Thí nghiệm đánh giá khả năng phòng trừ một số loài sâu mọt hại kho nông sản của một số chế phẩm EPF

Một phần của tài liệu Hiệu lực phòng trừ sâu mọt hại kho nông sản của một chế phẩm nấm ký sinh côn trùng (Trang 45 - 47)

nông sản của một số chế phẩm EPF

Thí nghiệm đánh giá phòng trừ được tiến hành theo phương pháp của Govindan Sheeba et al. (2000) [35]; Hendrawan Samodra và Yusof Ibrahim (2006) [37]. Mỗi loài sâu mọt được bố trí với các công thức thí nghiệm ứng với nồng độ bào tử của 3 chế phẩm nấm để xử lý sâu mọt. Mỗi công thức gồm 50 con mọt trưởng thành/100 g thức ăn tương ứng với mỗi loài mọt. Các thí nghiệm nhắc lại 3 lần. Thí nghiệm được tiến hành ở điều kiện nhiệt độ 28 ± 20C, độ ẩm 70 - 95%.

- Thí nghiệm 1: Đánh giá hiệu lực phòng trừ 4 loài mọt bao gồm: Mọt gạo

Sitophilus oryzae, mọt ngô Sitophilus zeamais, mọt thóc đỏ Tribolium castaneum, mọt khuẩn đen Alphitobius diaperianus bằng chế phẩm dạng dung dịch được tạo ra từ 2 loài nấm ký sinh côn trùng Beauveria amorphaBeauveria bassiana ở 2 nồng độ bào tử khác nhau, tương ứng là 2,5 x 106 và 3,8 x 107 bào tử/ml.

Thí nghiệm 2 nhân tố (chế phẩm nấm và nồng độ bào tử) được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với 2 chế phẩm được tạo ra từ hai loài nấm ký sinh côn trùng ở 2 mức nồng độ khác nhau. Thí nghiệm được bố trí 3 lần nhắc lại. Cụ thể các công thức được bố trí như sau:

+ Công thức 1.1: Chế phẩm nấm B. amorpha ở nồng độ 2,5 x 106 bào tử/ml. + Công thức 1.2: Chế phẩm nấm B. amorpha ở nồng độ 3,8 x 107 bào tử/ml. + Công thức 1.3: Chế phẩm nấm B. bassiana ở nồng độ 2,5 x 106 bào tử/ml. + Công thức 1.4: Chế phẩm nấm B. bassiana ở nồng độ 3,8 x 107 bào tử/ml. - Thí nghiệm 2: Đánh giá hiệu lực phòng trừ 4 loài mọt, bao gồm: Mọt gạo

Sitophilus oryzae, mọt ngô Sitophilus zeamais, mọt thóc đỏ Tribolium castaneum, mọt khuẩn đen Alphitobius diaperinus bằng chế phẩm dạng bột được tạo ra từ 3 loài nấm ký sinh côn trùng Beauveria amorpha, Beauveria bassiana

Paecilomyces sp1. ở 2 mức liều lượng khác nhau, tương ứng là 2,0g và 3,0g. Thí nghiệm 2 nhân tố (chế phẩm nấm và liều lượng chế phẩm nấm) được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với 3 chế phẩm được tạo ra từ ba loài nấm ký sinh côn trùng ở 2 mức liều lượng khác nhau. Thí nghiệm được bố trí 3 lần nhắc lại. Cụ thể các công thức được bố trí như sau:

+ Công thức 2.1: Chế phẩm nấm B. amorpha ở mức liều lượng 2,0g chế phẩm. + Công thức 2.2: Chế phẩm nấm B. amorpha ở mức liều lượng 3,0g chế phẩm. + Công thức 2.3: Chế phẩm nấm B. bassiana ở mức liều lượng 2,0g chế phẩm. + Công thức 2.4: Chế phẩm nấm B. bassiana ở mức liều lượng 3,0g chế phẩm. + Công thức 2.5: Chế phẩm nấm Paecilomyces sp1. ở mức liều lượng 2,0g chế phẩm. + Công thức 2.6: Chế phẩm nấm Paecilomyces sp1. ở mức liều lượng 3,0g chế phẩm.

Công thức đối chứng cho cả 2 thí nghiệm trên không xử lý chế phẩm và mọi điều kiện khác như số lượng mọt cho mỗi công thức và lượng thức ăn cho từng công thức giống với các công thức thí nghiệm.

Bào tử nấm theo các nồng độ, liều lượng tương ứng được trộn đều với thức ăn đã được xử lý với 0,1% Tween 80, lắc đều trong 10 phút bằng máy lắc.

Tỷ lệ chết của mọt được ghi lại theo định kỳ 5 ngày/1 lần trong thời gian 30 ngày và tất cả các con mọt bị chết được chuyển đi sau mỗi lần đếm.

Hiệu lực diệt sâu mọt của các chế phẩm nấm được tính theo công thức Abbott (1925): M (%) = {[(Ca - Ta)/Ca].100}. Trong đó, M là tỷ lệ chết của sâu mọt (%); Ca là số mọt sống ở công thức đối chứng sau thí nghiệm; Ta là số mọt sống ở công thức thí nghiệm sau thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Hiệu lực phòng trừ sâu mọt hại kho nông sản của một chế phẩm nấm ký sinh côn trùng (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w