Ngày nay, những hiểu biết của chúng ta về các biện pháp hay các phương pháp phòng trừ côn trùng gây hại nói chung và côn trùng hại kho nói riêng thật phong phú. Về nguyên tắc có thể nói rằng các biện pháp phòng trừ được ứng dụng để phòng chống côn trùng nói chung cũng có thể sử dụng để phòng trừ côn trùng hại kho (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [1].
Do đặc trưng của hệ sinh thái kho, nên chỉ có thể khai thác một số tiềm năng của phòng trừ sinh học.
Arbogast (1984) [34] đã trình bày tổng quát hiện trạng sử dụng và viễn cảnh của phòng trừ sinh học đối với côn trùng hại kho, rồi kết luận rằng mặc dù giá trị tiềm năng của biện pháp phòng trừ sinh học được thừa nhận là rất lớn, nhưng về mặt kỹ thuật đang còn mới phôi thai.
Nakakita và cs (1991) [44] đã tìm thấy 3 loài ký sinh là Chaetospila elegans,
Proconura sp. và Bracon hebetor và 4 loài ăn thịt gồm kiến (có 4 - 5 loài phổ biến), Xylocoris flavipes, Scenopinus fenestralis và bò cạp giả Chelifer sp. cùng sinh tồn với các côn trùng hại kho ở Thái Lan. Ngoài ra tác giả còn lưu ý loài thạch sùng luôn có mặt trong kho và chúng sinh sống bằng việc săn bắt các côn trùng bò đậu trên tường kho, trần kho.
Kết quả nghiên cứu của J. H. Brower và cs (1996) [34] đã cho biết loài bọ xít bắt mồi Xylocoris flavipes Reuter có khả năng tấn công 16 loài côn trùng hại kho thuộc bộ Coleoptera và Lepidoptera. Đặc biệt loài bọ xít bắt mồi nàu có khả năng
tấn công ở tất cả các pha của mọt bột đỏ Tribolium castaneum Herbst (Lecato, 1976).
Taro Imamura, Mika Murata và Akihiro Miyanoshita (2007) [49] đã nghiên cứu khả năng bắt mồi ăn thịt của các loài thuộc bộ Hemiptera đối với các loài côn trùng hại kho.
Các nghiên cứu về sử dụng các loài thiên địch (bắt mồi ăn thịt và ký sinh) được nhiều nhà khoa học quan tâm (Brower, 1983; Keever et al., 1985; Cline et al., 1986; Awadallah và Afifi, 1990; Wen và Brower, 1994; Donnelly và Philips, 2001; Nishi và Takahashi, 2002). Tác giả Akinori Nishi và cs (2003) [49] đã nghiên cứu về khả năng bắt mồi ăn thịt của loài Ambophilus venator (Klug) bộ Hemiptera đối với loài Tribolium confusum Jacquelin gây hại kho nông sản.
Côn trùng thuộc các bộ Coleoptera, Heteroptera và Hymenoptera được thừa nhận là có khả năng tấn công vào côn trùng hại kho và là yếu tố trong phòng trừ sinh học.
Nghiên cứu của Bare (1942) đã phát hiện một số mò mạt (Acarina) có thể ăn thịt côn trùng và mò mạt khác trong kho.
Kent-Jones và Amos (1957) đã nhận xét ong ký sinh có giá trị hạn chế sự phát triển của các loài thuộc giống Tribolium.
Cho đến nay người ta đã được biết có một số vi khuẩn, nấm và nguyên sinh động vật có thể xâm nhập vào cơ thể côn trùng rồi lây nhiễm bệnh, gây dịch bệnh chết hàng loạt.
Mc Gaughey (1980) [33] đã thông báo việc xử lý trên bề mặt hạt, khoảng 10 cm với một lượng nhỏ chế phẩm Bacillus thuringiensis, đã hạn chế khoảng 81% quần thể ngài thóc Ấn Độ (Plodia interpunctella) và ngài bột điểm (Ephestia cautella), kết quả hạn chế tới hơn 92%.
Sukprakarn (1990) [47] có thông báo đã sử dụng Bacillus thuringiensis để phòng trừ ngài gạo (Corcyra cephalonica) trong kho bảo quản gạo ở Thái Lan.
