Chùa Vĩnh Thá

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hoá ở huyện nông cống thanh hoá (Trang 57 - 64)

2.2.4.1. Nguồn gốc lịch sử

Chùa Vĩnh Thái là một di tích lịch sử văn hóa lâu đời đợc xây dựng ở cuối thế kỷ XVI. Di tích chùa Vĩnh Thái gắn liền với việc hình thành làng Thỗ Ngõa (nay là làng Kim Sơn) và gắn với một nhân vật lịch sử là Mạc Đăng Khuê. Ông là một thân vơng nhà Mạc, khi nhà Mạc thất thủ ở Thăng Long ông đã đem gia nhân vào miền Trung, đến vùng đất còn hoang rậm này. Với con mắt của một nhà quân sự và kinh tế, ông biết nơi đây có dòng sông Hoàng giao thông đờng thủy tiện lợi, có Vực Thần lắm cá, có núi Hoàng Nghiêu cây cối

rậm rạp, lắm chim và khỉ, lắm hang động đẹp nh Hang Vàng, Hang Bạc, Hang Trống, Hang Chiêng, Hang Nớc..., có Thung Voi và thành Lê Chích thời Lê. Địa bàn c trú này đứng về mặt quân sự tiến thoái đều đợc, đứng về mặt kinh tế có thể khai hoang trồng lúa, đánh bắt cá, hái củi, làm đá, đặc biệt đất ở mấy khu vực có thể làm gạch ngói tốt...Do đó mà ông đã đặt tên cho mấy cánh đồng đó là Đồng Cháo, Đồng Đợc và định c lập ấp lấy tên là ấp Thỗ Ngõa (đất làm gạch ngói). Từ bấy giờ ông Mạc Đăng Khuê chiêu dân khai khẩn ngày càng đông vui, đất đai ngày càng rộng lớn rồi mở lớp dạy chữ cho trẻ em, dựng chùa cho ngời già đi lễ bái, hớng thiện. Khi ông mất dân làng đã tôn ông làm Phúc Thần, lập bia thờ cúng.

Sự việc trên đợc ghi rõ trong bia đá và trong gia phả họ Hoàng ở Kim Sơn. Cũng có thể xem ông Mạc Đăng Khuê là danh nhân của địa phơng, một trong những ngời khai cơ lập ấp của xã Hoàng Giang ngày nay.

Chùa Vĩnh Thái vào đầu thế kỷ XVII chỉ là ngôi chùa gỗ lợp lá kè gần Ngã Ba Riềng. Ngày nay vẫn còn cồn bãi lớn mang tên là Bãi Cồn Chùa trên cánh đồng Cháo của thôn Kim Sơn. Vì lụt lội nên sau khi chuyển vào chân núi Hoàng Nghiêu, khi chuyển đến đây cao ráo đã xây gạch, lợp ngói đặt tên là Vĩnh Thái tự, nh ý nguyện thái bình mãi mãi, có thái bình mới có thịnh trị.

Bên cạnh đó chùa Vĩnh Thái còn là một di tích cách mạng

Những năm đầu của thế kỷ XX có bà Nguyễn Thị Hòe là vợ ông Đào Đình Diệp, mẹ nhà học giả Đào Duy Anh nên nhân dân thờng gọi là bà Bát Diệp hay Bát Mợi (tên con cả). Chồng bà làm thừa phái ở huyện Nông Cống. Khi chồng mất buồn vì cảnh cô đơn, vì các con đi xa nên đã bán ngôi nhà 3 gian lấy tiền cúng vào chùa để đúc chuông lấy phúc và ở luôn đấy. Bà là ngời c- ơng trực, thẳng thắn, ghét sự bất công, hay giúp đỡ những ngời nghèo khó, có cảm tình với cách mạng. Các con bà đều hoạt động cách mạng nên huyện quan

Nông Cống nhiều lần gọi bà lên đe nạt, trấn áp nhng với lí lẽ cứng rắn bà đã làm cho chúng phải xanh mắt. Trong nhân dân vẫn còn có bài thơ ca ngợi:

