- Điều tra, thu thập mẫu được tiến hành định kỳ 15 ngày/1 lần. Phương pháp lấy mẫu theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) Kiểm dịch thực vật, phương pháp lấy mẫu TCVN 4731 - 89.
• Điều tra định tính
- Thu thập mẫu: Chủ yếu thu bắt trưởng thành, sâu non, nhộng qua quan sát bằng mắt nơi chúng tập trung như nền kho, góc kho, kẽ nứt, chân tường. Các vật dụng làm kệ, kê lót hàng, nơi lưu trữ tập trung bao bì, nơi ẩm thấp, nơi có nhiều hàng tồn đọng lâu, hàng mục nát…
- Khi bắt mọt cánh cứng: Dùng ống hút côn trùng hoặc bút lông, kẹp gạt côn trùng rơi vào miệng ống nghiệm rồi dùng nút bông bịt ống nghiệm lại. Nơi có nhiều sản phẩm bị hại, vật phẩm mục nát thì dùng rây nhiều cỡ để rây, tách côn trùng.
- Đối với trưởng thành cánh vảy khi thu bắt cần chú ý chúng có tính bay ngược lên phía trên. Do vậy khi đặt ống nghiệm cần đón đầu rồi dùng bút lông gạt nhẹ vào ống nghiệm. Ngoài ra còn có thể dùng vợt để thu bắt trưởng thành khi chúng đang bay hoặc ở vị trí cao.
- Đối với sâu non, nhộng: Cần lưu ý các kẽ nứt, chân tường, nơi có các vật phẩm mục nát… thu thập các mẫu hàng bị hại mang về phòng bóc, tách để tìm chúng.
• Điều tra định lượng
- Thu mẫu theo quy tắc lấy 5 điểm trên đường chéo góc và vị trí các điểm theo từ tự từ 1 đến 5 được quy định (tính từ cửa kho): Điểm 1 là góc trái ngoài, điểm 2 là góc phải ngoài, điểm 3 là góc trái trong, điểm 4 là góc phải trong và điểm 5 là ở giữa kho.
- Tuỳ theo độ cao và hình thức bảo quản để chia thành các tầng khác nhau trong một kho: Lớp trên (ở độ sâu 0,5 m tính từ mặt đống nông sản), lớp giữa (ở độ sâu 1 - 1,5 m tính từ mặt đống nông sản), lớp dưới (ở độ sâu 2 m tính từ mặt đống nông sản). Riêng ở kho thức ăn gia súc số điểm điều tra phụ thuộc vào số chủng loại mặt hàng trong kho, mỗi chủng loại điều tra 3 điểm.
- Dùng xiên mẫu để lấy thu mẫu từng điểm
- Tính mật độ chung của các loài trong từng loại kho theo các lớp thu mẫu - Tính mật độ tương đối của quần thể (Prl) một số loài mọt phổ biến
Prl = Số điểm điều tra có loài gây hại Tổng số điểm đã điều tra