tr sâu m t h i khoừ ọ ạ
Hiện nay trên thế giới, có nhiều nghiên cứu về sử dụng nấm ký sinh côn trùng để phòng trừ sâu mọt hại kho. Các kết quả cho thấy tính khả thi của việc sử dụng nấm kiểm soát các loài sâu mọt hại kho là rất cao.
Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm của Govindan S. và cs (2000) [35] về hiệu lực của loài nấm Beauveria bassiana phòng trừ mọt gạo Sitophilus oryzae L. cho kết quả tỷ lệ chết đến 75,8% sau 25 ngày xử lý.
Sự xuất hiện Beauveria bassiana trên côn trùng hại kho ngô ở Kenya (theo nghiên cứu G. I. Oduor, S. M. Smith và cs, 2000) [45]. Tìm thấy trong 124 trang trại ở 12 huyện sản xuất nông nghiệp.
Sử dụng nấm Beauveria bassiana phòng trừ ba loài Sitophilus oryzae,
Tribolium castaneum, Acanthoscelides obtectus gây hại trong kho lúa mỳ cứng và đậu. (S. Padin và cs, 2001) [46].
Ký sinh của nấm B. bassiana lên trưởng thành của Tribolium castaneum (S. B. Padin, G. M. Dal Bello và A. L. Vasicek, 2007) [46] cho thấy ở liều lượng nấm thấp hơn cho tỷ lệ chết của mọt thóc đỏ thấp hơn. Sau 14 ngày xử lý chỉ đạt hơn 50%.
Ảnh hưởng của các công thức khác nhau của nấm Beauveria bassiana lên
Sitophilus zeamais (Hidalgo E., Moore D., Lepatourel G., 1998). Người ta sử dụng các chất phụ gia kết hợp với bào tử nấm để tạo thành các loại thuốc bột, thuốc có dạng nhũ tương, như viên cải dầu được hiđro hoá [38].
Ảnh hưởng của công thức bột ba chủng nấm ký sinh côn trùng để phòng trừ mọt gạo Sitophilus oryzae trong lúa (Hendrawan S. và Yusof I., 2006) [37]. Các chủng nấm Beauveria bassiana và Metarhizium anisopliae được kết hợp với bột trơn, bột kaolin và bột sắn rồi trộn lẫn vào thóc gạo đã thả mọt gạo vào. Kết quả cho thấy công thức với kaolin cho tỷ lệ chết cao nhất đến 98,75%.
Ảnh hưởng của nấm B. bassiana đến Prostephanus truncatus, Sitophilus zeamais và sự mất mát trong kho ngô ở Benin (W. G. Meikle và cs, 2000). Người ta cũng chứng minh được tính độc và tính bền vững của nấm trong kho sau một thời gian dài [47].
Nghiên cứu nấm B. bassiana là tác nhân phòng trừ sinh học đối với loài
Oryzaephilus surinamensis L. (Tanya Searle và Julian Doberski, 2003) cho thấy giảm 91% số lượng mọt ở cả giai đoạn ấu trùng và nhộng khi xử lý với nấm.
Sự nhảy cảm của Sitophilus zeamais và Prostrphanus truncatus đối với nấm côn trùng tại Etiopia (A. Kassa, G. Zimmermann và cs, 2002) [28] cho thấy tỷ lệ chết của mọt sau khi xử lý với nấm lên đến 92 - 100% chỉ sau 3,58 - 6,28 ngày.
Nghiên cứu đánh giá ở các trạng thái khác nhau của hai loài nấm B. bassiana
và M. anisopliae để phòng trừ Callosobruchus maculatus trong kho đậu (A. J. Cherry và cs, 2004) [32]. Sử dụng nấm ở dạng dung dịch nước và dạng bột để diệt
mọt Callosobruchus maculatus cho thấy ở nồng độ càng cao thì hiệu lực của nấm càng tốt.
Hiệu lực trừ sâu của B. bassiana kết hợp với 3 loại tảo cát phòng trừ Sitophilus granarius (C. G. Athanassiou và T. Steenberg, 2006) [37] thí nghiệm được tiến hành ở các mức nhiệt độ và ẩm độ khác nhau cho thấy hiệu quả đạt được rất tốt.
Sự kết hợp giữa loài nấm Beauveria bassiana với một số loài ong ký sinh
Lariophagus distinguendus F., Anisopteromalus calandrae H. cho thấy tỷ lệ hạn chế được sâu hại lên đến 99,9% (Lise Stengard Hansen và Tove Steenberg, 2006).
T. N. Vassilakos, C. G. Athanassiou và cs (2006) đã nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu lực trừ sâu của nấm B. bassiana kết hợp với tảo cát đối với loài mọt đục hạt nhỏ Rhyzopertha dominica và mọt gạo Sitophilus oryzae trong kho lúa mỳ. Kết quả cho thấy ở nhiệt độ 260C thì hiệu lực của nấm đạt cao hơn cả.
Jeffrey C. Lord (2005) [40] cũng đã nghiên cứu trong điều kiện ẩm độ thấp, nhiệt độ vừa phải và nấm Beauveria bassiana ở dạng bột tác động đến mọt đục hạt nhỏ Rhyzopertha dominica thấy rằng ở ẩm độ 43% thì làm giảm sự sản sinh của mọt đục hạt hơn so với mức ẩm độ 75%.
Ảnh hưởng của sự kết hợp giữa nấm ký sinh B. bassiana với tuyến trùng để tiêu diệt Curculio caryae (Coleoptera: Curculionidae). Người ta đã sử duụng các loài tuyến trùng Heterorhabditis indica hoặc Steinernema carpocapsae kết hợp với nấm B. bassiana. Ngoài ra kết quả còn cho thấy khả năng kết hợp giữa H. indica với loài nấm Mertarhizium anisopliae cũng có hiệu lực trừ mọt Curculio caryae (David I. Shapiro-IIan et al., 2003) [51].
Jeffrey C. Lord (2000) [40] đã tiến hành nghiên cứu sự kết hợp giữa ong ký sinh
Cephalonomia tarsalis (Hymenoptera: Bethylidae) với nấm ký sinh B. bassiana
(Hyphomycetes: Moniliales) tác động lên ký chủ là loài mọt răng cưa Oryzaephilus surinamensis (Coleoptera: Silvanidae). Kết quả cho thấy hiệu lực tiêu diệt đạt 52,7% mà các bào tử tự do của nấm B. bassiana không tác động đến ong C. tarsalis.
Nghiên cứu so sánh tính nhạy cảm của trưởng thành Sitophilus granarius L. (Coleoptera: Curculionidae) và ấu trùng ngài Galleria mellonella L. (Lepidoptera:
Pyralidae) đối với loài nấm ký sinh Beauveria bassiana (Bals.) Vuill. (M. Hluchy và A. Sam In Akova, 2003) [51].