5. Arthropoda
3.3.1. Thu thập và phân lập từ mẫu côn trùng đã bị nhiễm chủng nấm
a, Thu thập mẫu nấm ký sinh côn trùng
Nấm ký sinh côn trùng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường trong điều kiện môi trường có thời tiết ẩm ướt (nhiệt độ 15 - 300C và độ ẩm 75 - 100%). Nơi thu thập thường là ở các vùng bằng phẳng hoặc độ dốc không quá lớn nơi có đất tơi xốp.
Mẫu nhiễm nấm có thể ở trên lá hoặc thân cây, trong đất, trên các tàn dư cây cỏ… b, Phân lập từ mẫu côn trùng đã bị nhiễm nấm
Sau khi thu thập về thì tiến hành phân loại sơ bộ loài. Các loài được định loại dựa vào đặc điểm hình thái bên ngoài, màu sắc, cấu trúc của dạng sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Cũng có thể phân loại theo loài côn trùng đã bị nhiễm nấm. Tiến hành quan sát bào tử để định dạng loài chính xác. Dựa vào cấu trúc bào tử (kích thước và hình dạng), quả thể, sợi nấm và màu sắc ở bên ngoài.
Kết quả phân lập cho thấy loài Beauveria bassiana được thu thập từ mẫu một loài côn trùng thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera). Loài Beauveria amorpha thu từ trên mẫu một loài côn trùng thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera) và loài Paecilomyces
sp1. thu được từ một mẫu côn trùng thuộc bộ cánh vảy Lepidoptera tuy nhiên chưa xác định được tên loài.
Tiến hành phân lập trên môi trường PDA, nuôi cấy trong đĩa petri. Khi các bào tử đã xuất hiện ra bên ngoài:
Bước 1: Dùng dụng cụ phân lập vô trùng để lấy các bào tử.
Bước 2: Rải đều bào tử lên môi trường PDA (agar) có chất kháng sinh. Bước 3: Bảo quản trong tủ nuôi cấy ở nhiệt độ 20 - 250C.
Bước 4: Quan sát hàng ngày tất cả các đĩa phân lập dưới kính hiển vi soi nổi. Cấy chuyển các bào tử EPF đã nảy mầm.
Bước 1: Quan sát đĩa môi trường dưới kính hiển vi soi nổi để tìm bào tử đã nảy mầm. Bước 2: Cắt môi trường xung quanh bào tử đã nảy mầm.
Bước 3: Chuyển các khối bào tử đó sang đĩa môi trường khác. Bước 4: Cấy chuyển tiếp nếu đĩa vẫn bị nhiễm khuẩn.