Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ sâu hại kho

Một phần của tài liệu Hiệu lực phòng trừ sâu mọt hại kho nông sản của một chế phẩm nấm ký sinh côn trùng (Trang 37 - 39)

Tác giả Vũ Quốc Trung (1978) đã đánh giá, nước ta là nước nhiệt đới ẩm, có những điều kiện về nhiệt độ, ẩm độ thích hợp cho sự phát sinh phát triển của sâu hại kho, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác bảo quản nông sản nói chung và phòng trừ sâu hại nói riêng còn nhiều hạn chế, do đó thiệt hại do chúng gây ra là rất lớn. Ở nước ta, công tác phòng trừ sâu hại kho có một tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt, nếu làm tốt sẽ mang lại lợi ích kinh tế rất to lớn [25].

Trong điều kiện nước ta do sự thiếu thốn về trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật nên biện pháp hoá học là chủ yếu để phòng trừ sâu hại kho trong quá khứ và hiện nay. Điều này dẫn đến sự kháng thuốc của các loài côn trùng gây hại trong kho.

Theo báo cáo tổng kết của Trung tâm Phân tích giám định và thí nghiệm Kiểm dịch thực vật (2000), hiện nay các loại thuốc được chấp nhận sử dụng trừ côn trùng trên nông sản bảo quản còn rất hạn chế, chủ yếu là Phosphine, Sumithion và DDVP, trong đó Sumithion là loại thuốc được sử dụng rộng rãi và nhiều hơn cả do giá thành rẻ, đặc biệt là trong hệ thống kho dự trữ quốc gia, nơi bảo quản thóc sau thu hoạch lớn nhất nước ta. Nhưng thời gian gần đây, ở các kho dự trữ quốc gia Thái Bình thường xuyên ghi nhận hiện tượng côn trùng bùng phát thành dịch dữ dội sau khi sử dụng loại thuốc này mặc dù liều lượng sử dụng được tăng lên 2 - 3 lần so với hướng dẫn. Đặc biệt tại kho Nụ - Tổng kho dự trữ quốc gia Kiến Hải - Thái Bình, liều lượng thuốc Sumithion sử dụng đã được tăng lên

gấp 12 lần so với khuyến cáo nhưng loài Rhyzopertha dominica tại kho này vẫn không bị tiêu diệt.

Nhận xét về tính kháng thuốc Phosphin của một số loài mọt hại kho ở khu vực Hà Nội, Dương Minh Tú và Nguyễn Thị Kiều Oanh (1994) có kết luận rằng: Qua nghiên cứu với các dòng thuộc 3 loài mọt ở khu vực Hà Nội đã phát hiện loài

Tribolium castaneum, Sitophilus oryzae kháng thuốc Phosphin [4].

Nghiên cứu của Hoàng Trung và cs (1996) [8] về mức độ kháng thuốc Phosphine và DDVP của 3 loài mọt Tribolium castaneum, Sitophilus oryzae,

Rhyzopertha dominica gây hại chính ở 6 tỉnh miền Trung Việt Nam.

Kết quả khảo sát hiệu lực hai loại thuốc Phosphine và Guchungjing thì thuốc Phosphine ở liều lượng 3g/m2 trong 72 giờ đã tiêu diệt 100% các loài mọt điều tra được ở kho. Thuốc Guchungjing ở nồng độ 1/1000 xử lý mọt ở phòng thí nghiệm thì có tác dụng từ từ và sau 30 ngày thì đạt kết quả tỷ lệ chết của mọt gần 100% (Nguyễn Quốc Hương, 1999) [14].

Sử dụng các loại thuốc thảo mộc được chiết xuất từ các loại cây thuốc, cây dược liệu thông thường như cây Neem Ấn Độ, cây hoa cúc…

Trong công việc vừa qua Trung tâm Công nghệ hoá học (Viện KHNNVN) đã sản xuất thành công chế phẩm thảo mộc BQ-01, bước đầu xác định thấy có khả năng xua đuổi các loài sâu mọt hại kho. Ngoài ra Hà Quang Hùng và Nguyễn Minh Màu đã nghiên cứu về côn trùng hại kho và phòng trừ bằng biện pháp sinh học. Trong lĩnh vực phòng trừ sâu hại kho, biện pháp sinh học là biện pháp ít được sử dụng và mang lại hiệu quả phòng trừ thấp hơn các biện pháp khác.

Những kết quả gần đây tập trung vào việc đánh giá và tìm các biện pháp phòng trừ hiệu quả như: Các kết quả sử dụng tia bức xạ gama diệt mọt đậu xanh

Callosobruchus maculatus của Đinh Ngọc Lâm, Bùi Công Hiển và cs (1985 - 1987). Sử dụng hợp lý các biện pháp phòng trừ côn trùng hại thóc và ngô bảo quản của Bùi Công Hiển và Phạm Trí Dũng (1986).

Haines (1984) [36], cho rằng có thể ứng dụng thiên địch trong phòng trừ tổng hợp côn trùng hại kho, chúng bao gồm thiên địch ăn thịt (Predator) và thiên địch

ký sinh (Parasite). Nhóm ăn thịt gồm nhóm ăn thịt bắt buộc (Obligate Predators) và nhóm ăn thịt không bắt buộc (Facultative Predators). Côn trùng hại kho còn có thể bị ký sinh bởi các loài mạt, như các loài ký sinh thuộc giống Pyemotes và loài

Acarophenas tribolii thuộc bộ Prostigmata. Chúng sống trên bề mặt cơ thể côn trùng, tấn công vào phần kitin mềm, chọc vào lớp vỏ, đeo hút dịch cơ thể côn trùng. Một số vi sinh vật như vi khuẩn Bacilus thuringiensisAmip Triboliosystis, Mattesia, Nosema, Adelina… cũng thuộc nhóm ký sinh đối với côn trùng kho (được trích dẫn bởi Nguyễn Hữu Đạt, 2001). Theo điều tra của Chi cục kiểm dịch thực vật vùng II trong năm 1997, đã ghi nhận có 6 loài thiên địch thuộc 4 họ trong 4 bộ là Cheyletus sp. (họ Acaridae, bộ Arachnida), loài này ăn thịt côn trùng thuộc nhóm Liposcelis spp., Tenebroides mauritanicus (bộ Coleoptera) ăn thịt một số côn trùng như Lasioderma serricorne, Stegobium paniceum; Xylocoris flavipes được ghi nhận là ăn thịt các loài côn trùng như Tribolium spp., Ephestia

spp.…và bộ Hymenoptera có 2 loài thiên địch là Anisopteromalus canlandrae (họ Pteromalidae), Bracon hebetor (họ Braconidae), chúng ký sinh trên một số loài thuộc bộ Coleoptera và Lepidoptera (dẫn theo Trần Văn Mĩ, 2004).

Nghiên cứu bước đầu về loài bọ xít bắt mồi Xycoloris flavipes Reuter (Hemiptera: Anthocoridae) thiên địch của mọt bột đỏ Tribolium castaneum Herbst (Hà Thành Hương, Nguyễn Viết Tùng và cs, 2004) [6] cho thấy cả ấu trùng và trưởng thành của Xycoloris flavipes đều có khả năng khống chế T. castaneum tăng dần theo thời gian phát dục.

Một phần của tài liệu Hiệu lực phòng trừ sâu mọt hại kho nông sản của một chế phẩm nấm ký sinh côn trùng (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w