Tôi nay Bát Mợi Cầu Quan Trời sai thánh độ, phật ban ở chùa Trả đời lí lẽ không thua

Thơng ngời ở phải, vua quan cũng kiềng Tạ ơn Phật, Thánh thiêng liêng Đến đây uống nhịn ăn kiêng ở lành Vĩnh Thái một ngọn uy linh Cửa này cải tử hoàn sinh nhiều ngời Càng trông phong cảnh càng tơi Kiệu mộc cha sắm đã mời thập phơng.

(Xem “Hơng đất Cầu Quan”)

Từ những năm 1930 trở đi trong huyện Nông Cống có phong trào vận động của Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội thì chùa Vĩnh Thái là nơi ẩn náu tốt cho cán bộ hoạt động bí mật vì sau chùa có nhiều hang động, cây rậm có lối thoát vào Thung Voi, vào Hang nớc để đi tắt theo núi từ Nhâm Cát, Hồi Cù về Yên Thái, Kim Sơn qua sông sang huyện Đông Sơn, Quảng X- ơng...Do đó mà chùa Vĩnh Thái từ 1940 - 1945 đã chính thức đợc chọn làm một cơ sở giao liên của xứ ủy Trung Kì (xem ý kiến của các lão thành cách mạng Hoàng Thế Uyên, Nguyễn Thị Ru, Đào Thị Đính, Hoàng Sĩ Oánh, Lê Văn Lãnh).

Nh trên đã nói về vị trí của chùa, về ngời trông coi chùa là bà Bát Mợi. Tạo thành thế hợp pháp để con cái bà thăm mẹ nh Đào Duy Kỳ (tổng bí th đoàn thanh niên dân chủ 1936 - 1939), Đào Duy Dếnh tức Đào Phan (xứ ủy Trung Kì, bí th thành ủy Huế), Đào Duy Dinh về dỡng bệnh, Đào Thị Đính (hoạt động

ở thành phố Huế) đã liên lạc hoạt động với Lê Hữu Kiều (Thanh Hóa), Hoàng Sĩ Oánh (Thọ Xuân), Võ Danh Thùy, Lê Văn Lãnh...ở Nông Cống để phát triển phong trào cách mạng. Chùa Vĩnh Thái là nơi ẩn náu của cán bộ địa phơng, là nơi tạm trú chốc lát của xứ ủy nh các đồng chí Mời Cúc (Nguyễn Văn Linh), đồng chí Lành (Tố Hữu), là nơi cất dấu, chuyển giao tài liệu mật của Đảng Cộng Sản.

Từ năm 1946 trở đi, thực hiện tiêu thổ kháng chiến chùa Vĩnh Thái đã bị phá nát. Trải qua những năm tháng kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chống bành trớng nhân dân phiêu tán vì quanh chùa có nhà ga có cầu sắt, cầu Vơng, có nhà máy xay xát, có xởng bát và xởng mỏ phốtphát...đều là trọng điểm bắn phá dữ dội. Dân 3 làng Kim Sơn, Yên Bình, Yên Thái có ngời đã chết vì bom đạn, làng xóm phải hứng chịu nhiều đợt bom phá. Đến năm 1996 mới khôi phục lại đợc chùa xa sau 50 năm tàn phế.

Chùa Vĩnh Thái (Vĩnh Thái Tự) ở dới chân núi Hoàng Nghiêu thuộc địa phận của ba thôn Yên Thái, Kim Sơn, Yên Bình thuộc xã Nhân Võng, tổng Văn Xá, huyện Nông Cống, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, nay là xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.

Từ trung tâm thành phố Thanh Hóa theo quốc lộ 1A đến Ngã Ba Voi theo đờng 10 đến ga Yên Thái cây số 13 rẽ tay phải vào chân núi Hoàng Nghiêu nơi có ngôi chùa Vĩnh Thái, khoảng cách từ ga xe lửa Yên Thái đến chùa Vĩnh Thái là 500 m.