Việc tạo ra các dòng kháng chống lại được sự tấn công của côn trùng là một mặt rất quan trọng của phòng trừ sinh học. Như dạng mày ngô dày sẽ hạn chế sự
tấn công của mọt và ngài ăn hạt; các hạt bị dập vỡ hay vỏ trấu bị xây xát dễ bị xâm nhiễm hơn so với hạt nguyên vẹn; một số hạt có chứa chất hoá học kháng sinh đã khước từ được sự tồn tại của côn trùng…
Dgobie (1975)[34] đã thí nghiệm giữa loài mọt ngô (Sitophilus zeamais) với một số chúng loại ngô khác nhau nhận xét thấy ban đầu số lượng trứng được đẻ gần tương đương nhau, nhưng việc để kháng lại thể hiện ở việc sống sót của ấu trùng để sau này thành trưởng thành. Do vậy, dòng ngô lai Kenia H622 có sức đề kháng kém hơn ngô vàng Kenia tới 3 lần và thời gian vòng đời của mọt cũng nhanh hơn 14%.
Trong đó biện pháp bức xạ ion hoá được ứng dụng khá nhiều. Người ta đã sử dụng tia bức xạ gamma, gia tốc điện từ, hạt bêta (Robertsin, 1974) và nơtron (Hooper, 1971; Smittle và cs, 1971) để giết chết côn trùng hoặc làm chúng bất thụ hoặc suy nhược. Nhìn chung ở liều chiếu xạ 0,5 kGy đã đủ gây bất thụ các loài ngài Lepidoptera và chỉ ở mức 0,25 kGy đã gây bất thụ các loài cánh cứng Coleoptera. Loaharanu và cs (1972) nhận thấy liều 1,7 kGy đối với ngài Corcyra cephalonica đã cho kết quả LD 99, còn theo Cogburn và cs (1973), ấu trùng ngài
Ephestia cautella chỉ sống đến 4 tuần sau khi bị chiếu tia gamma với liều 1 kGy
(dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [1].
Kết quả của La Hue (1977) [41] nghiên cứu thì cho thấy bột điatomit rất có hiệu quả, khi trộn lẫn vào lúa mì với tỷ lệ 1785 g/tấn đã ngăn chặn được sự phát triển của một loạt các loài mọt gây hại phổ biến như Cryptolestes pusillus,
Sitophilus oryzae, Sitophilus granarius, Rhyzopertha dominica, Oryzaephilus surinamensis, Trogodermaparabile, Tribolium castaneum và Tribolium confusum.
Hiện nay biện pháp phòng trừ hóa học được xem là ứng dụng rộng rãi nhất do hiệu lực tác động nhanh và tương đối dễ sử dụng.
Golod và Webley (1980) [33] đã thống kê được một số loài cây được dùng để chiết xuất ra các loại thuốc trừ sâu thảo mộc như cây xoan Ấn Độ (Azadirachta indica), cỏ mật (Acorus calamus), cây ruốc cá (Derris spp.), cây thuốc lá…
Thuốc trừ sâu được sử dụng trong kho hạn chế hơn so với thuốc trừ sâu trên cây trồng, chủ yếu thuộc nhóm lân hữu cơ và pyretroit, dạng thuốc xông hơi.
Kiểm soát Sitophilus zeamais với thuốc bột thực vật dạng đơn kết hợp với CaCO3 trong kho ngô (Silva G., Lagunes A. và Rodriguez J., 2003) [51]. Các loài thực vật có các độc tố khác nhau kết hợp với CaCO3 thành dạng bột đem xử lý với mọt Sitophilus zeamais cho tỷ lệ chết của mọt rất cao, đạt cao nhất là 100%.
Thử nghiệm trên nông sản so sánh hiệu lực của nấm B. bassiana với thuốc pirimiphos methyl + deltamethrin và chiết xuất từ cỏ chanh để bảo vệ đậu tránh mọt đậu xanh Callosobruchus maculatus (A. J. Cherry, P. Abalo và cs, 2007) [28].
Sử dụng biện pháp phòng trừ sinh học và cơ học đối với loài mọt gạo
Sitophilus oryzae (Eric Lucas và Jordi Riudavets, 2002) [36]. Kết hợp giữa biện pháp sinh học và cơ học được tiến hành trong kho để đánh giá tác động của mọt gạo Sitophilus oryzae trong lúa. Phương pháp cơ học bao gồm áp dụng quy trình làm nhẵn truyền thống trước và sau khi phá hại và biện pháp sinh học là sử dụng các loài ký sinh như Anisopteromalus calandrae và Lariophagus distinguendus.
Tác dụng xua đuổi của tỏi dùng để phòng trừ sâu mọt hại kho (Rahman G., K. M. Mustafizur và Motoyama Naoki, 2000) [47].