu học, đã sản sinh ra những nhân tài đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đát nớc. Do đó khi mất đã đợc con cháu trong dòng họ lập đền thờ (nhà thờ ba đời tiến sĩ) để thờ cúng. Họ sẽ sống mãi trong lịch sử dân tộc và đợc ghi danh mãi mãi với câu thơ :

Tiến sĩ ba đời lừng đất Việt Công hầu một họ ánh trời Nam .

Sự tồn tại của ngôi chùa Vĩnh Thái (Vĩnh Thái Tự) cho chúng ta hiểu một phần nào đó về tình hình Phật giáo ở nớc ta lúc bấy giờ, tuy không còn là vị trí chính thống nhng vẫn là chỗ dựa tinh thần của các tầng lớp nhân dân trong xã hội, đáp ứng đời sống tâm linh của con ngời. Sau này đây còn là cơ sở hoạt động của các chiến sĩ cách mạng nh Nguyễn Văn Linh, Tố Hữu. Vì thế nên gọi là di tích lịch sử cách mạng chùa Vĩnh Thái.

Việc tôn thờ vị thần Cao Sơn và các danh tớng Tây Sơn làm thành hoàng, nhân dân làng Xa Lý luôn mong muốn cuộc sống của họ đợc yên bình, an lành. Họ đã gửi gắm niềm tin vào các nhân vật mà họ coi là phúc thần, là Thành hoàng của làng. Đây là một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa làng xã của Việt Nam. Cùng với những truyền thuyết về thành hoàng Cao Sơn và các sắc phong của các triều đại phong kiến đối với các vị thần cho chúng ta hiểu đợc phần nào về các triều đại phong kiến Việt Nam.

Có thể nói rằng Nông Cống là mảnh đất đã sản sinh ra những công thần có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dng các triều đại phong kiến Việt

Nam. Từ đó với những công trình kiến trúc nh đền, đình, chùa ... ta cũng phần nào thấy đợc sự phong phú và đa dạng về đời sống tinh thần của c dân, tuy đời sống kinh tế đang còn gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hoá ở huyện nông cống thanh hoá (Trang 74 - 76)