2.2.4.2. Quá trình trùng tu tôn tạo

Chùa Vĩnh Thái đợc xây dựng từ thế kỷ XVI. Trải qua biến động của lịch sử nên chùa đã đợc trùng tu nhiều lần. Do không có sử sách ghi lại nên các lần trùng tu trớc không đây không rõ. Lần trùng tu gần đây nhất là năm 1940. Đến năm 1946 thực hiện phong trào tiêu thổ kháng chiến, chùa đã bị phá.

Năm 1996 nhân dân địa phơng và khách thập phơng đã đóng góp để tái tạo, xây dựng lại ngôi chùa trên nền móng cũ. Tuy nhiên quy mô nhỏ hơn trớc.

Chùa Vĩnh Thái có kiến trúc, điêu khắc đơn giản, cho nên ngày nay quy mô kiến trúc của ngôi chùa đã đợc làm mới hoàn toàn chỉ dựa trên nền móng cũ.

2.2.4.3. Đặc điểm thờ tự

Chùa Vĩnh Thái nh thông lệ cũng giống các ngôi chùa khác thờ Phật bao gồm hệ thống tợng Adiđà, Quan thế Âm Bồ Tát, Di Lặc, Thích Ca Mâu Ni. Mặt khác do sự hỗn dung về mặt tôn giáo tín ngỡng cho nên phần lớn các ngôi chùa ở Việt Nam không thuần túy là thờ Phật mà còn thờ thần, thánh, các danh nhân lịch sử văn hóa. Ta thờng thấy hiện tợng tiền Phật hậu Thần hay tiền Phật hậu Mẫu. Do đó chùa Vĩnh Thái cũng không nằm ngoài quy luật này, ngoài thờ Phật Thích Ca Mâu Ni thì còn thờ Mẫu.

2.2.4.4. Đặc điểm kiến trúc điêu khắc, bài trí

*Cấu trúc chùa

Toàn bộ khu di tích, khuôn viên của chùa có diện tích 2000 m2.

Chùa Vĩnh Thái gồm ba dãy ngang, mỗi dãy từ hai đến ba gian tạo thành hình chữ tam. Dãy trớc là tiền đờng, dãy thứ hai là trung đờng, dãy thứ ba là hậu cung (nhỏ hơn). Mỗi dãy nhà ở độ cao chênh nhau 0,5 m, kiến trúc đơn giản không cầu kì, chạm trổ. Kiến trúc theo kiểu vì kèo, tuy nhiên vật liệu để xây dựng chùa bây giờ chủ yếu là gạch, xi măng cốt thép. Vẻ đẹp của kiến trúc không đợ thể hiện một cách rõ nét.

Hậu cung: Có chiều dài 5 m, rộng 3 m, mái lợp ngói có mũi cong hình đao.Toàn bộ đều đợ xây bằng gạch.

Trung đờng: Vì đang tiến hành tu sửa vào năm 2009 với việc xây thêm nhà để đa các tợng Phật ở cung Tam Bảo vào đó. Cho nên trung đờng đang sử dụng một phần sân trớc hậu cung.

Tiền đờng: Bao gồm ba gian, đợc kết cấu theo kiểu vì kèo bê tông cốt thép có chiều dài 7 m, rộng 2,5 m.

Ngoài ra còn có môt ngôi nhà gỗ ba gian lợp kè, đây chính là nhà thờ Tổ s của ngôi chùa. Bên cạnh đó do chùa Vĩnh Thái là một di tích cách mạng, nên trong chùa còn làm một ngôi nhà gỗ ba gian, với bốn vì kèo, mái lợp kè để thờ và lu niệm cố tổng bí th Nguyễn Văn Linh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong khuôn viên của ngôi chùa, bên cạnh gốc cây Bồ Đề là tợng Thích Ca Mâu Ni, đằng sau núi Hoàng Nghiêu thờ tơng A Di Đà.Trớc sân chùa là một cái hồ (thủy đình) có tạc tợng phật Quan Âm Bồ Tát ở giữa hồ.

*Đặc điểm bài trí

Hậu cung: Ban thứ nhất có ba pho tợng tam thế

Ban thứ hai có hai tợng A di đà, tợng Thiên Thủ Nhỡn Ban thứ ba có tợng Thích Ca Sơ Sinh.

Trung đờng:

Ban thứ nhất là một bát hơng cộng đồng. Hai bên tả hữu có ban thờ:

Bên tả là tợng Thánh Tăng A Nam Đà Bên hữu là tợng Đức Ông

Ngoài ra có bia ghi công đức thập phơng và các bản xác nhận chùa Vĩnh Thái là cơ sở giao liên của xứ ủy Trung Kỳ của các bậc lão thành cách mạng tiêu biểu nh:

Nguyễn Thị Ru ở Phơng Mai - Hà Nội Hoàng Thế Uyên ở Ba Vì - Hà Tây Lê Văn Lãnh ở Triệu Sơn - Thanh Hóa Hoàng Sĩ Oánh ở Thọ Xuân - Thanh Hóa

Và các vị đã từng hoạt động tại chùa (có cả ảnh của những ngời đã khuất nh Đào Duy Kỳ, Đào Duy Dếnh, Đào Duy Dĩnh, Bà Bát Mợi).

Tiền đờng:

Là nơi thờ các Mẫu tợng trng cho bốn môi trờng sinh thái gắn với đặc điểm của dân tộc Việt Nam là văn hóa lúa nớc.

Trong tiền đờng có 4 tợng Mẫu: Mẫu Thiên, Mẫu Địa, Mẫu Thoải, Mẫu Ngàn. Ngoài ra có một tợng Đức Thánh Trần (Đức Trần Hng Đạo Đại Vơng). Các tợng ở di tích chùa Vĩnh Thái đều là tợng gỗ sơn son thiếp vàng đợc chế tác tại Sơn Động (Hà Tây), một làng nghề truyền thống làm tợng, có nét độc đáo.

Các tợng ở di tích chùa Vĩnh Thái đều do hội Chân Tâm bảo trợ, di tích trực thuộc sở văn hóa thông tin Hà Nội mà cố giáo s Trần Quốc Vợng làm chủ tịch hội, Phó giáo s tiến sĩ Trần Lâm Biền là phó chủ tịch hội đã công đức.

Chùa có 4 câu đối chữ Hán - Nôm đắp trên tờng là: 1. Thạch kính hữu trần, phong tự tảo

Thiền môn vô tỏa nguyệt thờng lâm

(Đờng đá có bụi gió quét sạch

Cửa chùa không đóng trăng thờng soi). 2. Phật pháp hng sùng, thiền môn quảng đại Nhân dân an lạc, thế giới an bình.

(Phật pháp chấn hng cửa chùa rộng rãi Nhân dân yên vui thế giới yên bình). 3. Phơng tiện môn, vãng lai do cát Từ bi đạo, xuất nhập hanh thông.

Đạo từ bi xuất nhập đều thông). 4. Nhập môn,khẩu niệm Nam mô thật Xuất xử tẩm trì Bát Nhã kinh.

(Vào cửa miệng nam mô phật ứng xử lòng giữ kinh Bát Nhã).

Nh vậy chùa Vĩnh Thái với lịch sử hình thành lâu đời, tuy nhiên do biến động của lịch sử thì đến ngày hôm nay chùa đã và đang đợc xây dựng lại,nhng với nét kiến trúc đơn giản, không cầu kì. Đây cùng là ngôi chùa có một không hai ở huyện Nông Cống đợc xếp hạng di tích văn hóa cấp tỉnh. Giá trị của nó còn đợc thể hiện ở việc nó là một di tích cách mạng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hoá ở huyện nông cống thanh hoá (Trang 57 - 64)